Sáng nay (17/5), vào khoảng 5h20’ đã xảy một vụ cháy tại nhà dân số 44 ngõ 125 Vĩnh Phúc, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
Ngay sau khi nhận được tin báo lực lượng Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất 2 xe chữa cháy; Công an quận Đống Đa xuất 2 xe chữa cháy tới hiện trường.
Chỉ sau khoảng 8 phút đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.
Bên trong ngôi nhà bị cháy. Ảnh lực lượng chức năng cung cấp.
Theo thông tin từ lực lượng chức năng, ngôi nhà bị cháy có diện tích 42m2, nhà 3 tầng 1 tum.
Tại thời điểm xảy ra cháy nhà có 5 người gồm:
Anh Đ.N.Q (SN 1984) vợ là chị B.T.T (1983) và hai con sinh năm 2008-2011; bà V.T.N (SN 1948) mẹ của anh Đ.N.Q. Hộ gia dình kinh doanh quần áo.
Điểm cháy được xác định xuất phát từ tầng 1 ở khu vực bếp. Ngay sau khi phát hiện cháy, anh Đ.N.Q đã đưa các thành viên gia đình treo nhà bên cạnh từ lối ban công tầng 3. Qua đó không gây thiệt hại về người.
Qua vụ việc trên, Trung tá Nguyễn Hùng An – Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an quận Ba Đình, Hà Nội khuyến cáo, đối với nhà ống liền kề nên có phương án bố trí lối thoát nạn thứ 2. Đồng thời nên tự trang bị phương tiện chữa cháy trong gia đình như bình chữa cháy, nguồn nước hoặc mặt nạ chống độc. Đặc biệt, với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp kinh doanh chúng ta nên lắp thiết bị cảnh báo cháy sớm.
Được biết, mới đây, UBND phường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) đã hoàn tất 24 buổi tuyên truyền tại 24 tổ dân phố về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và xây dựng mô hình liên gia PCCC.
Mô hình mà UBND phường Vĩnh Phúc triển khai và đưa vào hoạt động đồng bộ theo chỉ tiêu của Bộ Công an (hoàn thành trước ngày 1/6/2023) là tổ liên gia an toàn PCCC và điểm chữa cháy công cộng.
Tổ liên gia an toàn PCC có đối tượng là người dân sinh sống, làm việc tại các hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Được, trang bị phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH. Các phương tiện phải để nơi quy định (dễ thấy, dễ lấy), có hệ thống nút ấn, thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng.
Còn về mô hình điểm chữa cháy công cộng, được đặt tại các ngõ, hẻm sâu tập trung nhiều nhà có chiều sâu 50m trở lên, xe chữa cháy không tiếp cận được. Tiêu chí của mô hình là bố trí các điểm chữa cháy thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện để chữa cháy, CNCH mà không cản trở lối đi lại, có biển thông báo và có quy định rõ ràng về quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH tại các điểm chữa cháy công cộng./.
Sau 7 năm lẩn trốn vì tội giết người, đối tượng Đỗ Duy Hằng (SN 1984, ở Gia Lâm, Hà Nội) đã bị Thủy đoàn I (Cục CSGT) và Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ trên bè tại bãi giữa sông Hồng vào chiều 31/5. Đây là kẻ giết người đã bị Công an huyện Gia Lâm khởi tố từ năm 2017.
Mới đây, Sở GTVT TP.HCM có văn bản lấy ý kiến các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan về đề xuất cấm xe khách giường nằm lưu thông vào nội đô 24/24h, qua đó có cơ sở báo cáo UBND thành phố phê duyệt chủ trương thực hiện.
Năm 2023 là tròn 20 năm kể từ ngày Hà Nội công bố Quyết định số 165 phê duyệt quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng định hướng đến năm 2020.
Từ ngày 3/6, Sở GTVT Hà Nội sẽ thực hiện điều chỉnh giao thông tại 2 nút giao quan trọng là cầu Định Công (quận Hoàng Mai) và Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Văn Khê (quận Hà Đông) nhằm giảm ùn tắc và tăng an toàn cho người tham gia giao thông.
Ngăn chặn các trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn cần kết hợp nhiều giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và bản thân những người tham gia giao thông.
Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu kinh doanh đơn hàng “bom”. Đây là sản phẩm được người bán quảng cáo là gom ngẫu nhiên các đơn hàng bị hủy, hoàn lại do người mua không nhận.
TP.HCM đang lấy ý kiến về việc điều chỉnh nâng thời gian cấm xe khách giường nằm lưu thông vào nội đô từ 6h – 22h lên 24/24h, nhằm xử lý quyết liệt hơn tình trạng “xe dù, bến cóc” bấy lâu nay. Đề xuất mới này sẽ tác động thế nào đến hoạt động kinh doanh chở khách của doanh nghiệp?