Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Để giới trẻ lên tiếng về an toàn khi tham gia giao thông

Phóng viên - 21/11/2021 | 7:56 (GTM + 7)

Tai nạn giao thông (TNGT) không chỉ là vấn đề khiến xã hội bức xúc, mà còn là thách thức toàn cầu khi hàng năm có khoảng 1,4 triệu người chết, 50 triệu người bị thương vì TNGT, đặc biệt tập trung ở giới trẻ.

Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục cho nhóm tuổi thanh thiếu niên, sinh viên về ý thức chấp hành luật lệ giao thông là không thể thiếu tại mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Và trước sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số, công tác này cũng đang dần có sự thay đổi.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm thiểu tử vong và chấn thương do tai nạn giao thông, nhưng đây vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu cướp đi sinh mạng của trẻ em và nhóm thanh, thiếu niên, người trưởng thành từ 5-29 tuổi trên toàn thế giới (Ảnh: AIP Foundation)

Ngày 21/11 là ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ, với trọng tâm đặt vào kêu gọi giảm tốc độ tham gia giao thông để phòng tránh thương vong khi xảy ra TNGT, nhất là với người đi bộ và nhóm người tham gia giao thông yếu thế như trẻ em, người già và người khuyết tật.

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, so với năm 2020, số vụ tai nạn giao thông trong 10 tháng năm 2021 giảm sâu với 3.069 vụ (giảm 25,52%), số người chết giảm 1.033 người (giảm 18,5%) và số người bị thương giảm 2.719 người (giảm 30,42%).

Dù con số giảm sâu ở cả 3 tiêu chí, nhưng cần lưu ý là chúng ta vừa trải qua một giai đoạn dài giãn cách xã hội, hạn chế ra đường. Và khi chuyển sang thời kỳ bình thường mới, rất có thể số vụ TNGT cũng như thương vong có thể tăng trở lại.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm thiểu tử vong và chấn thương do tai nạn giao thông, nhưng đây vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu cướp đi sinh mạng của trẻ em và nhóm thanh, thiếu niên, người trưởng thành từ 5-29 tuổi trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy tình trạng vi phạm quy định ATGT ở giới trẻ, nhất là lứa tuổi học sinh vẫn diễn ra thường xuyên:

"Cứ tụ tập thành đoàn, đi rất là đông không đội mũ và vừa đi, vừa hú còi, lượn lách. Hồi xưa bạn em hâm mộ em lắm, nghe tên em là các bạn ý reo ngay à".

"Lúc đấy là cháu đi ăn, cháu gặp một bạn, bạn ấy rủ đi thì cháu đi cùng bạn ấy. Cháu ngồi sau. Lúc đấy là rủ đi chung thì cháu mới đi".

Thực tế cho thấy, vấn đề giao thông ở giới trẻ đang ngày càng trở nên phức tạp. Một trong những nguyên nhân chính là bản thân các em chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của người tham gia giao thông. Do đó, chúng ta cần hơn nữa những nỗ lực để kéo giảm TNGT ở độ tuổi này. Chuyên gia giao thông, TS.Phan Lê Bình chia sẻ:

“Nhìn chung thì giới trẻ do tuổi còn trẻ, độ chín chắn cũng chưa cao. Cho nên là việc ít tuân thủ các quy định về giao thông, đi xe quá tốc độ cũng thường xảy ra ở cái lứa tuổi này. Đối với lứa tuổi này, nhắc nhở thường xuyên từ phía nhà trường đối với các em trong quá trình còn đi học cũng rất là quan trọng, để giúp nâng cao ý thức, nhận thức của các em về việc tuân thủ các quy định khi tham gia lưu thông, đặc biệt là tuân thủ các quy định về tốc độ”.

Những năm gần đây, khi quá trình chuyển đổi số được đẩy nhanh, công nghệ dữ liệu lớn (Big data) cùng trí tuệ nhân tạo (A.I) được biết đến và áp dụng trên lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực giao thông. Đó cũng là cơ sở để Dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói" ra đời.

Dự án do Quỹ Phòng-chống thương vong châu Á (Quỹ AIP) cùng các đối tác thực hiện, nhằm nâng cao năng lực cho thanh-thiếu niên trong việc xác định và thông tin về tình trạng rủi ro, thiếu an toàn của cơ sở hạ tầng đường bộ đến cơ quan chức năng thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Bà Nguyễn Thị Quý Linh - Giám đốc Chương trình Quốc gia, Quỹ AIP chia sẻ:

“Xuất phát từ thực tế tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của nhóm người trẻ tuổi, Quỹ AIP trăn trở với câu hỏi: liệu có thể giải quyết vấn đề này nếu chúng ta tách các bạn thanh, thiếu niên khỏi các quá trình ra quyết định? Việc tạo ra một nền tảng để các bạn cất lên tiếng nói có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc quan tâm lắng nghe và cân nhắc giải quyết những lo lắng của giới trẻ cũng cần thiết không kém để chúng ta đảm bảo các bạn được an toàn khi tham gia giao thông”.

Dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” sẽ phát triển một ứng dụng có tên gọi YEA (Youth Engagement App) với tính năng chính cho phép người dùng, ở đây là các em học sinh, đánh dấu trên bản đồ các vị trí, tuyến đường mà các em cảm thấy an toàn hay không an toàn trên đường đi học, đến trường v.v… Dự án được phát triển cả trên nền tảng web và ứng dụng điện thoại.

Bà Trương Thị Nguyệt Trang - Quản lý Chương trình, phụ trách Dự án "Tuổi trẻ và những cung đường biết nói" chia sẻ:

“Đối với nền tảng web thì chúng tôi hướng đến nhóm đối tượng 10-15 tuổi, do đa phần lứa tuổi này nhiều em chưa sử dụng điện thoại thông minh. Đối với nền tảng thiết bị di động thì chúng tôi hướng đến đối tượng 15-22 tuổi. 

---

Mục tiêu của ứng dụng là giúp thanh thiếu niên xác định được các cung đường rủi ro, nguy hiểm quanh khu vực các trường học cũng như các khu vực “điểm đen nguy cơ tai nạn giao thông” tại cộng đồng, từ đó cung cấp thông tin tới các đơn vị quản lý và chính quyền địa phương phục vụ cho công tác đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng đạt hiệu quả cao nhất.”

Bà Trương Thị Nguyệt Trang cho biết thêm, bên cạnh việc phát triển ứng dụng Kết nối thanh thiếu niên, Quỹ AIP cũng đã và đang làm việc với Chương trình đánh giá đường bộ Quốc tế - iRAP và công ty dữ liệu Anditi để phân tích và sàng lọc dữ liệu từ gần 1.200 trường học để chọn lọc ra 106 trường học có nguy cơ và rủi ro cao nhất đối với người đi bộ ở 3 thành phố Hồ Chí Minh, Pleiku và Yên Bái.

106 trường này sau đó sẽ tiếp tục được đánh giá sâu hơn bằng công cụ đánh giá sếp hạng sao đường bộ, từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng phù hợp vào cuối năm 2022, đầu năm 2023.

Theo quan điểm của em Thái Bình (18 tuổi, Hà Nội), việc tạo ra một nền tảng dành cho giới trẻ để có thể cất tiếng nói sẽ tạo ra niềm tin rằng tiếng nói của bất kỳ ai cũng có giá trị:

“Em thấy nhiều bạn cùng lớp, cùng trường vẫn còn chưa hiểu hết về an toàn khi đi đường, nên rất nguy hiểm. Em cũng thấy rằng, bọn em đang thiếu những nơi, những diễn đàn phù hợp với tuổi bọn em để trao đổi, giao lưu thường xuyên như các hội nhóm, fanpage… để từ đó bọn em có thể chia sẻ và nói lên tiếng nói của chúng em những vấn đề mà chúng em hay gặp phải trên đường”.

Chia sẻ về tiềm năng của dự án, bà Mirjam Sidik, giám đốc điều hành Quỹ AIP cho biết, đây sẽ là cơ hội ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) để hiện thực hóa suy nghĩ, phương thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong an toàn đường bộ.

Dự án mang nhiều tiềm năng truyền cảm hứng cho giới trẻ để trở thành những người hoạt động xã hội, là cầu nối giữa khoa học dữ liệu lớn và sức khỏe cộng đồng:

“Tôi tin rằng dự án “Tuổi trẻ và Những cung đường biết nói” có tiềm năng rất lớn, bởi vì tiếng nói của thanh niên được lắng nghe và sử dụng cho quá trình thiết kế và triển khai dự án. Bằng cách cung cấp cho thanh niên công cụ để lên tiếng, chúng tôi đang trao quyền cho thanh niên để họ trở thành những đại sứ an toàn giao thông đường bộ".

Dù thực tế, công tác giáo dục, phổ biến luật giao thông đối với lứa tuổi học sinh đã được Nhà nước đẩy mạnh từ nhiều năm trở lại đây. Nhưng từ nhận thức để đi tới hành động, đâu đó vẫn tồn tại những khoảng cách

Xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông, đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với giới trẻ vì nó không chỉ góp phần giảm thiểu TNGT một cách bền vững mà còn hình thành nên lối ứng xử có văn hóa, an toàn khi tham gia giao thông của những người chủ tương lai của đất nước.

Đó là góc nhìn của VOVGT: An toàn giao thông cho giới trẻ: Nằm ở ý thức

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, thanh thiếu niên thương vong do TNGT trong 10 năm trở lại đây có dấu hiệu gia tăng, trong đó lứa tuổi 15 - 18 chiếm tỷ lệ tử vong và chấn thương nhiều nhất. Đáng chú ý, thanh niên độ tuổi dưới 18 tử vong vì TNGT chiếm gần 86%. Cứ 10 người trong độ tuổi 15 -18 bị thương tích khi vào viện thì có gần 6 người do TNGT.

Hay theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, năm 2020, toàn quốc xảy ra 14.977 vụ TNGT, làm chết 6.857 người, bị thương 11.161 người. Trong đó phân tích số liệu chưa đầy đủ của Công an các địa phương về độ tuổi của người bị nạn và người điều khiển phương tiện gây tai nạn cho thấy trong số 10.357 người bị nạn có 974 người dưới 18 tuổi, 3.524 người từ trên 18 - 30 tuổi; 4.019 người gây tai nạn có 260 người dưới 18 tuổi, 1.460 người từ trên 18 - 30 tuổi.

Dù thực tế, công tác giáo dục, phổ biến luật giao thông đối với lứa tuổi học sinh đã được Nhà nước đẩy mạnh từ nhiều năm trở lại đây. Nhưng từ nhận thức để đi tới hành động, đâu đó vẫn tồn tại những khoảng cách.

Muốn giảm thiểu số ca tai nạn giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sự kết hợp của cả "gia đình - nhà trường - xã hội" là điều mà chúng ta đã và đang đề cập, triển khai trong nhiều năm nay.

Nhưng để các em cần tự nhận thức được tầm quan trọng của việc tự giác chấp hành pháp luật, bảo đảm ATGT, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa… thì cần nhiều hơn thế nữa.

Trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ, kết hợp với việc tận dụng khả năng tiếp thu nhanh của giới trẻ, đã đến lúc chúng ta cần thử nghiệm những cách tiếp cận mới.

Những dự án như “Tuổi trẻ và Những cung đường biết nói”, nếu thành công, sẽ là thêm một sân chơi trong việc hình thành nếp văn hoá, tạo thói quen chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông một cách tự giác của giới trẻ.

Và hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều thêm những diễn đàn, sân chơi để giới trẻ có thể lên tiếng, đóng góp, xây dựng văn hóa giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Do hạn mặn kéo dài làm mạch nước ngầm và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số địa phương ở ĐBSCL đã không còn nước ngọt để sinh hoạt. Những khu vực dân cư ở xa trung tâm xã hoặc ven biển thì buộc lòng phải mua nước ngọt với giá cao gấp 5 lần giá bình quân chung

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Nếu sống ở Hà Nội, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên “Đội bắt chó thả rông”. Thế nhưng, sau những đợt ra quân này thì mọi việc có vẻ như lại đâu vào đấy, chó thả rông vẫn ngang nhiên chỗ đông người. Vậy Hà Nội có đang lãng quên công việc này?

Vé máy bay sẽ trở nên đắt đỏ hơn do chi phí chuyển đổi xanh

Vé máy bay sẽ trở nên đắt đỏ hơn do chi phí chuyển đổi xanh

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế ước tính quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0 của ngành hàng không sẽ cần khoản đầu tư lên tới 5.000 tỷ USD cho đến năm 2050. Ngay lúc này, các hãng hàng không trên thế giới đang dồn lực mua nhiên liệu "xanh".

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

Dù mới khai trương tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, thế nhưng chỉ trong tháng 01/2024, quán cafe này đã bị 5 lần lập biên bản vì lỗi lấn chiếm lòng đường vỉa hè, tuy nhiên đến nay quán vẫn tiếp tục vi phạm.

// //