Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đoạn trường phạt nguội (Bài 4): Sửa luật, hay chỉnh lại quy trình?

Phóng viên - 03/08/2018 | 6:42 (GTM + 7)

VOVGT - Các chuyên gia cho rằng, cơ quan chức năng có thể gửi thông báo vi phạm kèm cả quyết định xử phạt để người vi phạm có thể nộp phạt ở bất cứ đâu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Như các chuyên mục Tiêu điểm trước đã đề cập, việc răn đe người vi phạm Luật giao thông đường bộ được ghi nhận qua hệ thống camera giám sát giao thông bằng các thủ tục nhiêu khê, gây tốn kém cho xã hội là không cần thiết.

Các chuyên gia cho rằng, thay vì gửi thông báo vi phạm và buộc người dân phải đến địa phương diễn ra vi phạm, có thể gửi kèm cả quyết định xử phạt để người vi phạm có thể nộp phạt ở bất cứ đâu. Điều này sẽ giảm đáng kể sự phiền hà khi người dân đi thực hiện quyết định xử phạt.

>>> Đoạn trường phạt nguội (Bài 1): Quy trình và công cụ hiện nay thế nào?

>>> Đoạn trường phạt nguội (Bài 2): Gian nan đường đi

>>> Đoạn trường phạt nguội (Bài 3): Có cần răn đe bằng sự…nhiêu khê?

Người dân làm thủ tục để nộp phạt vi phạm giao thông tại cảnh sát giao thông. Ảnh: Thanh niên

Đề cập giải pháp đơn giản hóa thủ tục nộp phạt vi phạm Luật giao thông đường bộ, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tich Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, thay vì việc gửi thông báo vi phạm cho người tham gia giao thông và yêu cầu người vi phạm đến địa phương nơi diễn ra vi phạm như hiện nay, cơ quan CSGT có thể gửi quyết định xử phạt để người vi phạm nộp phạt nơi nào cũng được.

Ông Thanh cho biết:

"Quy trình là tôi phạt nguội anh, tôi báo cho anh biết, anh đến nơi nộp phạt gần nhất tùy anh chọn vì hệ thống liên lạc được với nhau, anh đến kho bạc nào thì hệ thống kho bạc thông tin cho. Đỡ gây phiền hà cho người vi phạm".

Đại diện lãnh đạo Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng, người vi phạm chỉ cần đến địa diểm diễn ra vi phạm khi họ muốn khiếu nại quyết định của cơ quan CSGT nơi ban hành quyết định xử phạt. Còn khi đã chấp nhận nộp tiền phạt có nghĩa là ngườ vi phạm chấp nhận quyết định xử phạt của cơ quan chức năng. Khi đó không nhất thiết phải yêu cầu người vi phạm phải đi lại nhiều lần, gây tốn kém cho xã hội.

Ông Đào Huy Hoàng, Viện KHCN GTVT cũng cho rằng, không chỉ lĩnh vực xử phạt vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mà các lĩnh vực khác cũng cần hướng đến cách tiếp cận phục vụ người dân tốt nhất. Theo đó, thay vì chỉ gửi thông báo vi phạm đơn thuần, cơ quan CSGT có thể tạo điều kiện cho người vi phạm dễ dàng nộp phạt. Để đảm bảo người vi phạm chấp hành quyết định xử phạt, cơ quan CSGT có thể thông báo khi nộp phạt chậm có thể tính lãi suất để tăng tính răn đe và việc phạt nguội sẽ hiệu quả hơn.

Ông Đào Huy Hoàng cho biết:

"Phải xử phạt tại nơi mình vi phạm đúng là rất bất công và mất thời gian, tiền bạc và phải đi lại rất tốn kém. Do vậy, hướng xử phạt tại nơi mình sinh sống thì cũng là rất tốt. Chỉ cần thông báo cho cá nhân và người ta đi nộp phạt ở đâu cũng được. Theo quy định về quản lý hành chính thì các cơ quan thu phạt hành chính thì họ đều thu được".

TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt - Đức, Trường Đại học Việt Đức (Tp. HCM) cũng cho rằng, Luật được đặt ra để răn đe người vi phạm, song cũng cần phù hợp với tình hình thực tế. Người vi phạm ở đâu đều có thể đóng phạt ở nơi khác vì bản chất tiền phạt đó đều vào ngân sách. Tuy nhiên để làm được điều đó phải có hệ thống quản lý thích hợp. Đầu tiên phải có hệ thống quản lý dữ liệu về xử lý vi phạm trên toàn quốc. bên cạnh đó, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có tiền xử phạt vi phạm Luật Giao thông đường bộ cũng phải được tích hợp thành hệ thống quản lý phù hợp.

TS Vũ Anh Tuấn lý giải:

"Hiện nay, tiền xử phạt một phần chuyển về ngân sách trung ương, một phần để lại địa phương, Nếu như anh vi phạm ở đây, anh đóng phạt ở địa phương khác thì quỹ anh đóng phải trích một phần về nơi vi phạm. Để làm được điều đó, nó liên quan nhiều hơn đến hệ thống quản lý nhà nước, phải tích hợp được cả về chức năng và công nghệ quản lý. Chứ còn yêu cầu CSGT thực hiện điều đó thì họ cũng không thể làm được".

Các chuyên gia cũng cho rằng, để việc phạt nguội phát huy hiệu quả, trước hết cần thay đổi quy trình nộp phạt. Điều này liên quan đến hệ thống quản lý hành chính nhà nước, đòi hỏi phải được đổi mới, liên thông dữ liệu quốc gia. Những nội dung này sẽ được các chuyên gia lý giải trong Diễn đàn giao thông, phát sóng trực tiếp lúc 16h đến 17h thứ 7, ngày 4/8, mời các bạn đón nghe trên Kênh VOV Giao thông. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ công bố gói tăng thuế mạnh đối với loạt hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó thuế quan với xe điện tăng lên 100%.

// //