Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo trên tay: Thu gọn đầu mối nhưng cần sự thống nhất của hệ thống thanh tra

Phóng viên - 25/05/2021 | 14:59 (GTM + 7)

Sau 10 năm thi hành, Luật thanh tra đã bộc lộ những điểm hạn chế và những lỗ hổng; có sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật hiện hành.

Dự thảo Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi gồm 10 chương,131 Điều, gồm: những quy định chung; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra  trong hệ thống hành chính nhà nước; Tổ chức, hoạt động thanh tra trong các cơ quan khác; Thanh tra viên; hoạt động thanh tra…

Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra của các cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan khác của nhà nước. 

Về nguyên tắc hoạt động thanh tra, Điều 4 dự thảo Luật quy định, phải bảo đảm các nguyên tắc:dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác; Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời không trùng lặp về nội dung, phạm vi giữa các cơ quan thanh tra và giữa Cơ quan thanh tra với Cơ quan kiểm toán.

Để phân định hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra, Điều 9 dự thảo Luật quy định, Thanh tra là hoạt động của cơ quan thanh tra có thẩm quyền để xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước và kết quả thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Còn kiểm tra là hoạt động được thực hiện thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong quản lý.

Về thẩm quyền, tổ chức hoạt động thanh tra, Điều 11 dự thảo Luật quy định chỉ có các chức danh như: Thủ tướng Chính phủ; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng có quan ngang bộ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có thẩm quyền tổ chức hoạt động thanh tra:

Về hệ thống hành chính nhà nước,Điều 14 dự luật quy định có các cơ quan thanh tra sau:Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra tỉnh và thanh tra một số quận, huyện, thành phố, thị xã.

Về điều kiện thành lập Thanh tra huyện, Điều 39 dự thảo Luật quy định, Thanh tra huyện được thành lập ở huyện khi đáp ứng một trong các điều kiện về quy mô dân số, thu ngân sách bình quân 5 năm liền hoặc huyện miền núi, hải đảo mà trung tâm hành chính huyện cách xa trung tâm hành chính tỉnh…

Tại những nơi không tổ chức Thanh tra huyện thì chức năng thanh tra do Thanh tra tỉnh thực hiện.       

Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi đã được lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và ý kiến nhân dân, doanh nghiệp. Hiện Dự thảo đang chờ ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.

Ảnh minh họa: Internet

PHẦN ĐỊNH GIỮA THANH TRA VÀ KIỂM TRA

Nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật thanh tra 2010 nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra.

Vậy, việc ban hành Luật Thanh tra (sửa đổi) sẽ có ý nghĩa như thế nào tới việc hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, giúp tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác này? Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với TS Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) - đơn vị chủ trì soạn thảo Luật Thanh tra sửa đổi.

PV: Xin ông cho biết những điểm mới, nổi bật của Luật Thanh tra (sửa đổi)?

TS Đinh Văn Minh: Luật Thanh tra (sửa đổi) lần này trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Luật thanh tra 2010 để làm sao hoạt động thanh tra mang tính chuyên nghiệp hơn, thẩm quyền rõ ràng hơn để tránh sự trùng lặp, chồng chéo làm ảnh hưởng tới các đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Như vậy, Luật Thanh tra mới một mặt chuyên nghiệp hóa các hoạt động thanh tra, tránh tình trạng lẫn lộn giữa thanh tra và kiểm tra, tránh tình trạng thanh tra tùy tiện.

Một điểm nữa rất quan trọng là đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra rồi chỉ đạo thực hiện các kiến nghị, kết luận thanh tra.

PV: Để phân định thẩm quyền và tránh xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán cũng như hoạt động thanh tra với việc kiểm tra thường xuyên của các cơ quan quản lý thì được đưa vào Luật Thanh tra (sửa đổi) ra sao?

TS Đinh Văn Minh
Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ)

 

TS Đinh Văn Minh: Chúng ta có nhiều cách bằng nhiều quy định khác nhau để có sự phân định, rành rẽ ví dụ như hoạt động thanh tra rất chuyên nghiệp, đã là hoạt động thanh tra thì chỉ do cơ quan thanh tra tiến hành; còn các hoạt động khác không phải hoạt động thanh tra thì là hoạt động kiểm tra – rất rõ ràng.

Để đảm bảo không có sự chồng chéo thì thủ trưởng các cấp, các ngành trong Luật quy định là cần phối hợp giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra. Giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán cũng như vậy. Người đứng đầu ngành thanh tra và kiểm toán khi xây dựng kế hoạch kế hoạch hàng năm cần có sự trao đổi, thống nhất.

Trong này đã quy định những nguyên tắc cơ bản là các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phải sử dụng các kết quả của nhanh, chỉ làm những phần chưa làm thôi.

PV: Vậy theo ông, các quy định mới nếu được thông qua sẽ có ý nghĩa như thế nào?

TS Đinh Văn Minh: Tôi tin rằng, Luật Thanh tra với những định hướng như vừa nêu thì hoạt động thanh tra sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn, nó hiệu quả, hiệu lực hơn. Nó thể hiện tinh thần cải cách hiện nay của Đảng, Nhà nước là bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu lực, tinh gọn đầu mối và các hoạt động rõ ràng hơn trên cơ sở có một đội ngũ chuyên nghiệp và liêm chính, đặc biệt là nó sẽ phục vụ tốt cho công tác quản lý.

Thanh tra thực sự là công cụ của quản lý mà hiện nay chúng ta coi hoạt động quản lý là hoạt động phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội, cho doanh nghiệp, cho người dân. Đó cũng là mục đích, ý nghĩa và sự cố gắng của các cơ quan, của Chính phủ, của Quốc hội trong thời gian tới để làm sao có 1 đạo luật tốt nhất cho chúng ta trong quá trình phát triển.

PV: Xin được cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!    

KHÔNG THÀNH LẬP THANH TRA CẤP HUYỆN

Với những nội dung mới này, Dự luật nếu được ban hành sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Mão, Ủy viên Ủy ban đối ngoại của Quốc hội về nội dung này.

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo luật này?

Ông Trần Văn Mão: Sau 10 năm thi hành, Luật thanh tra đã bộc lộ những điểm hạn chế và những lỗ hổng, chưa đáp ứng được yêu cầu về thực tiễn trong cơ cấu, tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như về hoạt động thanh tra trong giai đoạn hiện nay. Rồi có sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật hiện hành.

Để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, sửa đổi Luật thanh tra hiện hành là một nhu cầu bức thiết hiện nay.

PV: Với những quy định tại dự thảo luật, theo ông đã đáp ứng tính cấp thiết đó chưa?

Ông Trần Văn Mão: Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi lần này cần tập trung vào mấy vấn đề: thứ nhất là tạo ra được cơ sở pháp lý, trong đó có những quy định thật chặt chẽ, rõ ràng về cơ cấu tổ chức của các tổ chức thanh tra.

Thứ hai, đó là quy định thật rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn và những quy trình cụ thể của thanh tra viên, cũng như hoạt động của các cơ quan thanh tra.

Đây là một vấn đề tránh được chồng chéo giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra với các cơ quan khác như kiểm toán, kiểm tra.

PV: Một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi là quy định tùy từng địa phương có thể không thành lập cơ quan thanh tra Nhà nước cấp huyện. Theo ông, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công tác quản lý Nhà nước cấp huyện?

Ông Trần Văn Mão: Theo dự thảo, thì sẽ không bảo đảm tính thống nhất của hệ thống thanh tra. Nó sẽ tạo ra một cơ sở cho phép huyện này có thể thành lập cơ quan thanh tra, huyện khác thì chức năng thanh tra đó chuyển cho thanh tra cấp tỉnh

Mà thanh tra cấp tỉnh trong trường hợp đấy lại phải thành lập một phòng thanh tra chịu trách nhiệm về thanh tra cấp huyện. Không những thanh tra cấp huyện, mà cấp tỉnh phải với bàn tay của mình để thanh tra thay cho thanh tra cấp huyện đó đến tận cấp xã.

Như vậy nó sẽ tạo ra một gánh nặng, sẽ quá tải và không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thanh tra.

PV: Vậy theo ông, Luật thanh tra sửa đổi cần quy định như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng được yêu cầu?

Ông Trần Văn Mão: Dự thảo Luật thanh tra sửa đổi lần này cần nghiên cứu một trong hai phương án: Thứ nhất, vẫn duy trì một hệ thống thanh tra Nhà nước theo quy định hiện hành. Đồng thời quy định cơ cấu tổ chức của các huyện không đủ điều kiện thành lập thanh tra cấp huyện để bảo đảm tinh giản biên chế, đồng thời nó lại tạo được tính thống nhất trong hệ thống cơ quan thanh tra từ Trung ương đến cơ sở.

Thứ hai, phải có giải pháp quy định rất rõ, cụ thể việc lấp khoảng trống, tạo ra áp lực đó trong dự thảo luật để xử lý cho phù hợp, vừa bảo đảm tính thống nhất, vừa giải quyết mâu thuẫn trong việc một bên là có quan thanh tra cấp huyện và một bên là không được thành lập thanh tra cấp huyện.

Có như vậy mới bảo đảm tính khoa học, tính khả thi và hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra thế mà Luật thanh tra sửa đổi được Quốc hội thông qua.

PV: Xin cảm ơn ông

Trong bối cảnh địa vị pháp lý, tính độc lập của cơ quan thanh tra và người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước còn hạn chế, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, còn phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Đặc biệt, còn sự chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra và Kiểm toán Nhà nước.

Do vậy, việc xây dựng, ban hành Luật Thanh tra sửa đổi được cho là sẽ khắc phục được những bất cập đó.

Bạn kỳ vọng gì vào dự luật này? Theo bạn, nếu dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi được ban hành sẽ có tác động như thế nào trong việc nâng cao vài trò, địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra, góp phần ngăn ngừa các hành vi tham nhũng?

Mời bạn chia sẻ qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính; hoặc qua hotline 02437.919191, fanpage VOV giao thông.

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 13h15p, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, trên Spotify, Aple Podcast (đối với IOS) và Google Podcast (đối với hệ điều hành Android).

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tích cực tháo gỡ vướng mắc mặt bằng, dồn lực thi công đường Tam Trinh

Hà Nội: Tích cực tháo gỡ vướng mắc mặt bằng, dồn lực thi công đường Tam Trinh

Nguyên nhân chậm bàn giao mặt bằng là bởi người dân còn khiếu nại về đơn giá bồi thường hỗ trợ còn thấp; nguồn gốc sử dụng đất của nhiều hộ gia đình chưa được quy định trong các văn bản pháp luật để xác định loại đất và áp mức bồi thường hỗ trợ.

Phố thuốc trăm năm

Phố thuốc trăm năm

Có bao giờ theo bước chân bộ hành, ta tình cờ bị thu hút bởi một mùi hương đặc trưng, là hương thơm dịu ngọt của hương liệu và thảo mộc, rồi bỗng dấy lên sự tò mò về cả một con phố.

Tăng thuế thuốc lá thế nào để đạt mục tiêu kép?

Tăng thuế thuốc lá thế nào để đạt mục tiêu kép?

Với 15,6 triệu người hút thuốc, Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia trên thế giới có số người hút thuốc nhiều nhất. Mỗi năm cả nước có trên 40.000 ca tử vong liên quan các bệnh do thuốc lá gây ra.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL

Ngoài các dự án đường bộ, cần tiếp tục bàn các nhiệm vụ, giải pháp triển khai các dự án các sân bay, bến cảng… cho vùng ĐBSCL. Đặc biệt, tỉnh Cà Mau phải nỗ lực hoàn thành dự án sân bay Cà Mau, máy bay cất hạ cánh được vào dịp 30/4/2025.

Đường sắt tốc độ cao sẽ là cú hích để hàng không cải thiện?

Đường sắt tốc độ cao sẽ là cú hích để hàng không cải thiện?

Với sự góp mặt của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ngành hàng không có thể phát huy tối đa lợi thế của mình khi tập trung khai thác chặng dài. Không những thế, đường sắt tốc độ cao có thể trở thành cú hích để ngành hàng không tập trung cải thiện dịch vụ, thậm chí giảm giá vé.

Cám cảnh con hẻm ngập suốt 2 năm, bì bõm lội nước tới đầu gối

Cám cảnh con hẻm ngập suốt 2 năm, bì bõm lội nước tới đầu gối

Gần 2 năm nay, dù nắng hay mưa, hàng chục hộ dân tại hẻm 789 phường Tam Bình, TP Thủ Đức chịu cảnh ngập đến đầu gối. Cuộc sống bị ảnh hưởng vì ô nhiễm, rác nổi lềnh bềnh, đồ đạc trong nhà hư hỏng vì thấm nước. Cám cảnh đến nỗi có hộ dân phải đi thuê trọ nơi khác để sống tạm thời.

Cô giáo mầm non đam mê tái chế rác

Cô giáo mầm non đam mê tái chế rác

Chị Nguyễn Mỹ Thư, sống tại Hậu Giang hiện đang là giáo viên mầm non. Mỗi ngày, ngoài tình yêu với công việc giảng dạy, cô giáo Thư còn có niềm đam mê tái chế những vật dụng bị vứt ngoài môi trường.

// //