Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Điệu múa bồng lễ hội làng Triều Khúc

Phóng viên - 13/02/2019 | 11:02 (GTM + 7)

VOVGT - Lễ hội làng Triều Khúc – Thanh Trì, HN với một điệu múa cổ nhất của thủ đô vẫn được lưu giữ nguyên bản hơn 1200 năm qua

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Lễ hội làng Triều Khúc kéo dài từ ngày mồng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch

Lễ hội dân gian là một trong những nét văn hóa bản sắc nhất của làng Triều Khúc. Trong đó, Lễ hội chính kéo dài từ ngày mồng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch, nhằm tôn vinh vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng).

Lễ hội được biết đến với nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo như lễ rước sắc, múa rồng, múa lân, múa sinh tiền, múa trống bồng, múa chạy cờ… Chính điệu múa bồng với những nét độc đáo đặc sắc đã làm nên ấn tượng cho lễ hội đầu xuân của làng Triều Khúc, mà chắc chắn du khách nếu đã 1 lần được thưởng thức sẽ khó có thể quên.

Ấn tượng lớn nhất chính là ở chỗ các diễn viên múa đều phải là nam đóng giả nữ. Tất cả nam thanh niên đều được mặc váy yếm đào, trang điểm khăn mỏ quạ y như những người con gái thôn quê. Phía trước bụng mỗi người đeo một cái trống dài gọi là trống bồng.

Lúc biểu diễn, nam diễn viên vừa dùng hai tay đánh trống "bung bung" vào hai bên trống và nhảy múa uốn éo, lẳng lơ, đưa tình, bông đùa nhằm gây tiếng cười thoải mái, tạo sự chú ý cho người khác. Chính vì vậy mới có câu dân gian: "Lẳng lơ như con đĩ đánh bồng!" mà ngày nay người Hà Nội hay nói đến.

Để diễn tả hết những nét thú vị này bằng lời nói thì rất khó, nhưng chúng tôi hy vọng qua chuyên mục Bánh xe đồng vọng, độc giả sẽ cảm nhận được sự tinh tế và phần hồn cốt của điệu múa này để hiểu giá trị của điệu múa, vì sao vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay.

Và chắc chắn, đó cũng là điều vô cùng thú vị cho hành trình du xuân đầu năm mới của chúng ta. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc ra đời cũng như quá trình phát triển và những nét đặc biệt của điệu múa này, cùng lắng nghe cuộc trò chuyện với nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng – người đang trực tiếp truyền dạy bộ môn nghệ thuật này tới nhiều thế hệ thanh niên Triều Khúc:

Màn giả gái múa “con đĩ đánh bồng” của trai tráng trong làng Triều Khúc

Như trong câu chuyện mà nghệ nhân múa bồng Triệu Đình Hồng vừa chia sẻ cũng cho thấy, việc lưu giữ những giá trị truyền thống nguyên bản của điệu múa cổ này đã phát huy hiệu quả khi được kết hợp với trường học tại địa phương.

Đây là điều không phải địa phương nào cũng có thể làm được và câu chuyện làm thế nào để giữ lửa cho điệu múa bồng cũng là một hành trình dài đầy gian nan của những người dành tâm huyết cho văn hóa truyền thống làng Triều Khúc. Chị Triệu Thị Ánh – cán bộ phụ trách văn hóa xã Tân Triều kể lại câu chuyện từ hơn 10 năm trước.

Về phía trường THCS Tân Triều, nơi kết hợp cùng với chính quyền địa phương và nghệ nhân Triệu Đình Hồng trong việc lưu giữ, phát huy điệu múa cổ đặc biệt của địa phương cũng đã ghi nhận những ảnh hưởng tích cực của điệu múa này đối với nhiều lớp thế hệ học sinh Triều Khúc sau gần chục năm gắn bó.

Cô Nguyễn Bích Thủy, hiệu phó trường THCS Tân Triều cho biết:

Đối với người dân nơi đây, điệu múa dân gian “con đĩ đánh bồng” là nét đẹp văn hóa truyền thống đáng quý.

Được tạo điều kiện từ phía nhà trường, những tâm huyết của nghệ nhân Triệu Đình Hồng trong việc tạo dựng các lớp thế hệ kế cận như được chắp cánh để vượt qua rất nhiều khó khăn.

Cô Xuân Dung – Tổng phụ trách Đội, người trực tiếp hỗ trợ nghệ nhân Triệu Đình Hồng trong quá trình đào tạo các em học sinh tập múa bồng trong các tiết học ngoại khóa tại trường cho biết:

Đứng trước nhiều tác động của cuộc sống hiện đại, nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân cũng có nhiều ảnh hưởng và thay đổi, chính vì thế, việc vẫn bảo lưu được nguyên bản điệu múa bồng và đặc biệt là vẫn gìn giữ được tình yêu, niềm tự hào của mỗi người dân Triều Khúc đối với điệu múa này là một điều vô cùng đáng quý.

Bản thân những người làm chương trình Bánh xe đồng vọng cũng rất xúc động khi ghi nhận những cảm xúc, sự gắn bó và niềm tự hào lớn lao mà người dân Triều Khúc- từ trẻ nhỏ cho đến cao niên luôn dành cho điệu múa bồng và lễ hội truyền thống của làng mình:

Nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng

Không chỉ với người dân Triều Khúc tự hào về truyền thống văn hóa nói chung và điệu múa bồng nói riêng của địa phương mình mà cả những nhà nghiên cứu văn hóa cũng đánh giá cao giá trị nghệ thuật và giá trị tinh thần của điệu múa này. 

Đặc biệt đánh giá cao tâm huyết của người dân Triều Khúc nhiều thế hệ vẫn lưu giữ được nguyên bản điệu múa giá trị này, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ:

Trong những câu chuyện mà người làng Triều Khúc nói về điệu múa con đĩ đánh bồng, bao giờ cũng nhắc đến tên người nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng. Ông là một trong những người góp phần hồi sinh điệu múa bồng, nhưng hơn tất cả chính là sự truyền lửa đam mê về múa bồng cho lớp lớp thế hệ tiếp nối ông.

Tự nhận là mình say múa bồng hơn cả người ta say rượu, nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng dù tuổi đã ngoài 70 nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết và đam mê để giữ nét lẳng lơ cho điệu múa bồng nghìn năm tuổi!

Rất đỗi tự hào khi nhận mình là người nghiện múa bồng, vì thế dù đã ở ngoài cái tuổi thất thập, nghệ nhân Triệu Đình Hồng như trẻ lại mỗi khi được truyền dạy cho các thế hệ cháu nhỏ nắm bắt phần hồn cốt-chính là nét lẳng lơ của điệu múa này.

Nghệ nhân Triệu Đình Hồng luôn có sự ủng hộ của gia đình với người vợ luôn lo chu toàn mọi việc trong nhà để ông yên tâm dành được nhiều nhất thời gian và tâm sức cho múa bồng. Người đàn ông hơn 70 tuổi ấy tai đã không còn nghe rõ, mắt tuy không còn được tinh anh nhưng vẫn tỉ mẩn kiểm tra từng vạt áo biểu diễn xem chỗ nào sút chỉ, chỗ nào bẩn mỗi khi biểu diễn xong:

Nhưng dường như mọi sự khó khăn, e ngại với những thế hệ lần đầu đến với múa bồng đều được nghệ nhân Triệu Đình Hồng xóa tan bằng sự nhiệt huyết, đam mê truyền dạy của mình. Hãy nghe những người đang làm việc với ông nói về ông:

Luôn biết thời gian và cả tâm sức con người đều là hữu hạn so với đam mê vô cùng lớn lao mà nghệ nhân Triệu Đình Hồng dành cho múa bồng nhưng sự hiện diện của ông, từ giọng nói hào sảng đến dáng người thoăn thoắt, lo lắng chu toàn mọi việc như bây giờ sẽ tạo thành nền tảng vững chãi để các thế hệ sau tiếp tục vun đắp và giữ mãi nét lẳng lơ cho điệu múa bồng hơn nghìn năm tuổi này.

Những lời chia sẻ của các bạn học sinh Triều Khúc vừa rồi hy vọng sẽ là món quà nhỏ đầu xuân đầy ý nghĩa dành tới ông – nghệ nhân múa bồng Triệu Đình Hồng để ông có thêm thật nhiều niềm vui và sức khỏe, tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. Chính ông cũng giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn giá trị của hạnh phúc khi có đam mê và được sống trọn vẹn với đam mê của mình.

Hy vọng, hành trình du xuân đầu năm mới của chuyên mục Bánh xe đồng vọng  đã mang tới  không chỉ là 1 địa chỉ du xuân đầy hấp dẫn là làng Triều Khúc vào ngày lễ hội mồng 9 tháng giêng sắp tới với điệu múa bồng, mà còn là những trải nghiệm của tình yêu, đam mê, sự gắn kết, hy sinh…đều mang ý nghĩa với cuộc đời mỗi chúng ta.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'

Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'

Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.

Toa tàu ngược thời gian

Toa tàu ngược thời gian

Ở một toa tàu nhỏ và đặc biệt mang dáng dấp của Hà Nội xưa được tình cờ bắt gặp trên phố, sẽ đưa bộ hành du hành ngược thời gian về những năm tháng đã cũ với nhiều mảnh ký ức quan trọng đối với cuộc đời người dân Thủ đô một thời.

Nguyên nhân và khắc phục mất ATGT trên các tuyến cao tốc TP.HCM đi Nha Trang

Nguyên nhân và khắc phục mất ATGT trên các tuyến cao tốc TP.HCM đi Nha Trang

Liên tục trong những ngày vừa qua trên tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thương vong cho nhiều người.

Hỗ trợ hồi phục sau bão lũ, chính sách phải thật khẩn trương...

Hỗ trợ hồi phục sau bão lũ, chính sách phải thật khẩn trương...

Mưa bão, ngập lụt đã khiến nhiều cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp mất trắng. Chính phủ, các ngành và các địa phương cần có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau thiên tai?

Vì sao coi giáo viên mầm non là lao động nặng nhọc?

Vì sao coi giáo viên mầm non là lao động nặng nhọc?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Luật Nhà giáo. Đáng chú ý, tại dự thảo Luật này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xếp giáo viên mầm non là công việc nặng nhọc và có thể nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi.

“Trái tim của thủ đô” vẫn chưa “thân thiện” với du khách

“Trái tim của thủ đô” vẫn chưa “thân thiện” với du khách

Hồ Hoàn Kiếm, không gian văn hóa của gắn liền với nhiều di tích lịch sử. Thế nhưng thời gian qua, những gian hàng liên tục được dựng lên, những chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức vào các ngày cuối tuần hay các gánh hàng rong chèo kéo du khách đã làm xấu đi hình ảnh “trái tim của thủ đô”…

Tăng diện tích tách thửa lên 50m2: Thêm áp lực cho người mua nhà?

Tăng diện tích tách thửa lên 50m2: Thêm áp lực cho người mua nhà?

Từ 07/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa, theo Quyết định số 61/2024 vừa được UBND thành phố Hà Nội đã ban hành. Theo đó, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2 so với quy định hiện hành.

// //