Đầu tư gần 5.500 tỷ đồng làm đường nối Bình Dương và TP.HCM
PV - 23/03/2023 | 21:06 (GTM + 7)
Dự án nút giao Sóng Thần và nâng cấp đường An Bình với tổng kinh phí gần 5.500 sẽ là hai dự án giao thông kết nối đặc biệt quan trọng giữa tỉnh Bình Dương và TP.HCM.
UBND tỉnh Bình Dương mới đây cho biết, đang phối hợp TP.HCM để triển khai hai dự án giao thông kết nối đặc biệt quan trọng tại cửa ngõ, điểm nóng về giao thông.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, sau khi dự án đưa vào sử dụng, không chỉ giúp phương tiện lưu thông nhanh, tránh ùn tắc mà còn tăng khả năng kết nối giữa các địa phương, tăng tính liên kết vùng.
Cụ thể, đó là dự án nút giao Sóng Thần (phường An Bình, TP.Dĩ An, Bình Dương) với đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức, TP.HCM) dài khoảng 1,2km.
Dự kiến, tổng vốn đầu tư dự án này theo đề xuất hơn 3.809 tỷ đồng, trong đó chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng 2.408 tỷ đồng (TP.HCM 471 tỷ đồng và Bình Dương 1.937 tỷ đồng). Chi phí xây dựng khoảng 760 tỷ đồng.
Dự án nút giao Sóng Thần với đường Phạm Văn Đồng có khoảng 144 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó 116 hộ giải tỏa trắng. Hiện nay, cơ quan chức năng Bình Dương và TPHCM đang xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Trong khi đó, Dự án nâng cấp, mở rộng đường An Bình có chiều dài gần 1,4km (phần đường thuộc tỉnh Bình Dương có chiều dài 1,08km, còn lại thuộc TP.HCM). Tổng mức đầu tư dự án này theo đề xuất là 1.693 tỷ đồng (trong đó phần mức đầu tư của tỉnh Bình Dương là 1.501 tỷ đồng, phần còn lại thuộc TP.HCM). Đối với dự án này, tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 170 hộ, trong đó 102 hộ bị giải tỏa trắng.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, đối với các dự án, khi triển khai địa phương đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng.
Trong thời gian nghiên cứu để triển khai dự án, Bình Dương đồng thời bố trí nơi xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa trắng, trong đó chú trọng đầu tư đầy đủ thiết chế văn hoá, góp phần ổn định cuộc sống của người dân. Công tác đền bù không để người dân chịu thiệt thòi, đảm bảo lợi ích hài hòa.
Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.
Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.
Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.
Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.
Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.
Được biết đến như một địa điểm phục vụ cộng đồng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao, trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Đống Đa, số 22 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, lẽ ra phải là nơi thể hiện sự văn minh và chuẩn mực trong ứng xử.