Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội: Hơn 13.000 tỷ giải phóng mặt bằng, tái định cư đường Vành đai 4

Lê Tùng - 20/02/2023 | 14:01 (GTM + 7)

UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1 - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, với tổng mức đầu tư là 13.362 tỷ đồng.

Phối cảnh Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Phối cảnh Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1 - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành (đường đô thị), hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia địa phận TP. Hà Nội, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Chủ đầu tư tổng thể Dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội, đồng thời làm chủ đầu tư thực hiện hạng mục di chuyển công trình điện cao thế từ 110kV - 500kV; chủ đầu tư các dự án thành phần hạng mục xây dựng các khu Tái định cư là UBND các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, tương ứng với các khu tái định cư trên địa bàn các huyện.

Việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn 7 quận, huyện của TP. Hà Nội gồm: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín với tổng diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Vành đai 4 và đất hành lang dự trữ đường sắt Quốc gia là khoảng 812,07 ha, gồm: diện tích trong chỉ giới khoảng 796,77 ha; diện tích ngoài chỉ giới phục vụ hoàn trả kênh mương nội đồng, hoàn trả hệ thống điện cao thế, vuốt nối đường giao thông hiện hữu…: khoảng 15,30 ha; và diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng các khu tái định cư là khoảng 39,28 ha (tương ứng với 13 khu tái định cư trên địa bàn 5 huyện: Mê Linh; Đan Phượng; Hoài Đức; Thanh Oai; Thường Tín).

Bên cạnh đó, Dự án cũng cải tạo, di chuyển 1 đoạn tuyến thuộc khoảng cột số 82-83 đường dây 500 kV mạch kép Thường Tín - Phố Nối, chiều dài tuyến khoảng néo cải tạo khoảng 2,13 km thuộc địa bàn xã Vân Tảo - Thường Tín; cải tạo, di chuyển 9 đoạn tuyến đường dây 220 kV trên địa bàn các xã Tân Dân - Sóc Sơn, xã Kim Hoa - Mê Linh, xã Đông La - Hoài Đức, xã Nhị Khê, Văn Bình, Ninh Sở - Thường Tín và phường Yên Nghĩa, Phú Lãm - Hà Đông, tổng chiều dài tuyến khoảng néo cải tạo khoảng 20,02km; cải tạo, di chuyển 6 đoạn tuyến đường dây 110 kV trên địa bàn các xã Thanh Lâm - Mê Linh, xã Đức Thượng, An Thượng - Hoài Đức, xã Văn Bình - Thường Tín và phường Phú Lãm - Hà Đông, tổng chiều dài tuyến khoảng néo cải tạo khoảng 8,45 km.

Empty

Dự án được chia thành các dự án thành phần hạng mục như: Xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Mê Linh (tương ứng với 3 dự án xây dựng khu tái định cư tại 3 xã: Văn Khê; Đại Thịnh và Chu Phan); xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Đan Phượng (tương ứng với 2 dự án xây dựng khu tái định cư tại 2 xã: Hạ Mỗ và Hồng Hà); xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Hoài Đức (tương ứng với 2 dự án xây dựng khu tái định cư tại 2 xã: Đức Thượng và Đông La); xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Thanh Oai (tương ứng với 2 dự án xây dựng khu tái định cư tại 2 xã : Cự Khê và Tam Hưng); xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Thường Tín (tương ứng với 4 dự án xây dựng khu tái định cư tại 4 xã: Khánh Hà ; Văn Bình ; Hồng Vân và Vân Tảo).

Tổng mức đầu tư Dự án thành phần 1.1 là 13.362 tỷ đồng bằng nguồn vốn Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 11.252,58 tỷ đồng; di chuyển điện cao thế từ 110 kV - 500 kV là 530,02 tỷ đồng; xây dựng các khu tái định cư là 960,87 tỷ đồng; chi phí lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư tổng thể là 7,58 tỷ đồng; các chi phí khác liên quan của dự án đầu tư tổng thể là 611,19 tỷ đồng.

Thời gian chuẩn bị, thực hiện Dự án từ năm 2022 đến năm 2024. Cụ thể, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023 và thực hiện xong toàn bộ Dự án thành phần 1.1 trong năm 2024.

Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 7 dự án thành phần, trong đó 3 dự án thực hiện giải phóng mặt bằng theo hình thức đầu tư công, 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP.

Tổng chiều dài Dự án khoảng 112,8 km gồm: 103,1km đường vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long. Dự án sẽ giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh với chiều rộng từ 90m - 135 m; thực hiện đầu tư phân kỳ đường cao tốc với quy mô 4/6 làn xe, hạn chế tốc độ 80km/h với chiều rộng 17 m với 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh và các lối ra vào đường cao tốc đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả. Đầu tư phân kỳ đường song hành (không liên tục) với quy mô mỗi bên rộng 12m.

 

Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //