Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dành cho lái mới: Kỹ thuật căn làn đường và khoảng cách khi lái xe

Phóng viên - 26/09/2020 | 7:32 (GTM + 7)

Làn đường và khoảng cách xe tính từ vị trí người lái đến vị trí thân xe đến điểm va chạm cần tránh sao cho căn chuẩn nhất. Khi lái xe hầu hết các tài xế đều dựa vào kinh nghiệm cũng như thói quen để căn chỉnh. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy luôn có nhữ

Đối với các lái mới, việc không đảm bảo khoảng cách với những xe phía trước là nguyên nhân dẫn đến các tai nạn giao thông khi tầm nhìn của tài xế bị hạn chế. Vì thế để đảm bảo an toàn cho hành trình, các lái mới có thể tham khảo một số chi tiết hướng dẫn sau để có thêm kinh nghiệm căn được khoảng trống với xe đi trước 1 cách hợp lý.

Tạo khoảng cách an toàn phía trước

Để có thể xác định được khoảng trống phía trước an toàn, phải hiểu khoảng trống an toàn cần lớn hơn quãng đường mà xe di chuyển tính từ thời điểm người lái xe nhận thấy mối nguy hiểm và có ý định dừng xe cho tới khi xe dừng hẳn.

Khi đó, cần đến 3/4 giây là khoảng thời gian người điều khiển có thể quan sát và đưa ra quyết định dừng xe. Và phải mất từng đó thời gian để có thể thực hiện thao tác đạp phanh xe. Kể từ lúc này, xe của bạn đã bắt đầu giảm tốc độ.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, khoảng cách an toàn với xe phía trước tương đương với quãng đường mà xe đi được trong 2 giây (áp dụng với điều kiện thời tiết bình thường và đường tốt). Tăng lên 3 giây nếu chạy trên đường cao tốc và 4 giây khi đi trong thời tiết xấu, mặt đường không bằng phẳng hoặc dễ trơn trượt. Nếu bị hạn chế tầm nhìn, lên căn chỉnh thời gian tối thiểu là 3 giây.

Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây

Lựa chọn đối tượng mốc cố định ngang xe trước tại thời điểm muốn đo. Nhẩm phép 3 tính cộng "1000+1; 1000 + 2; 1000 + 3".
Nếu đối tượng mốc ngang tầm xe khi đọc đến "3" có nghĩa rằng khoảng cách với xe phía trước là 3 giây.

Căn khoảng trống an toàn hai bên

Khi di chuyển thông thường, cần ít nhất 1 mét khoảng trống an toàn mỗi bên. Nới rộng khoảng cách rộng nhất có thể khi chạy với tốc độ cao, tầm quan sát bị hạn chế hoặc vượt người đi bộ, đi xe đạp.

Căn khoảng trống phía sau

Với trường hợp này, không thể áp dụng theo cách căn khoảng trống như ở trên. Giải pháp để dừng xe là giảm tốc độ từ từ, kéo dài thời gian để xe sau kịp phản ứng. Hoặc có thể đưa ra giải pháp khác như chuyển làn hay táp vào lề đường để xe sau vượt.

Vị trí xe trong làn

Trên đoạn đường 2 chiều, khi điều khiển ô tô hãy cho xe di chuyển vào gần vạch tim đường. Khi đó, sẽ hạn chế được việc xe khác lấn vào làn đường mà xe bạn đang đi.

Nếu đang ở rìa làn đường, cần lưu ý tránh xa các mối nguy hiểm từ lề đường như ô tô khác mở cửa xe... Vì vậy, hãy luôn cho xe di chuyển ở giữa làn đường.

Hạn chế lái xe vào điểm mù của các xe khác, nếu muốn vượt cần phải ra tín hiệu và vượt xe một cách nhanh chóng. Trên tuyến đường nhiều làn, làn bên phải thường an toàn hơn bên trái. Luôn giữ đúng làn đường khi tới gần các điểm dừng đèn đỏ.

Cách chọn khoảng trống an toàn

Khoảng không gian cần thiết để xe có thể vượt qua ngã tư giao thông an toàn hoặc nhập vào dòng xe được gọi là khoảng trống. Trên thực tế, để có một khoảng trống đảm bảo an toàn không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Các yếu tố cần thiết để xác định khoảng trống gồm: tốc độ lưu thông, thời gian thao tác của người điều khiển, thời gian tăng tốc để xe đạt tốc độ di chuyển của dòng xe.

Ví dụ, trong trường hợp lái xe dừng trước đèn đỏ, với điều kiện lý tưởng, các phương tiện cần 2 giây để đi thẳng, 5 giây để rẽ phải rồi đạt tốc độ 50km/h và 7 giây để rẽ trái, đồng thời đảm bảo cho xe đạt tốc độ 50km/h.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt xâm nhập mặn vào sâu nội đồng cùng các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mới đây Sở GTVT Hà Nội có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng), với tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng.

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Những ngày hè tháng Năm này, hoa bằng lăng tím trổ bông dọc theo dòng Kim Ngưu khiến các cung đường phía Nam Hà Nội như duyên dáng hơn. Tuy nhiên, chút chất thơ đó không khỏa lấp được những bất cập trên vỉa hè khu vực này, khi người đi bộ thực sự bối rối với những chướng ngại vật không ngờ tới.

Quà chiều trên phố

Quà chiều trên phố

Cao điểm chiều, đó là thời điểm nhộn nhịp nhất của phố xá, khi dân công sở tan làm, học sinh sinh viên tan học, dòng người ngược xuôi trên phố trong sự sốt ruột, mau chóng để sớm trở về nhà sau một ngày lao động.

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Để giải quyết những thách thức trong sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giao thông công cộng chậm phát triển, các thành phố đứng trước cơ hội rất lớn trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề hướng tới giao thông bền vững và bảo vệ môi trường.

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Kể từ đại dịch COVID-19, thị trường giao đồ ăn tại Trung Quốc bùng nổ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những tài xế của các nền tảng giao đồ ăn tại quốc gia tỷ dân này đang phải làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt, với thời gian làm việc kéo dài nhưng thu nhập lại thấp.

Một thời đánh dây thép

Một thời đánh dây thép

Với giới trẻ ngày nay, ba chữ “đánh dây thép” hay “Nhà dây thép” chắc còn khá lạ lẫm, nhưng đó lại là những từ quen thuộc của những thập niên đầu thế kỷ 20.

// //