Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đánh thuế cao đối để hạn chế sốt đất: Cần làm ngay trước khi quá muộn

Phóng viên - 12/05/2021 | 6:33 (GTM + 7)

Rõ ràng việc đánh thuế cao, thậm chí rất cao đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng mang dấu hiệu đầu cơ, lướt sóng và đánh thuế tài sản là bất động sản là cần thiết trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu phát triển không lành mạnh.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hiệp hội bất động sản TPHCM đề xuất đánh thuế rất cao đối với hành vi bán, chuyển nhượng mang dấu hiệu đầu cơ, lướt sóng và đánh thuế tài sản nhằm ổn định thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa) 

Chị Đặng Minh Trúc, 26 tuổi ngụ huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, tốt nghiệp Đại học và đi làm tại một công ty may mặc nước ngoài đóng tại TP.HCM được gần 5 năm.

Với thu nhập xấp xỉ 1000USD/tháng nhưng chị Trúc vẫn chưa nghĩ đến chuyện sẽ mua nhà, thay vào đó là tiếp tục thuê phòng trọ tại thành phố Thủ Đức.

Chị Trúc chia sẻ:

"Lương, thu nhập thì tăng có 1, 2 mà giá nhà đất lại tăng 5 tăng 10 như mấy năm qua thì không biết đến khi nào em mới có thể mua được nhà để ở. Em mong nhà nước có chính sách hỗ trợ người mua nhà có thể mua được chứ giá cao vầy chắc lại tiếp tục ở nhà thuê".

Không chỉ chị Trúc mà còn rất nhiều bạn trẻ hay gia đình trẻ tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội đều cảm thấy quá xa vời mỗi khi nhắc đến việc sở hữu một nơi ở cho riêng mình bởi giá bất động sản hiện đang ở mức quá cao. Quả thật, nhiều báo cáo đánh giá thị trường bất động sản quý 1/2021 đều cho thấy, tình trạng sốt đất đang diễn ra trên phạm vi khắp cả nước, giá bán nhiều nơi tăng 50, 70 thậm chí 100%.

Lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, Giáo sư- Tiến sĩ Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường cho rằng, Hà Nội và TP.HCM là 2 trung tâm bất động sản lớn và có sức lây lan ra các thị trường khác. Vì vậy, khi xu hướng nhà ở tại TP.HCM, Hà Nội tăng từ 20 - 30% vào cuối năm 2020 đã trở thành điểm kích cho khả năng sốt đất trên phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, năm nay là năm đầu tiên của kỳ quy hoạch 2021-2030 nên có rất nhiều đề xuất quy hoạch chuyển đổi nông thôn sang đô thị, hình thành sân bay, dự án giao thông lớn…

Các thông tin này kích thích mọi người tìm kiếm lợi ích từ các dự án mới. Không chỉ vậy, dịch COVID-19 cũng khiến nguồn thu của nhiều gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng nên tất cả đều tập trung vào việc đầu tư bất động sản để có thể tìm nguồn bù đắp lại.

Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ cho biết thêm:

"Giới cò đất, giới đầu cơ dựa vào hoàn cảnh hiện nay khi có nhiều ý tưởng quy hoạch và thổi lên là đã được quyết định cụ thể làm sai lệch thông tin, nhưng với ý đồ kích thích mạnh hơn các cơn sốt đất, hình thành các chợ cóc bất động sản ở các nơi có thông tin quy hoạch là sân bay, là khu đô thị…để kích việc sốt đất nóng hơn hiện có.

Hệ lụy rất lớn, nó làm giá đất cao khiến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân ngày càng khó. Khi giá đất cao lên cũng làm cho đầu vào của các ngành sản xuất và giá hàng hóa cũng tăng lên".

Việc đánh thuế cao với bất động sản thứ hai và các giao dịch thực hiện trong một năm có thể giúp hạn chế tình trạng sốt ảo và bong bóng bất động sản Ảnh: Tấn Thạnh
Việc đánh thuế cao với bất động sản thứ hai và các giao dịch thực hiện trong một năm có thể giúp hạn chế tình trạng sốt ảo và bong bóng bất động sản. Ảnh: Người lao động

Nhận định thêm về tình trạng này, ông Nguyễn Văn Đính - Tổng Thư ký Hội môi giới bất động sản Viêt Nam nói:

"Tôi đánh giá thị trường này thứ nhất là ảo, tạo ra bong bóng và người tham gia phần lớn là các nhà đầu cơ, nhà tích trữ, nhà đầu tư ngắn hạn lướt sóng muốn sinh lợi nhanh. Vì vậy đây là một thị trường không thật".

Trước tình trạng này, Bộ Xây Dựng đã báo cáo và tham mưu cho Chính Phủ nhiều giải pháp để kịp thời chấn chỉnh tình trạng sốt đất ngày một tăng, làm lành mạnh hóa thị trường.

Trước mắt, Bộ yêu cầu các địa phương trong thời gian tới cần tập trung hoàn thiện và phê duyệt các đồ án quy hoạch, chú ý đến việc phát triển các dự án phát triển đô thị, dự án nhà ở đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cũng như tính pháp lý cho các dự án bất động sản.

Bộ cũng yêu cầu các bên liên quan cần tiếp tục tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án để minh bạch thông tin ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi đầu cơ nhằm đẩy giá trục lợi.

Cũng với mục tiêu này, mới đây HIệp hội bất động sản TP.HCM đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét đánh thuế rất cao đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng mang dấu hiệu đầu cơ, lướt sóng và đánh thuế tài sản nhằm ổn định thị trường bất động sản.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho biết thêm:

"Ở các nước khi xử lý vấn đề này họ đánh thuế rất cao đối với những trường hợp chuyển nhượng bất động sản ngay sau khi tạo lập. Mức thuế này rất cao trong năm đầu tiên, năm thứ 2 vẫn còn cao, năm thứ 3 vẫn cao để triệt tiêu ý chí của những nhà đầu cơ, tức là dù có mua đi bán lại thì với mức thuế này cũng không chịu đựng nổi. Ngoài ra cũng cần đánh thuế với những người có nhiều bất động sản và đánh thuế cao nếu không đưa đất vào sử dụng".

Tỏ ra đồng tình với đề xuất này của Hiệp hội bất động sản TP.HCM, Giáo sư-Tiến sĩ Đặng Hùng Võ cho rằng, ngoài các công cụ thuế đầu vào thì cũng cần đẩy nhanh việc điều chỉnh Luật đất đai để có thể giải quyết vấn đề căn cơ hơn:

"Việc sửa Luật đất đai chúng ta đừng để quá chậm, cần đẩy tiến độ nhanh lên mới có thể giải quyết được những khoảng trống pháp luật, tăng được việc phê duyệt dự án, đồng nghĩa với việc tương lai sẽ không còn tình trạng thiếu cung nhà ở chứ không phải quá thiếu như hiện nay khiến cho giá tăng lên quá nhanh".

Những nhà phố, đất nền tại khu vực quận 2, TP HCM. Ảnh:
Những nhà phố, đất nền tại khu vực quận 2, TP HCM. Ảnh: Vnexpress

Rõ ràng việc đánh thuế cao, thậm chí rất cao đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng mang dấu hiệu đầu cơ, lướt sóng và đánh thuế tài sản là bất động sản là cần thiết trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu phát triển không lành mạnh.

Đề xuất này cần được đánh giá đầy đủ và nhận được sự chấp thuận để triển khai vào thực tế để nhiều người có thu nhập trung bình thể hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cũng như đưa thị trường bất động sản trở lại ổn dịnh hơn.

Góc nhìn này của VOVGT: “Đánh thuế cao đối với bất động sản để chống đầu cơ, hạn chế sốt đất - cần làm ngay trước khi quá muộn”.

Theo thống kê của các tổ chức uy tín trong nước, 10 năm qua tổng diện tích nhà ở cả nước đã tăng 1,6 lần, tuy nhiên ở chiều ngược lại giá bán căn hộ tại các đô thị lớn hiện cao gấp 7 lần thu nhập của lao động thuộc tầng lớp quản lý có kinh tế khá giả, gấp 10 lần nhóm thu nhập trung lưu, gấp 17 lần người lao động phổ thông và 28 lần người trẻ mới đi làm.

Điều này chỉ ra một nghịch lý là dù diện tích nhà ở toàn quốc đang ngày một tăng lên nhưng người lao động đang ngày càng khó mua được nhà ở.

Nguyên nhân có thể chỉ mặt đặt tên ngay tức thì là do giá đất, giá nhà ở đã và đang ở mức quá cao, vượt xa khả năng chi trả của người có nhu cầu thật, trực tiếp làm mất cơ hội tạo lập nhà ở của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp.

Hệ lụy này xảy ra không thể không nhắc đến những tác động đến từ giới đầu cơ, những “kẻ tạo sóng” và cả những bất cập trong các quy định pháp luật hiện này cụ thể là Luật Đất Đai.

Đã đến lúc cần ngăn chặn những cơn sốt đất đang xảy ra tràn lan trên phạm vi cả nước và trả lại giá trị thực cho loại tài sản đặc thù này. Bởi theo các chuyên gia kinh tế, việc cả xã hội dồn toàn lực đầu tư vào thị trường bất động sản sẽ tạo ra những rủi ro rất lớn cho nền kinh tế, qua đó cũng cho thấy một viễn cảnh phát triển kém bền vững.

Bởi các bài học về đầu tư đều chỉ ra rằng: một khi thị trường bất động sản chao đảo thì sẽ ngay lập tức tạo ra hiệu ứng domino khiến cả nền kinh tế lao đao.

Đề xuất đánh thuế rất cao đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng mang dấu hiệu đầu cơ, lướt sóng và đánh thuế tài sản là bất động sản của Hiệp hội bất động sản TP.HCM có thể được xem là công cụ cần thiết để Chính phủ vào cuộc làm lành mạnh hóa thị trường cũng như tạo thêm nhiều cơ hội về nhà ở cho người dân.

Loại thuế này nếu được thông qua sẽ tạo nguồn thu ngân sách ổn định từ thị trường bất động sản, từ đó sử dụng nguồn vốn này để đầu tư phát triển hạ tầng nhằm gia tăng nguồn cung cho thị trường.

Về lâu dài, loại thuế này sẽ khuyến khích sử dụng có hiệu quả đất đai, đưa bất động sản về đúng giá trị thực của nó, hạn chế tình trạng nhiều nhà đất để không, lãng phí. Loại thuế này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và tỏ rõ tính hiệu quả, giúp cho thị trường nhà đất luôn phát triển ổn định, bền vững.

Việc Bộ Tài Chính mới đây có phản hồi về đề xuất này, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để làm cơ sở báo cáo Chính phủ, Quốc hội có thể được xem là một tín hiệu tích cực. Tuy vậy, quá trình này cần được thúc đẩy nhanh hơn song song với việc điều chỉnh, bổ sung sửa đổi Luật Đất Đai 2003 để đưa thị trường bất động sản trở lại quỹ đạo vốn có.

Chỉ khi nào các công cụ của nhà nước triệt tiêu được tâm lý “găm hàng, tạo sóng” hay nói cách khác là thay đổi tâm lý muốn tìm kiếm giá trị tăng thêm của đất mà không do mình làm ra thì những cơn sốt đất mới có thể hạ nhiệt, người mua nhà mới có thể hiện thực hóa giấc mơ về nhà ở của mình

Tags:
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Kỹ năng lái xe trên cao tốc: Cần đào tạo bài bản và bắt buộc

Kỹ năng lái xe trên cao tốc: Cần đào tạo bài bản và bắt buộc

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng, mới đây Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các Sở GTVT chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe chú trọng giảng dạy kỹ năng lái xe trên cao tốc, đặc biệt là cao tốc phân kỳ đầu tư.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

// //