Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kiểm soát đốt rơm rạ: Cần những giải pháp thay thế bền vững

Phóng viên - 01/06/2021 | 6:21 (GTM + 7)

Hoạt động đốt rơm rạ vụ Đông Xuân 2020 đã làm phát sinh trên 163 tấn bụi PM2.5 và trên 23 nghìn tấn khí cac-bo-nic (CO2), là một trong những tác nhân làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội.

Mặc dù đốt rơm rạ đã giảm nhưng tại một số quận, huyện vẫn đang phải đối mặt với ô nhiễm cục bộ từ hoạt động đốt tự phát này. Các địa phương cần phải làm gì để tiến tới chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ theo Chỉ thị 15/2020 của thành phố Hà Nội?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đốt rơm rạ sát mặt đường quốc lộ 32, Phúc Thọ, Hà Nội. (Nguồn: Live and Learn)
Đốt rơm rạ sát mặt đường quốc lộ 32, Phúc Thọ, Hà Nội. (Nguồn: Live and Learn)

Những ngày cuối tháng 5/2021, đường dây nóng của Kênh VOVGT liên tục nhận được những phản ánh về tình trạng người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch ở địa bàn huyện Phúc Thọ đoạn giáp quốc lộ 32, huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hà Nội.

Còn theo dữ liệu của Mạng lưới không khí sạch PAM Air, chỉ số AQI tại xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức khoảng 18h tối 30/5 đã chuyển sang màu tím, không khí ở mức ô nhiễm nghiêm trọng. Chuyên gia tư vấn phát triển cộng đồng Nguyễn Văn Hiệu ghi nhận:

"Hiện nay bà con đang có hiện tượng đốt rơm rạ, trên địa bàn xã Tuy Lai và các xã xung quanh huyện Mỹ Đức, thường diễn ra buổi chiều hoặc sáng sớm của ngày hôm sau, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Một số nhà có trẻ nhỏ và đường hô hấp phải đóng kín cửa lại, mọi người tham gia giao thông cản trở tầm nhìn và bị cay mắt".

Theo chuyên gia môi trường Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, tình trạng đốt rơm rạ diễn ra phổ biến trong hai tuần đầu cuối tháng 5 đầu tháng 6, thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân và vào tháng 10, tháng 11, thời điểm thu hoạch vụ Hè Thu.

Đốt rơm rạ là quá trình đốt không kiểm soát và đốt không cháy hoàn toàn nên dễ phát sinh nhiều chất ô nhiễm không khí như bụi PM 2.5, PM 10, black cacbon, NOX ... ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính những người dân bản địa và cả những người dân sống ở những khu vực không có hiện tượng đốt rơm rạ:  

"Khi mà người ta đốt buổi chiều, khoảng 9-10 giờ tối, một số vùng của Hà Nội cách 20-30 km nồng độ bụi cao vọt. Rõ ràng việc đốt sẽ làm chất lượng không khí giảm. Bụi PM 2.5 có khả năng bay rất xa, theo các chiều gió, ảnh hưởng đến vùng đốt và ảnh hưởng đến vùng xung quanh".

Hội phụ nữ huyện Sóc Sơn, Hà Nội truyền thông, vận động người dân không đốt rơm rạ. (Nguồn: Hội phụ nữ huyện Sóc Sơn)
Hội phụ nữ huyện Sóc Sơn, Hà Nội truyền thông, vận động người dân không đốt rơm rạ. (Nguồn: Hội phụ nữ huyện Sóc Sơn)  

Một số chuyên gia y tế khuyến cáo, khói rơm rạ cũng được cho là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh liên quan đến hô hấp như phổi tắc nghẽn mãn tích, hen suyễn,…

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, tỷ lệ đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 giảm so với các năm trước, tập trung chủ yếu ở vụ Đông Xuân (dân làm phát sinh 163,34 tấn bụi PM 2.5 và 23.163 tấn CO2). Tỉ lệ này giảm mạnh ở vụ Hè Thu (phát sinh 95 tấn PM2.5 và hơn 13.500 tấn CO2)

Đối với vụ Đông Xuân, các quận, huyện Gia Lâm, Hoàng Mai, Thường Tín, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thanh Trì vẫn có tỷ lệ đốt rơm rạ ở mức cao ( từ 30-60%). Trong khi đó, ở vụ Hè Thu, huyện Hoài Đức có tỷ lệ đốt rơm rạ cao nhất, tiếp đến là các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa (khoảng 6,5%).

PGS.TS Hoàng Anh Lê, Trưởng Bộ môn Quản lý môi trường, khoa Môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên, chủ nhiệm một Dự án nghiên cứu về môi trường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động đốt rơm rạ với chất lượng không khí:

"Các chất ô nhiễm do đốt rơm rạ nếu so sánh vào quy chuẩn QCVN05 của Bộ Tài Nguyên môi trường đưa ra thì chưa vượt quy chuẩn. Nhưng nếu so sánh với khuyến nghị của tổ chức WHO thì lại vượt quá giá trị đó bởi vì nó chỉ là một hoạt động đơn lẻ nhưng đó là nguồn đóng góp chất ô nhiễm vào trong thời điểm nào đấy thì có thể làm gây sức ép về vấn đề chất lượng không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người".

Khói mù mịt từ hoạt động đốt rơm rạ tự phát của người dân 17h chiều ngày 24/5/2021 tại xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Nguồn: Văn Hiệu)
Khói mù mịt từ hoạt động đốt rơm rạ tự phát của người dân 17h chiều ngày 24/5/2021 tại xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Nguồn: Văn Hiệu)

Chuyên gia này cho biết thêm, nhóm nghiên cứu đã phối hợp với các nhà khoa học Anh chạy mô hình khuyếch tán khí quyển ADMS để tính hoạt động lan truyền ô nhiễm không khí do hoạt động đốt rơm rạ gây ra.

Theo đó, sau vụ Đông Xuân, các vùng ô nhiễm không khí chính tập trung ở phía Nam thành phố Hà Nội bao gồm thị trấn Đại Nghĩa huyện Mỹ Đức, thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hòa, xã Kim Bài huyện Thanh Oai và địa bàn huyện Sóc Sơn, trong đó có sân bay Nội Bài. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định, khối ô nhiễm do đốt rơm tự phát di chuyển từ vùng đốt nhiều sang vùng đốt ít.

Huyện Đan Phượng hiện chỉ còn khoảng 500 héc-ta diện tích trồng lúa, tỷ lệ đốt rơm rạ đã giảm, song một vài xã vẫn còn tiếp diễn hoạt động đốt tự phát.

Ngay từ đầu tháng 4 năm nay, Hội nông dân huyện Đan Phượng đã tập trung tuyên truyền cho các hộ gia đình, tổ chức ký cam kết thực hiện mô hình Cánh đồng hạn chế đốt rơm rạ. Ông Thiều Văn Son, Hội trưởng Hội nông dân huyện Đan Phương cho biết:

"Chúng tôi xây dựng kế hoạch và năm nay chọn 4 xã, nơi bà con vẫn hay đốt để hỗ trợ chế phẩm để bà con làm. Cái này đã triển khai ở Thượng Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Tân Lập".

Bên cạnh giải pháp sử dụng chế phẩm để phân hủy rơm rạ, Hội Nông dân huyện Đan Phượng còn giới thiệu cho bà con những biện pháp khác để giải quyết lượng rơm rạ tồn tại sau thu hoạch như trồng nấm, hay làm phân bón trồng bưởi, và quyết tâm thực hiện mục tiêu không còn tình trạng đốt rơm rạ vào cuối năm 2021.

Người dân đốt đồng chiều ngày 30/5/2021 tại huyện Mê Linh, Hà Nội
Người dân đốt đồng chiều ngày 30/5/2021 tại huyện Mê Linh, Hà Nội

Hoạt động đốt rơm rạ tự phát làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Ngăn chặn và kiểm soát tình trạng này, không thể chỉ bằng những mệnh lệnh hành chính mà cần những giải pháp thay thế hiệu quả, bền vững.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận có nhan đề: Rơm rạ, yếu tố cần thiết của kinh tế tuần hoàn

Năm 2020, toàn thành phố phát sinh 384 nghìn tấn rơm rạ trong vụ Đông Xuân và 266 nghìn tấn trong vụ Hè Thu (vụ mùa). Tỷ lệ đốt rơm rạ trong vụ Đông Xuân đã giảm hơn một nửa, xuống mức 20% so với tỷ lệ 44% vào năm 2019 và 2015.

Đây là kết quả rất đáng ghi nhận bởi sự nỗ lực của Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong việc đề xuất ban hành chỉ thị cấm đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải rắn sinh hoạt, cũng như sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương khi thực hiện chỉ thị này.

Tuy nhiên, mặc dù giảm nhưng hoạt động đốt rơm rạ tự phát vẫn đang tiếp diễn ngay trong thời điểm hiện nay, thậm chí diễn ra mạnh mẽ ở một số khu vực gây tình trạng ô nhiễm không khí cục bộ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và gây lãng phí nguồn tài nguyên không nhỏ.

Sở dĩ, hoạt động đốt đồng vẫn được bà con nông dân sử dụng là do đây được coi là giải pháp rẻ tiền và có thể giải phóng được khối lượng rơm rạ lớn, trong thời gian ngắn để bà con kịp cho vụ mới.

Trong khi đó, các giải pháp khác đưa ra chưa thuận lợi với người dân, hoặc chưa phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghệ của bà con. 

Để ngăn chặn và tiến tới kiểm soát tính trạng đốt rơm rạ, các địa phương cần làm gì?

Hội nông dân huyện Đan Phượng tuyên truyền và ký cam kết với các hộ nông dân không đốt rơm rạ vào tháng 5/2021 (Nguồn: Hội nông dân huyện Đan Phượng)
Hội nông dân huyện Đan Phượng tuyên truyền và ký cam kết với các hộ nông dân không đốt rơm rạ vào tháng 5/2021 (Nguồn: Hội nông dân huyện Đan Phượng)

Trước hết, là cần sự thay đổi tư duy của các cơ quan chức năng, nhà quản lý môi trường về vai trò của rơm rạ.

Hoạt động đốt rơm rạ tự phát là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhưng nếu được đốt có kiểm soát, kiểm soát được các chất ô nhiễm phát sinh, còn có thể tận dụng nhiệt lượng và tro để quay trở lại phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Rơm rạ là phần phụ phẩm của hoạt động nông nghiệp nhưng không phải là phế thải mà cần coi đó là nguồn tài nguyên. Nếu biết cách sử dụng hiệu quả rơm rạ, vừa có thể biến rơm rạ thành nguồn nguyên liệu mới như làm phân bón hữu cơ, phân bón nhả chậm, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hay trồng nấm…

Khi đó, nó sẽ trở thành một yếu tố quan trọng của vòng kinh tế tuần hoàn, mang lại sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp nước nhà. 

Điển hỉnh như mô hình thu gom, ép rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi gia súc ở một số địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, hay mô hình xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ ở huyện Sóc Sơn, mô hình trồng nấm ở Đông Anh, tấp ủ gốc cây ở huyện Đan Phượng, Hà Nội …

Chỉ khi nhận thức được vai trò, ý nghĩa của rơm rạ, chính quyền địa phương mới có thể dành sự quan tâm, tập trung nguồn lực cho các biện pháp xử lý rơm rạ thay thế bền vững.

Kết quả mô phỏng lan truyền bụi mịn trung bình ngày (24h) từ nguồn đốt rơm rạ trên địa bàn TPHN, vụ mùa năm 2020 bằng mô hình khuếch tán ADMS. (Nguồn: Dự án nghiên cứu ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Kết quả mô phỏng lan truyền bụi mịn trung bình ngày (24h) từ nguồn đốt rơm rạ trên địa bàn TPHN, vụ mùa năm 2020 bằng mô hình khuếch tán ADMS. (Nguồn: Dự án nghiên cứu ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội)

Ngoài việc tập huấn, hướng dẫn bà con về các kỹ thuật xử lý rơm rạ phù hợp với trình độ, nhận thức của người nông dân, các địa phương cũng cần thành lập Quỹ hỗ trợ kinh phí mua các chế phẩm thực hiện các giải pháp xử lý rơm rạ mới, để bà con yên tâm thực hiện. 

Ngoài ra, việc tạo ra các đầu mối thu mua các sản phẩm đầu ra từ hoạt động trồng nấm, phân bón sản xuất từ rơm rạ, cũng là cách tạo nguồn thu nhập ổn định, cho bà con thấy được lợi ích so sánh so với hoạt động đốt tự phát.

Tùy vào điều kiện của từng quận, huyện, Phòng Tài Nguyên và môi trường, phối hợp với Phòng kinh tế của mỗi địa phương lựa chọn những giải pháp thay thế phù hợp, không nên áp dụng cứng nhắc, đại trà cho tất cả các quận, huyện .

Song song với đó, thành phố cũng cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để từng bước thay đổi nhận thức của người dân về tác hại của hoạt động đốt rơm rạ đối với sức khỏe và môi trường.

Đồng thời, khuyến khích các địa phương thực hiện kiểm soát và giám sát hoạt động đốt rơm rạ lẫn nhau, tiến tới thực hiện mục tiêu Thành phố không đốt rơm rạ mà chỉ thị 15 thành phố đã đưa ra. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

// //