Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chuyện hôm nay: Làn đường khẩn cấp

Phạm Quang Vinh - 26/04/2022 | 10:46 (GTM + 7)

Hàng ngàn km đường cao tốc được hình thành trong những năm qua đã và đang thay đổi diện mạo giao thông đường bộ Việt Nam, nhưng những thói quen lái xe dường như vẫn chưa có sự thay đổi cho phù hợp với sự đổi thay của hạ tầng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Những con đường cao tốc được thiết kế luôn có làn đường khẩn cấp, nhưng những làn đường khẩn cấp vẫn luôn được sử dụng như chỗ trống để điền vào mỗi khi đường đông.

Tôi nghĩ, trong số những người đang nghe lúc này, sẽ có không ít người đang di chuyển trên đường vành đai 3 Hà Nội, đường quốc lộ 1, hay những con đường khác, mà ở đó sẽ có làn ngoài cùng, bên phải hướng đi của xe cộ, thường được gọi là làn dừng xe khẩn cấp, hay một cách gọi khác trong tiếng anh, là shoulder, một từ tiếng anh có nghĩa thông thường là “vai”.

Ở Việt Nam, chúng ta thường biết đến nhiều nhất về làn này với nghĩa là “dải dừng xe khẩn cấp” hoặc “làn dừng xe khẩn cấp”, tuy nhiên, làn đường này sẽ không chỉ có một chức năng là để làm nơi dừng xe trong các trường hợp khẩn cấp.

Trong rất nhiều trường hợp, làn đường này được sử dụng để vận hành công tác cứu hộ, khi mà các cao tốc hay đường dành riêng cho xe ô tô đều hầu như không có hướng tiếp cận nào khác cho các phương tiện cứu hộ, như xe cứu hộ, xe cứu hoả, xe cấp cứu…

Ở nhiều quốc gia, làn đường này có thể được sử dụng để xe bus công cộng có thể đi vào khi đường tắc hoặc giao thông khó khăn.

Trong một số trường hợp đặc biệt, làn này có thể được dùng theo điều hành của đơn vị vận hành cao tốc, để có thêm một làn xe, thường là khi đường bị quá đông đúc.

Khi cần thiết, làn đường này cũng là một lựa chọn an toàn cho người lái xe để tránh khi làn bên trong không thể sử dụng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tại nhiều quốc gia, phần vai đường ở các vùng nông thôn có thể được sử dụng để người dân đi lại bằng xe đạp hoặc đi bộ, khi không có vỉa hè hoặc làn đường dành riêng.

Vai đường, hay làn khẩn cấp, cũng là thứ làm giảm bớt chi phí xây dựng, vì sẽ không yêu cầu cao về tải trọng và mức độ giao thông thường xuyên như các làn chính, thậm chí nhiều nơi, phần vai đường còn không được rải nhựa bởi thực tế, làn này ít khi được sử dụng.

Tuy nhiên, có một điểm chung ở tất cả các quốc gia, là phần vai đường, hay làn dừng xe khẩn cấp này luôn là phần cấm sử dụng trong các điều kiện lưu thông bình thường, bao gồm cả các tình huống tắc đường, trừ khi được đơn vị vận hành hay cảnh sát yêu cầu làm như vậy.

Và đó cũng là điểm khác biệt với thực tiễn giao thông ở Việt Nam chúng ta hiện nay.

Thực tế ở chúng ta, là làn đường này hầu như đều được sử dụng để vượt xe khác, khi đường không bị tắc và các xe đang chạy ở tốc độ cao.

Nhưng nhiều hơn, phổ biến hơn, là bị lạm dụng để đi vào trong các trường hợp đường bị ùn tắc do số lượng xe đông.

Ngay lúc này, tôi nghĩ có không ít người đang điều khiển xe trên đường vành đai, trên cao tốc quanh Hà Nội, ở những đoạn đông người, đang đi vào làn khẩn cấp, vào vai đường, mà lý do tôi thường được nghe, là các xe khác cũng đi như vậy, là đường quá đông.

Và trong rất nhiều trường hợp, người ta không nghĩ, làm thế là sai luật.

Mà nguyên nhân để nghĩ như vậy, thường lại xuất phát từ chỗ, hầu như có rất ít người từng bị xử phạt vì lỗi đi vào làn khẩn cấp.

Vì làn khẩn cấp hầu như bị xe cộ tràn vào, nên nếu có một tai nạn nào đó trên cao tốc hay đường vành đai trên cao của Hà Nội, các phương tiện cấp cứu và cứu hộ hầu như không thể tiếp cận được đến vị trí cần cứu hộ. Xe cứu hoả và cứu thương hầu như không có khả năng tiếp cận đến các điểm có tai nạn, không thể hỗ trợ khi có sự cố.

Và những va chạm trên cao tốc hay đường vành đai trên cao thường sẽ dẫn đến tắc đường trong thời gian dài, thậm chí nhiều giờ.

Cần và nên hiểu rõ, không thể sử dụng làn khẩn cấp trong các trường hợp bình thường, bao gồm cả lúc tắc đường hay lưu thông chậm - Ảnh minh họa

Cần và nên hiểu rõ, không thể sử dụng làn khẩn cấp trong các trường hợp bình thường, bao gồm cả lúc tắc đường hay lưu thông chậm - Ảnh minh họa

Việc các xe lấn làn, đi vào làn khẩn cấp cũng làm tắc thêm ở phía trước, tốc độ chung của tất cả các xe trên cao tốc, vì thế, sẽ chậm hơn nếu các xe được di chuyện lần lượt, có trật tự.

Không tuân thủ việc hạn chế đi vào làn khẩn cấp cũng giúp củng cố thói quen không tuân thủ các chỉ dẫn và luật lệ giao thông nói chung, gây nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến việc giao thông nói chung.

Bởi vậy, tôi nghĩ, từng người một khi lái xe, cần và nên hiểu rõ, mình không thể sử dụng làn khẩn cấp trong các trường hợp bình thường, bao gồm cả lúc tắc đường hay lưu thông chậm.

Cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng khác có lẽ cũng nên tích cực hơn để giúp mọi người hiểu rằng, việc đi vào làn khẩn cấp là phạm luật, sẽ bị phạt và nên phạt một cách nghiêm túc.

Nếu bạn đang hoặc định lái xe đi vào làn khẩn cấp, tôi muốn bạn biết rằng, theo quy định tại nghị định 100/2019, lái xe đi vào làn khẩn cấp sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, và bị giữ bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Việc phạt một cách nghiêm túc và rộng rãi chắc chắn sẽ giúp nhiều người hiểu rằng, đi vào làn khẩn cấp là không đúng luật, và vì thế, giao thông sẽ bớt hỗn loạn và an toàn hơn.

Và tôi mong sẽ sớm được nhìn thấy những làn khẩn cấp thông thoáng như mục đích của nó.

------

Trên đây là góc nhìn của tác giả Phạm Quang Vinh về việc làm thế nào để những làn đường khẩn cấp trên đường được sử dụng đúng với mục đích của nó. Tác giả Phạm Quang Vinh là cộng tác viên thường xuyên của chuyên mục Chuyện hôm nay./.

Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

// //