Vì sao nhiều người chìm trong nợ nần sau khi mua ô tô
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Hơn một năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại công ty Plasdene Glass-Pak, đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm hộp thủy tinh và nhựa có trụ sở tại Tây Sydney, Australia đang từng bước khởi sắc trở lại.
Tuy nhiên, bà Jayne Pearson, Tổng giám đốc Plasdene Glass-Pak cho biết, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng phi mã trong năm qua, là vấn đề khiến công ty cảm thấy lo lắng và gặp rất nhiều khó khăn: “Giá cước vận chuyển container tăng khoảng 20-50% trong năm qua tùy từng khu vực, điều đó khiến chúng tôi phải gánh thêm hàng trăm nghìn USD chi phí. Chúng tôi chưa biết liệu có thể duy trì tình trạng này trong bao lâu. Vì vậy, nhiều khả năng công ty sẽ phải tăng giá bán sản phẩm trong năm nay. Mặc dù đó là mức tăng mà chúng tôi vẫn phải bù lỗ”.
Bà Pearson cho biết thêm, nhiều khách hàng cũng đang phải trả cước phí vận chuyển rất cao trên một số tuyến đường biển, đặc biệt từ Trung Quốc tới Vương quốc Anh: “Các chủ hàng đang phải chứng kiến mức tăng hơn 840% khi vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tới Anh. Con số này tăng từ 1.500 USD lên gần 15.000 USD”
Số liệu của Shipping Australia và Mizzen Group cho thấy, tính đến hết tháng 5/2021, chi phí vận chuyển một container 20 feet từ Australia đến Trung Quốc tăng 40%, lên gần 1.500 USD.
Còn theo dữ liệu của Drewry Supply Chain Advisors, tuyến đường thương mại đắt đỏ nhất thế giới hiện nay là từ Thượng Hải tới Rotterdam (Hà Lan), với giá vận chuyển một container 40 feet đạt kỷ lục gần 10.500 USD tăng hơn 500% so với mức trung bình 5 năm qua.
Ông Paul Zalai thuộc Liên minh thương mại và Vận tải Australia cho biết, sự chậm trễ và chi phí vận chuyển tăng cao khiến các doanh nghiệp Australia thiệt hại hàng tỷ USD: “Một nhà xuất khẩu lớn của chúng tôi rất vui mừng vì có một vụ mùa bội thu với gần 20.000 tấn hạt đậu gà. Tuy nhiên, họ không thể tìm được bất kỳ con tàu vận chuyển nào để có thể tiếp cận thị trường nước ngoài. Theo tôi cuộc khủng hoảng container là một thách thức lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu”
Do 80% lượng hàng hóa của thế giới, từ cà phê, đường… tới đồ nội thất, linh kiện ô tô được vận chuyển bằng đường biển, nên việc tăng cước phí container sẽ khiến giá hàng hóa tăng cao. Điều này làm dấy lên nỗi lo lạm phát trên thị trường toàn cầu.
Theo các chuyên gia, giá cước vận chuyển cao ngất ngưởng khiến nhiều chủ hàng phải đối mặt với hai lựa chọn, hoặc chấp nhận trả giá cước cao sau đó chuyển chi phí này cho khách hàng, hoặc rút khỏi các thị trường nước ngoài.
Ở chiều ngược lại, các công ty vận tải biển cho biết, họ đang cố gắng hết sức để giảm thiểu tác động của tình trạng tắc nghẽn tại cảng, như thay đổi lộ trình hay bỏ qua một số cảng trung chuyển. Tuy nhiên, theo ông Melwyn Noronha, Giám đốc điều hành hãng vận tải biển Shipping Australia, nhu cầu vận chuyển hàng hóa khổng lồ cùng hàng loạt phụ phí gia tăng khiến chi phí vận hành một tàu chở hàng lên tới 92.000 USD mỗi ngày, chưa bao gồm phí nhiên liệu: “Ùn ứ container rỗng trên khắp thế giới bởi tắc nghẽn tại các bến cảng, do vậy tôi cho rằng giải quyết vấn đề tắc nghẽn cảng cần được xem xét hết sức cẩn trọng. Bên cạnh đó, dịch vụ hậu cần đường bộ cũng là vấn đề chúng ta cần phải nghiên cứu để phối hợp cùng nhau tốt hơn”.
Đồng quan điểm trên, ông Alan Murphy, người đứng đầu công ty tư vấn vận tải biển Sea Intelligence cho biết, về cơ bản doanh nghiệp này sắp hết tàu và các container rỗng. Đang có sự thiếu hụt lớn container rỗng vì chúng ở sai vị trí hoặc mắc kẹt tại các cảng và không thể bốc hàng ở châu Á.
Còn theo ông Didier Rabattu, Giám đốc đầu tư Công ty quản lý tài chính Lombard Odier, đại dịch COVID-19 khiến vận tải đường biển thế giới tê liệt trong giai đoạn đầu, dẫn đến ‘sự sụt giảm nhu cầu chưa từng có’. Việc gián đoạn hoạt động xếp dỡ hàng hóa do lao động tại cảng nhiễm bệnh hay bị hạn chế đi lại trong mùa dịch càng làm tình hình thiếu hụt container thêm trầm trọng.
Chia sẻ với AFP, ông Jean-Marc Lacave, Giám đốc điều hành Cơ quan phụ trách dịch vụ hàng hải Pháp nhận định, tình hình khó có thể trở lại bình thường trước quý I năm 2022, do nhu cầu vận chuyển vượt xa công suất các hãng tàu. Tuy nhiên, ông Lacave cũng trấn an các chủ hàng rằng, mức giá vận tải đường biển hiện tại ‘đã ở đỉnh của đường cong’ và sẽ không tăng tiếp trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, cước phí vận tải biển tăng đột biến tới cả chục lần trong gần 2 năm qua, khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao đao khi hàng ùn ứ, chi phí sản xuất đội lên cao và đặc biệt khó khăn trong việc đặt thuê tàu và tìm container rỗng để đóng hàng.
Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng tỉnh Tiền Giang, đơn vị xuất khẩu thủy sản tới 90 quốc gia và vùng lãnh thể trên thế giới, cho biết: “Một container 40 feet đi Châu Âu, đi Mỹ lúc trước gần 2.000 USD bây giờ là 10.000-12.000 USD/container. Hiện nay khó trăm bề, hàng hóa xuất không được, xuất thì lỗ, nhưng có những cái lỗ cũng phải xuất bởi vì phải giữ khách hàng, giữ thị trường".
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trước tình trạng giá cước vận tải biển leo thang, Cục đã thành lập tổ công tác liên ngành tiến hành kiểm tra việc niêm yết giá và các loại phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển.
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Thời gian vừa qua, sau khi UBND phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã gỡ bỏ nhiều barie chặn xe máy ở một số ngõ trên đường Nguyễn Trãi, thông với phố Thượng Đình, nhiều xe lại chạy vào ngõ rồi cắt ngang đường lớn để lên cầu vượt Ngã Tư Sở.
Thứ nhất, quyền lợi người đang ở đấy là người dân, nếu không rõ ràng, nhất quán thì họ không tham gia. Thứ hai, nhà nước bỏ công sức, duy trì quản lý, người quản lý phải có điều chỉnh cơ chế chính sách sát thực tế hơn.
Quan điểm của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng xác đinh Tự chủ về vốn đầu tư và quyết tâm được chuyển giao, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao là những quyết sách rất đúng đắn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải làm sao để có thể được thực hiện điều này.
Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...
Sau gần 8 năm đưa vào vận hành, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường cục bộ tại một số vị trí, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Sáng ngày 15/12, tại Hà Nội, Cục CSGT tổ chức buổi lễ ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu xuân 2025. Thời gian thực hiện cao điểm tử ngày 15/12/2024 - 14/2/2025.