Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chung tay thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số

Hồng Lĩnh - 29/03/2023 | 9:52 (GTM + 7)

Dự án “Chúng tôi Có thể” giai đoạn 2 – Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số Việt Nam” khẳng định niềm tin vào năng lực vượt qua thử thách, khó khăn của trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái.

Video: Chúng tôi có thể 

Ngày 28/3, tại Tòa nhà Xanh Một Liên Hợp Quốc, Hà Nội, hơn một trăm đại biểu và hàng ngàn khán giả xem phát trực tuyến đã chứng kiến Lễ công bố dự án “Chúng tôi Có thể” giai đoạn 2 – Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số Việt Nam” do Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức, phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung Ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tập đoàn CJ, cùng các đại diện của Ủy ban Dân tộc.

Với mục tiêu “Hướng đến Mức sống và Giáo dục tốt hơn”, dự án khẳng định niềm tin vào năng lực vượt qua thử thách, khó khăn của trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái.

Bà Justine Sass, Trưởng ban Giới và Hòa nhập trong Giáo dục của Trụ sở chính UNESCO tại Paris

Bà Justine Sass, Trưởng ban Giới và Hòa nhập trong Giáo dục của Trụ sở chính UNESCO tại Paris

“Giáo dục là một công cụ trao quyền mạnh mẽ bởi giáo dục có thể giải quyết được những rào cản, sự kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới đang cản trở người học thực hiện quyền được giáo dục và các cơ hội trong cuộc sống, công việc và định hướng trong tương lai. Chúng ta phải khai thác sức mạnh của giáo dục để khơi sáng những tiềm năng của người học và tôn trọng sự đa dạng của họ cũng như việc chuyển đổi các tổ chức giáo dục để đạt được công bằng xã hội, bình đẳng và hòa nhập", bà Justine Sass, Trưởng ban Giới và Hòa nhập trong Giáo dục của Trụ sở chính UNESCO tại Paris phát biểu tại buổi lễ.

trích Video

Giai đoạn I của dự án do UNESCO thực hiện từ năm 2019-2022 tập trung triển khai tại 12 huyện ở ba tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng. Dự án đã đạt được thành công trong việc đáp ứng được các đầu ra mong đợi nhằm tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục và duy trì việc học của trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số, tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số.

Dự án Giai đoạn I đã tiếp cận được 16.296 học sinh (trong đó có 8.021 nữ sinh). Tại 24 trường dự án, trong số học sinh dân tộc thiểu số, tỷ lệ nhập học tăng từ 62% lên 67%, tỷ lệ bỏ học giảm từ 3,8% xuống 2,9% và tỷ lệ chuyển tiếp lên trung học cơ sở tăng từ 69,7% lên 76,7%. 2.136 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã được đào tạo về tư vấn trường học có nhạy cảm giới và hàng nghìn người khác sẽ được tiếp cận thông qua việc triển khai khóa học trực tuyến trên toàn quốc. 120 phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số đã được đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp và tiếp tục được hỗ trợ thông qua Hội Phụ nữ xã.

Empty

“Những bài học bổ ích từ dự án đã giúp chúng em dám nói ra ước mơ của mình. Đó cũng là nguồn động lực lớn để chúng em cố gắng hơn” – Em Phàn T. T., học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó hiệu trưởng, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cho biết: “Nhiều năm gần đây song song với dự án ”Chúng tôi Có thể”, nhà trường đã thu hút được 100% học sinh đến trường, không có trẻ em phải nghỉ học đi lấy chồng, đó là thành công của nhà trường và bước đầu hình thành cho các em về hướng nghiệp qua các buổi tham quan thực tế các mô hình tại địa phương.”

Giai đoạn II của dự án _Chúng tôi Có thể_ sẽ được triển khai tại các tỉnh Cao Bằng - Kon Tum và Ninh Thuận.

Giai đoạn II của dự án _Chúng tôi Có thể_ sẽ được triển khai tại các tỉnh Cao Bằng - Kon Tum và Ninh Thuận.

Giai đoạn II của dự án “Chúng tôi Có thể” sẽ được triển khai tại các tỉnh Cao Bằng, Kon Tum và Ninh Thuận. Với mục tiêu tiếp tục trao quyền cho thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái và nữ thanh niên tại các trường trung học cơ sở nội trú và các vùng lân cận, để vượt qua định kiến, lên tiếng và hành động vì ước mơ, hy vọng và nguyện vọng trong giáo dục. Giai đoạn II sẽ xây dựng các kỹ năng và nền tảng, thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các hoạt động truyền thông và vận động do học sinh khởi xướng, và tăng cường cam kết của Chính phủ về giáo dục cho trẻ em và thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái.

“Dự án được kỳ vọng sẽ đóng góp vào Kế hoạch Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ Việt Nam, Chiến lược công tác dân tộc và cam kết quốc gia trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, đặc biệt là Mục tiêu 4 về Giáo dục và Mục tiêu 5 về Bình đẳng giới” - Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam bày tỏ.

chắp cánh ước mơ

Tại Lễ công bố, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bà Bế Thị Hồng Vân, Phó Vụ trưởng, Vụ chính sách dân tộc, Ủy Ban dân tộc, đối tác chính trong Giai đoạn I, bày tỏ sự cảm kích đối với tập đoàn CJ, UNESCO và các đối tác khác của dự án. Ông Vũ Minh Đức cũng đề nghị “các Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, Kon Tum và Ninh Thuận tiếp tục chỉ đạo triển khai các hoạt động dự án để đạt được thành tựu như giai đoạn I”.

Các ca sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc và Việt Nam, Isaac Hong và Phương Mỹ Chi, đã biểu diễn tại sự kiện này như một lời kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng để hỗ trợ những nỗ lực của dự án về giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //