Các đô thị lớn như Hà Nội, có nguồn gốc lịch sử phát triển hàng ngàn năm, với rất nhiều di tích lịch sử thì lại gần như bỏ ngỏ…
Để tìm hiểu về sự phát triển của một đất nước, người ta thường tìm đến những đô thị lớn, để tìm hiểu về lịch sử phát triển của một đô thị, những di tích sẽ là nguồn cứ liệu tham khảo chính xác nhất… Ở nhiều nước, các điểm đến này được khai thác rất hiệu quả và luôn thu hút lượng lớn du khách tham quan đến tìm hiểu lịch sử bản địa.
Thế nhưng, ở ta, đặc biệt các đô thị lớn như Hà Nội, có nguồn gốc lịch sử phát triển hàng ngàn năm, với rất nhiều di tích lịch sử thì lại gần như bỏ ngỏ…
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
- Nói chung các di tích này chủ yếu phục vụ cho những khách mang tính nghiên cứu, mang tính học tập, mang tính kỷ niệm. Thứ hai, những di tích cách mạng đặc điểm là đơn sơ, không có bài trí gì ở trong cả thế nên lượng khách cũng ít…
- Nó cũng không được đẹp, hiện vật thì không phong phú, và ngoài ra cách bài trí, bố trí cũng không hấp dẫn, bắt mắt. Hướng dẫn viên của mình thì gần như nói cho xong và cũng không cung cấp được nhiều thông tin thú vị cho người xem.
- Nếu mà được đông người đến thì đối với chúng tôi là những người làm quản lý di tích thì không có điều gì hạnh phúc hơn. Thế nhưng mà bằng cách nào thì cũng phải nói thực là cũng còn nhiều cái trăn trở suy nghĩ.
Đó là một vài chia sẻ của du khách, những nhà quản lý về thực trạng hoạt động của các di tích lịch sử hiện nay. Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, cũng là nơi tập trung nhiều bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa.
Những di tích là một phần trong kho tàng di sản quý giá không thể thiếu của Thủ đô vừa tròn 1010 năm tuổi, thể hiện một phần quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc.
Trong một hội thảo khoa học, PGS-TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội di sản văn hoá Việt Nam nhấn mạnh những di sản văn hóa là niềm tự hào của dân tộc, đồng thời còn là vốn quý để chúng ta có thể “khoe” và giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới:
Chúng ta có hơn 3000 di tích đã được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1411 di tích lịch sử, 1422 di tích nghệ thuật, 76 di tích khảo cổ, 117 thắng cảnh và hiện nay chúng ta đang có 131 bảo tàng, đó chính là vốn văn hóa để chúng ta đi giao lưu.
Số lượng di tích nhiều như vậy, nhưng hầu hết những di tích ấy vẫn chưa thể phát huy được hết giá trị của mình, đặc biệt trong vấn đề thu hút khách du lịch và học sinh, sinh viên muốn học tập, nghiên cứu.
Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch đều cho rằng, bên cạnh những chiến lược mang tính vĩ mô, lâu dài, cần thiết phải có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho hoạt động du lịch trước mắt. Và đặc biệt, các địa phương có tài nguyên du lịch cần phải chú trọng công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy, quảng bá cho đúng cách. Những khó khăn cho doanh nghiệp khai thác sản phẩm du lịch, đôi khi lại rất nhỏ, ông Lưu Đức Kế - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Du lịch Việt cho rằng:
HN là một địa phương có dày đặc nhất về những di sản có giá trị văn hóa cao, nhưng cũng có một số bất cập, ví dụ một số di sản mặc dù đã được tôn vinh nhưng đưa vào tour thực hiện lại gặp một vài bất cập, ví dụ như ở vị trí không tập trung được đông đoàn, hoặc có các di tích nằm ở trong đoạn đường cấm, vị trí nhỏ, chật, đôi khi gần những địa điểm nhạy cảm, nên không thể khai thác được hết…
Cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại khó khăn là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến du lịch trên địa bàn. Cảm nhận về khó khăn này, không ai khác chính là những doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành trên địa bàn. Ông Đỗ Xuân Thủy – Tổng Giám đốc Công ty du lịch Đồng Xuân cho biết:
Thực ra tiềm năng về du lịch là rất lớn, có thể nói đây là nguồn tài nguyên của thành phố để phát triển du lịch. Tuy nhiên nó còn hạn chế, bất cập đặc biệt là cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, thực sự chưa phục vụ tốt cho hoạt động du lịch, đó là một hạn chế mà chúng ta cần phải nghiên cứu để khắc phục.
Trên thế giới những di tích gắn liền với sự kiện lịch sử hoặc một danh nhân dân tộc, danh nhân văn hóa luôn được khai thác hiệu quả và là điểm đến hấp dẫn du khách. Nhưng ở ta thì ngược lại, mặc dù những di tích này hàng năm được Nhà nước rất quan tâm đầu tư gìn giữ, nhưng có vẻ như chúng ta vẫn chưa đi đúng hướng trong việc tuyên truyền rộng rãi tới công chúng. Đặc biệt trong việc giáo dục cho lớp trẻ hiểu và yêu những giá trị lịch sử từ những di sản còn sót lại là việc làm cực kỳ quan trọng.
Cũng có nhiều trường phổ thông, việc giáo dục truyền thống lịch sử cũng như bổ sung những kiến thức cơ bản về di sản cho các em học sinh được chú trọng nhưng vẫn chỉ là thiểu số. Quan trọng nhất, là thầy cô phải “kích thích” được trí tò mò, sự quan tâm của các em với vấn đề này. Cô Nguyễn Thị Khanh - giáo viên trường Trung học cơ sở Quang Trung cho biết:
Thực ra cũng có một số em quan tâm đến truyền thống lịch sử dân tộc, nhưng do xu hướng hiện nay lớp thanh niên thì lứa tuổi này các em cũng chưa nhận thức rõ được là cần phải quan tâm đến lịch sử cho nên là các em cũng chưa thật sự chú ý, đôi khi còn lơ là. Nên nhiệm vụ của chúng tôi các thầy cô giáo là nặng nề hơn và phải giáo dục những truyền thống đó cho các em.
Việc giáo dục về di sản để học sinh, sinh viên hiểu và có thái độ bảo vệ di sản nên chăng cần sớm đưa vào thành một bộ môn hoặc một phần trong môn lịch sử hoặc văn hoá học trong nhà trường. Với những sinh viên các trường Đại học như Khoa học xã hội và Nhân văn, Sư phạm,… đặc biệt là học sinh phổ thông sẽ là rất cần thiết phải hướng cho các em sự quan tâm đến những di sản quý giá của cha ông để lại. Dù các em không thích, không yêu nhưng cũng phải có kiến thức để bảo tồn, gìn giữ và tự hào về những di sản này.
Nhưng trên hết, các cấp các ngành liên quan, các đơn vị quản lý cần phải đưa di tích về đúng vị trí, đúng giá trị của chúng…
Bên cạnh những lý do hiện hữu khiến các di tích lịch sử không thu hút được khách, nặng nề hơn là người dân thậm chí không quan tâm, hoặc do những nhà quản lý vẫn còn đang phải “suy nghĩ” để những di tích này trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách, người dân nói chung và lớp trẻ nói riêng thì một lý do nữa đó là hiện rất nhiều di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thành phố đang không được sử dụng đúng mục đích.
Có những di tích lịch sử nhiều năm nay được “trưng dụng” làm cơ quan, văn phòng. Điển hình như ngôi nhà ở số 5D Hàm Long nơi chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập nhiều năm qua được trưng dụng làm trụ sở của Bảo tàng Hà Nội. Còn ngôi nhà 90 Thợ Nhuộm, nơi đồng chí Trần Phú viết Cương lĩnh cũng như vậy, toàn bộ tầng 2 và tầng 3 trước đây được dành cho Ban Quản lý di tích ở Hà Nội đóng quân.
Và một điều chắc chắn rằng những du khách trong và ngoài nước đi qua muốn vào thăm quan sẽ chẳng mấy người “dám” vào những nơi như thế.
Còn ngôi nhà ở 48 Hàng Ngang nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một trong những di tích quan trọng của lịch sử cách mạng cũng là một ví dụ. Nếu đến đây vào bất kể thời gian nào trong ngày cũng đều thấy nó rất vắng vẻ. Một trong những lý do nó không thể thu hút khách là do mặt tiền ngôi nhà trông không khác gì những ngôi nhà xung quanh, và thậm chí bị những hộ kinh doanh xung quanh chiếm dụng làm nơi để xe máy cho khách vào mua hàng.
Thỉnh thoảng nơi này cũng có những cuộc triển lãm trưng bày những hình ảnh hay một số hiện vật, tuy nhiên cũng rất ít được mọi người quan tâm, trừ những người… trong ban tổ chức.
Và còn rất nhiều những di tích lịch sử, đền thờ danh nhân văn hóa, danh nhân dân tộc đã và đang bị xâm hại, xuống cấp nghiêm trọng… trên địa bàn Thủ đô.
Để những di tích lịch sử này đến được với công chúng, thiết nghĩ bên cạnh việc đầu tư kinh phí trùng tu hàng năm, chúng ta cần phải có những kế hoạch phát triển đúng hướng. Trước hết phải trả lại cho những di tích này trở về với đúng nghĩa của nó, không nên dùng di tích vào những mục đích khác.
Hoặc không được để bị xâm hại như những di tích lịch sử khác. Bên cạnh đó là phải có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng và lâu dài bằng nhiều hình thức, phương tiện thông tin đại chúng...
Có như vậy, những di tích lịch sử này mới có thể “sống” được.
Một điều chắc chắn rằng nếu được quan tâm đúng mức, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất. Không sách vở nào có thể thay thế bằng những giờ học thực tế tại những nơi này. Và những khách du lịch trong và ngoài nước sẽ có cơ hội hiểu rõ thêm về lịch sử phát triển hào hùng của cách mạng Việt Nam.
“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.
Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.
Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.
Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.
Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...
Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.