Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kinh tế Việt Nam: Vượt “gió ngược” và đón kỳ tích trong năm 2023

Như Ngọc - Thùy Linh - 29/12/2022 | 21:29 (GTM + 7)

Trước những diễn biến khó lường và phức tạp của kinh tế thế giới và địa chính trị, đâu sẽ là chỉ dấu để kinh tế Việt Nam vượt “gió ngược” và đâu sẽ là thời điểm đón kỳ tích trong năm 2023?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tin trong nước và thế giới

Ảnh minh họa - baochinhphu.vn

Ảnh minh họa - baochinhphu.vn

# Thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV ước tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước; cả năm ước tăng 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm trước và đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. 

# Với việc Trung Quốc dần mở cửa trở lại, dự kiến, hầu hết hàng hóa XNK của Việt Nam dùng cho sản xuất, hoặc hàng hóa trung gian liên quan đến điện tử và may mặc sẽ được hưởng lợi. 

Còn với ngành dệt may, dù xác định năm 2023 sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng toàn ngành vẫn đặt mục tiêu kim ngạch XK tăng từ 1-4 tỷ USD. 

# Với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới. 

Và theo Bộ Xây dựng, từ nay đến năm 2025, nhu cầu vật liệu cần thay thế cát tự nhiên phục vụ các dự án rất lớn; dự kiến lên tới 100 triệu m3. 

# Ước tính tổng giá trị hàng hóa Tết tại Hà Nội đạt khoảng 39.500 tỷ đồng, tăng 15% so với kế hoạch phục vụ Tết năm ngoái. 

Còn ở TPHCN, các DN đã chuẩn bị hơn 30.000 tấn hàng hóa Tết, tăng 15-30% so với năm 2021. 

# Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết, dự kiến sẽ bổ sung đồng Nhân dân tệ vào Quỹ đầu tư quốc gia của nước này. 

Nga cũng cho biết, những dự báo tiêu cực của phương Tây đã không thành hiện thực, khi GDP của nước này chỉ sụt giảm 2% trong năm nay. 

# Theo Bloomberg, thị trường quốc tế đang cân nhắc những tác động khi Trung Quốc tái mở cửa, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có khả năng rơi vào suy thoái. 

Còn khu vực châu Âu được dự báo sẽ bước vào suy thoái – sau khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm trong hai quý liên tiếp. 

Kinh tế Việt Nam: Vượt “gió ngược” và đón kỳ tích trong năm 2023

Trước những diễn biến khó lường và phức tạp của kinh tế thế giới và địa chính trị, đâu sẽ là chỉ dấu để kinh tế Việt Nam vượt “gió ngược” và đâu sẽ là thời điểm đón kỳ tích trong năm 2023? Những cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp trong nước cần nắm bắt và đón đầu là gì? 

Ảnh minh họa vneconomy

Ảnh minh họa vneconomy

Dự báo mới nhất vào tháng 12 của các tổ chức thế giới đều nhận định tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ giảm dưới 7%. Theo Ngân hàng Thế giới, hai động lực của Việt Nam gồm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa chững lại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển nhấn mạnh Việt Nam đã kiểm soát và ổn định được hệ thống tài chính, kiểm soát tỷ giá và lạm phát. Kinh tế tài chính vĩ mô ổn định giúp doanh nghiệp phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài. Dự báo năm tới, chuyên gia kinh tế cho rằng:

"Lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý I và trở về ổn định vào cuối quý II/2023. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý III/2023. Xuất khẩu tiếp tục suy giảm trong quý I và quý II/2023 và sẽ phục hồi vào quý III/2023. Nền kinh tế nội địa sẽ bớt khó khăn từ quý II/2023 và sẽ có sự tăng trưởng tích cực từ quý III/2023 do hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ".

Phân tích kỹ hơn về nguyên nhân khiến tình hình xuất khẩu năm 2023 dự báo nhiều khó khăn, ông Trần Ngọc Liêm - Giám đốc VCCI TP.HCM cho hay, một số yếu tố như giảm cầu của thị trường thế giới, tỷ giá đồng ngoại tệ giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam. Ông Liêm kiến nghị, cần tận dụng các chương trình kích cầu nội địa và xúc tiến thương mại. Do Việt Nam là nền kinh tế mở, kim ngạch xuất nhập khẩu gấp đôi GDP, để bù đắp cho sự thiếu hụt từ giảm cầu xuất nhập khẩu, chúng ta cũng cần hướng tới thị trường nội địa bằng cách tăng cường tiếp thị quảng bá cho các hội chợ…:

"Nhà nước và doanh nghiệp cần quan tâm hơn về thị trường lao động. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong câu chuyện này. Ở góc độ vĩ mô, chính sách cần có dự báo tránh những chính sách giật cục, không kịp thời, không có tính thực tế, khả thi. Cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong năm 2023".

Còn theo ông Lâm Minh Chánh, chuyên gia Tài chính, Chủ tịch Học viện Kinh doanh & Tài chính BizUni, về vấn đề vốn năm tới đây, các doanh nghiệp muốn phát hành thêm cổ phiếu rất khó. Về phía ngân hàng, đến nay vẫn còn siết nhưng có thể nửa năm sau sẽ nhẹ nhàng hơn. Ông Chánh gợi mở:

"Về quản trị tài chính là bài toán cũ. Doanh nghiệp phải hết sức tiết kiệm, luôn phải có lương khô và quan trọng trong tài chính là giảm chi phí cố định, tăng chi phí biến động. Đơn cử như rủi ro đến từ dịch bệnh Covid-19, hay chiến tranh Nga-Ukraine, rủi ro lạm phát,... khi không bán hàng được thì chi phí cố định sẽ trở thành gánh nặng. Doanh nghiệp nên tập trung vào những gì mình có thể làm chuẩn nhất, còn lại là chuyển sang thuê mượn".

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thay đổi chính sách "zero Covid" để mở cửa nền kinh tế. Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA nhận định đây không còn là “cơn gió ngược” gây trở ngại cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu:

"Điều này cũng là tin vui cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu và thị trường bất động sản. Ngoài ra, trước các khó khăn của thị trường bất động sản, Ban chấp hành Trung ương đã có Nghị quyết 18 yêu cầu hết năm 2023 phải sửa đổi xong một số luật liên quan để đảm bảo đồng bộ, trong đó có luật Nhà ở, luật Đất đai, luật Kinh doanh bất động sản. Các luật này sẽ được thông qua trong cuối năm 2023 và có hiệu lực từ tháng 1.2024".

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2023, đòi hỏi chính sách tiền tệ và tài chính phải có sự phối hợp chặt chẽ. Đồng thời, hỗ trợ tài chính có mục tiêu trở nên cần thiết để hỗ trợ các DN và người lao động trong cơn suy thoái toàn cầu. Song song đó, thúc đẩy đầu tư công; lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp để có thể đương đầu với những cơn sóng ngược của năm 2023.

Thông tin chứng khoán

Ảnh minh họa tapchicongthuong

Ảnh minh họa tapchicongthuong

 # Đi ngang tiếp tục là diễn biến chính của thị trường trong phiên hôm nay. Tính chung, chỉ số VNIndex mất 6,37 điểm đóng cửa tại 1.009,29 điểm.

# Nhìn chung, các mã Bất động sản trong rổ VN30 hôm nay giữ được giá tốt. Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi từ câu chuyện đầu tư công cũng là nhóm diễn biến tốt hơn thị trường chung như HHV, DPG, LCG, PLC, KSB…

# Theo SSI Reseach, thanh khoản tiếp tục về mức thấp khi tiến gần ngày giao dịch cuối năm, GTGD khớp lệnh trên HOSE chỉ đạt 5,8 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại duy trì mua ròng, tuy nhiên GT mua ròng thu hẹp lại còn +138,6 tỷ đồng.

Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //