Không có chuyện găm hàng xăng dầu trên địa bàn TP.HCM
Phóng viên - 10/02/2022 | 21:13 (GTM + 7)
Hiện TP.HCM chỉ có 2 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động, 7 cửa hàng khác thiếu xăng RON 95 để bán nhưng không phải lý do găm hàng…
Có 2 cửa hàng kinh doanh xăng dầu ngưng hoạt động
Theo Sở Công thương TP.HCM, hiện 548 cửa hàng xăng dầu tại thành phố gần như hoạt động bình thường
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Nguyên Phương (Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM) tại cuộc họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM chiều nay (10/2). Ông Phương thừa nhận có một số khó khăn nhưng khẳng định không có tình trạng găm hàng xăng dầu tại TP.HCM.
“Hiện 548 cửa hàng xăng dầu tại thành phố gần như hoạt động bình thường, chỉ có 2 cửa hàng tạm ngưng hoạt động, 1 cái là do đang sửa chữa hệ thống PCCC, 1 cái là hết thời hiệu của giấy phép kinh doanh và đang làm lại thủ tục.
Cập nhật thông tin mới nhất, chiều nay, cơ quan Quản lý Thị trường đi kiểm tra, rà soát thì có 7 cửa hàng đang thiếu hàng xăng 95. Thì chúng tôi sẽ kiểm tra ngay lập tức để xem là cái đơn vị mà cung ứng xăng cho các cửa hàng này, xem là lý do gì họ không cung ứng, và chúng tôi sẽ có đề xuất xử lý nếu mà có các sai phạm” ông Phương thông tin thêm.
Vừa qua, Bộ Công Thương đã họp với các đơn vị kinh doanh xăng dầu và chỉ đạo nếu phát hiện găm hàng sẽ yêu cầu xử lý, rút giấy phép. Sở cũng đã triển khai kiểm tra, rà soát dự trữ xăng dầu. Các đơn vị theo quy định đều đáp ứng dự trữ lượng hàng 30 ngày. Petrolimex còn có mức dự trữ lên đến 45-60 ngày một số mặt hàng.
Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Thanh tra Sở Công Thương TP.HCM đã có kế hoạch tổ chức kiểm tra hoạt động của ngành, trong đó có xăng dầu từ đầu tháng 3. Tuy nhiên, trước tình hình này, từ 11/2, Sở công thương sẽ triển khai công tác kiểm tra và nhắc nhở.
Hơn 96% lao động trở lại TP.HCM làm việc sau Tết
Ghi nhận hơn 1.000 công nhân mắc Covid-19 khi quay trở lại làm việc sau tết nhưng tất cả các trường hợp đều nhẹ, không nguy hiểm
Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM) cho biết, đến hết sáng 10/2, tỷ lệ lao động quay lại TP.HCM làm việc sau Tết trên địa bàn chiếm 96% (khoảng hơn 1,9 triệu người).
Trong đó, Khu chế xuất, khu công nghiệp là 262.000/273.000 người, Khu công nghệ cao là 49.700/51.767 người. Còn với doanh nghiệp ngoài Khu công nghiệp là hơn 1,6 triệu người đã quay trở lại làm việc. Sở dự báo sau 13/2, lao động quay lại làm việc tương đối đầy đủ.
“Đây là tín hiệu rất tốt. Dự kiến, nhu cầu lao động sau Tết tại TP.HCM khoảng 30.000 người. Theo thống kê của hệ thống dịch vụ, việc làm, các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao là kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin, dệt may, da giày, lương thực thực phẩm, thủy sản, cơ khí chế tạo… Mức lương trên 6 triệu đồng với lao động không cần trình độ chuyên môn và 8 đến hơn 10 triệu đồng cho người có tay nghề..” ông Lâm chia sẻ.
Còn theo Trần Đoàn Trung (Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động TP.HCM), cho biết số tiền chăm lo Tết cho người lao động trong năm nay cao hơn 1,5 lần so với các năm trước. Lượng lao động trở lại làm việc từ 5/2 đến 9/2 đạt tỷ lệ cao hơn khá nhiều so với các năm. Các năm trước, tính đến 10-15/2 chỉ khoảng 70-80% lao động trở lại làm việc sau Tết, năm nay là 96 %.
“Sau Tết, Liên đoàn ghi nhận hơn 1.000 công nhân mắc Covid-19 khi quay trở lại làm việc. Đây đều là các trường hợp nhẹ, không nguy hiểm. Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3 đạt trên 86%; riêng KCN thì đạt trên 96%. Liên đoàn đang phối hợp với các bệnh viện, hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh để đảm bảo sức khỏe lao động.’’ ông Trung khẳng định.
Sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ý thức tham gia giao của người dân đã được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, thực tế tham gia giao thông hàng ngày vẫn có nhiều trường hợp người dân không chấp hành hoặc cố tình không tuân thủ luật giao thông đường bộ.
Trước những thông báo của người dân về vấn đề vi phạm trật tự an toàn giao thông của các nhóm “quái xế” trong những ngày qua. Lực lượng CSGT (Công an TP.Hà Nội) đã liên tục tăng cường các lực lượng, triển khai nhiều biện pháp kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm này để đảm bảo ATGT, ANTT cho người dân.
Vừa qua, VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh của người dân về tình trạng các hàng quán chiếm dụng đường đi dạo ven hồ Tây để làm nơi kinh doanh, để xe cho khách hàng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 24 năm 2025 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó quy định rõ việc sử dụng thông tin cá nhân trong các giao dịch và tăng nặng mức xử phạt nếu để lộ thông tin.
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Dự báo đến năm 2030, Việt Nam có khoảng 18 triệu người từ 60 tuổi, tăng gần 4 triệu người so với năm 2024, ảnh hưởng đến cơ cấu lao động và làm gia tăng gánh nặng về chi phí y tế.