Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Indonesia: Giấc mơ giảm tải ách tắc giao thông với tàu điện đô thị MRT

Phóng viên - 25/03/2019 | 0:00 (GTM + 7)

Thủ đô Jakarta của Indonesia khai trương hệ thống tàu điện đô thị MRT đầu tiên trong dự án giao thông vận tải lớn, được đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng ách tắc giao thông nghiêm trọng tại đây.

Tổng thống Joko Widodo tại trạm MRT Istora-Mandiri S ngày 24/3 (Ảnh: Bloomberg)

Thủ đô Jakarta của Indonesia là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, với hơn 10 triệu cư dân, hàng ngày hàng triệu người đi từ vùng ngoại ô vào trung tâm và đang nằm trong số 10 thành phố có tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng nhất thế giới.

Mặc dù chính quyền thành phố cũng đã áp dụng không ít giải pháp để giảm tình trạng ách tắc giao thông, tuy nhiên lại không mang lại kết quả như mong đợi và cứ thế tắc đường có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày tại thủ đô Jakarta.

Với tình trạng tắc đường xảy ra hàng ngày như vậy, người dân Indonesia nói chung cũng như thủ đô Jakarta nói riêng rất hào hứng với việc chính quyền đưa hệ thống tàu điện MRT vào hoạt động để đi lại hàng ngày. Có thể thấy đây là một bước trong nỗ lực giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông tại một trong những thành phố đông đúc nhất tại Đông Nam Á.

Được biết, giá của mỗi lượt đi MRT rơi vào khoảng 10.000 Rupiah (khoảng 16.000 VNĐ).

MRT đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng ách tắc giao thông ở Jakarta (Ảnh: TTXVN)

Trong sáng 25/3,  tuyến tàu điện đô thị MRT đầu tiên của Indonesia đã bắt đầu đi vào hoạt động. Ông Joko Widodo – Tổng thống Indonesia, người từng khởi động dự án vào năm 2013 cũng có mặt trong buổi giới thiệu chuyến tàu đầu tiên này. Mục tiêu của ông chính là làm giảm vấn đề ách tắc giao thông đang khiến cho Indonesia thiệt hại kinh tế hơn 5 tỷ USD mỗi năm.

Tuyến MRT dài 16km – kết nối 2 đầu Bắc và Nam của thủ đô Jakarta được kỳ vọng sẽ giúp giảm đang kể thời gian đi lại, đặc biệt vào giờ cao điểm của người dân Jakarta. Hiện tại, vé tàu được miễn phí trong tuần đầu tiên hệ thống MRT hoạt động.

Hệ thống tuyến số 1 bao gồm các đoạn đường ngầm và đường trên cao với 13 nhà ga, 1 điểm trung chuyển; trong đó có 6 ga ngầm, 6 ga trên cao và một trạm tập kết, bảo trì, sửa chữa tàu.

Tuyến đường dài 16km bắt đầu từ vòng xoay trung tâm thành phố, khách sạn Indonesia đến điểm dừng cuối là Lebak Bulus, phía Nam thủ đô (Đây là tuyến giao thông huyết mạch của thủ đô Jakarta và hay xảy ra ùn tắc do mật độ các phương tiện dày đặc).

Dự án được khởi công xây dựng từ năm 2013 với tổng nguồn vốn đầu tư cho tuyến số 1 là 17.000 tỉ Rupiah (khoảng 1,2 tỉ USD), trong đó 1 tỉ USD từ nguồn vốn vay của Nhật Bản (MRT của Jakarta do Indonesia cùng Nhật Bản hợp tác xây dựng).

Đây là tuyến hành trình trong giai đoạn 1 của hệ thống nói từ trung tâm thành phố đến phía Nam với khoảng thời gian 30 phút, thay vì mất 1,5h di chuyển bằng phương tiện cá nhân hay mất 2,5 – 3h trong khung giờ cao điểm.

Tuyến thứ 2 của hệ thống tàu điện ngầm đang được bắt đầu khởi công ngày 24/3 vừa qua và dự định hoàn tất trong năm 2024.

Dự kiến, trong năm đầu hoạt động, MRT Jakarta sẽ vận chuyển 65.000 hành khách/ ngày, với con số này sẽ giảm đáng kể lưu lượng người tham gia giao thông bằng các phương tiện khác.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.

// //