Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đầu tư gần 2.200 nâng cao năng lực vận tải đường thủy

PV - 15/12/2022 | 23:00 (GTM + 7)

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư Dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam).

Ảnh minh họa baochinhphu

Ảnh minh họa baochinhphu

Dự án có mục tiêu xây dựng mới 9 cầu, nâng cấp cải tạo 1 cầu và tháo dỡ 1 cầu cắt ngang các tuyến đường thủy nội địa quốc gia nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL, giúp khai thác đồng bộ về vận tải đường thủy trên toàn tuyến; nâng cao năng lực vận tải hàng hóa bằng bằng đường thủy nội địa giữa khu vực ĐBSCL đến TP.HCM cũng như các cụm cảng biển khu vực Đông Nam Bộ và ngược lại. 

Dự án triển khai trên địa bàn: thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An; TP. Sa Đéc, TP. Hồng Ngự và huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp; huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre; quận Ô Môn và huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ; huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang; huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Các cầu được xây dựng mới gồm Ô Môn, Thới Lai qua rạch Ô Môn; Đông Thuân, Đông Bình qua kênh Thị Đội-Ô Môn; Vàm Xáng-Thị Đội qua kênh Thốt Nốt; Sa Đéc (Nàng Hai) qua kênh Lấp Vò-Sa Đéc; Mộc Hóa qua sông Vàm Cỏ Tây; Hồng Ngự qua kênh Hồng Ngự-Vĩnh Hưng; Mỏ Cày qua kênh Mỏ Cày và hai tuyến đường dẫn kết nối với tuyến tránh Quốc lộ 60 (phía Bắc), kết nối với Quốc lộ 60 (phía Nam).

Cầu được cải tạo, nâng cao tĩnh không là Giồng Găng qua kênh Hồng Ngự-Vĩnh Hưng. Cầu bị tháo dỡ, thanh thải là Măng Thít cũ qua sông Măng Thít.

Dự án có tổng mức đầu tư là 2.155,9 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách Nhà nước, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 597,8 tỷ đồng; chi phí xây dựng là 1.200 tỷ đồng; phần còn lại là dự phòng và chi phí quản lý dự án.

Dự kiến phân bổ vốn năm 2022 là 35 tỷ đồng, năm 2023 là 988 tỷ đồng, năm 2024 là 1.106 tỷ đồng và năm 2025 là 26,95 tỷ đồng. Công trình dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành năm 2025.

 

Ý kiến của bạn
Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

Những cơn mưa điểm 10 của kỳ thi 3 chung khiến điểm chuẩn vào Đại học trở nên khó lường. Những đề thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi? Tình trạng gian lận thi cử tại một số địa phương khó kiểm soát…

Xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre - Trà Vinh

Xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre - Trà Vinh

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre vừa cho biết cầu Cổ Chiên 2 kết nối hai tỉnh Bến Tre - Trà Vinh với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025.

Làn buýt nhanh và sự thách thức tâm lý với tài xế

Làn buýt nhanh và sự thách thức tâm lý với tài xế

Vào mỗi khung giờ cao điểm, chỉ cần quan sát trục Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Tố Hữu không khó để bắt gặp hình ảnh xe máy tràn vào làn buýt nhanh (BRT) để đi. Góc nhìn của các bác tài khi thấy cảnh tượng trên như thế nào?

Văn hoá kinh doanh: Làm giàu và phụng sự xã hội không đối lập mà hỗ trợ lẫn nhau

Văn hoá kinh doanh: Làm giàu và phụng sự xã hội không đối lập mà hỗ trợ lẫn nhau

Ngày 25/11, tại TP.HCM diễn ra Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ ba năm 2023 với chủ đề: “Văn hóa kinh doanh - Dòng chảy phát triển và hội nhập”.

Phương án nào thu phí phương tiện vào nội đô?

Phương án nào thu phí phương tiện vào nội đô?

Theo Đề án giao thông thông minh được Sở GTVT Hà Nội và Công ty TNHH tư vấn và xây dựng (Đại học GTVT), giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội sẽ triển khai hệ thống trạm thu phí nội đô. Vậy nhóm đối tượng nào bị thu phí và phương án thu phí ra sao?

Nỗi đau người ở lại

Nỗi đau người ở lại

Chủ nhật tuần thứ Ba của tháng 11 hàng năm được thế giới chọn là ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông như một lời chia sẻ với nỗi đau những người ở lại, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người khi tham gia giao thông.

Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên

Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên

“Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên” – Đó là điều chúng ta dễ nhận ra khi nhìn những người đi bộ trên cầu Long Biên – cây cầu duy nhất ở Hà Nội hiện nay có phần đường riêng dành cho người đi bộ lên cầu.

// //