Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cập nhật tiến độ triển khai cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Theo TTXVN - 06/05/2022 | 9:33 (GTM + 7)

Liên quan đến tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải vừa thông tin, hiện tại, dự án cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu tại Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ.

Tiến độ dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 đang đáp ứng đúng kế hoạch đề ra (Ảnh minh họa: VGP)

Tiến độ dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 đang đáp ứng đúng kế hoạch đề ra (Ảnh minh họa: VGP)

Cụ thể, về thỏa thuận hướng tuyến, hiện 12/12 tỉnh đã có văn bản thỏa thuận hướng tuyến và công trình; 9/10 dự án đã có ý kiến Bộ Quốc phòng. Riêng dự án thành phần Hậu Giang - Cà Mau chưa có ý kiến của Bộ Quốc phòng về hướng tuyến đi qua các khu vực đất quốc phòng do quá trình bàn giao cọc giải phóng mặt bằng mới phát hiện 2,79 ha đất quốc phòng quản lý đang nuôi trồng thủy sản. Dự kiến hoàn thành trước ngày 15/5/2022.

Đối với công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, toàn bộ 12 dự án thành phần đã hoàn thành công tác khảo sát hiện trường địa hình, địa chất, thủy văn.

Tính đến nay, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông đã hoàn thành thẩm định và Bộ Giao thông Vận tải đã chấp thuận đợt 1 được 136,3km hồ sơ thiết kế cắm cọc mốc giải phóng mặt bằng; thẩm định, trình Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận thêm hơn 483km, đạt 619,6km (85%) trong tổng số 729km. Các đoạn còn lại khoảng hơn 109km sẽ trình Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận trước ngày 30/6/2022.

"Đến ngày 30/4/2022, các Ban quản lý dự án đã bàn giao cho địa phương được 424,8km trong tổng số 729km, đạt 58% hồ sơ cọc và dự kiến bàn giao toàn bộ vào ngày 30/6/2022", lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thông tin.

Tiến trình thực hiện một số thủ tục chính khác trong công tác chuẩn bị đầu tư dự án cũng được Bộ Giao thông Vận tải đề cập như: Công tác khảo sát, lập báo cáo đánh gia tác động môi trường (ĐTM) đã hoàn thành 12/12 dự án, các Ban quản lý dự án đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo ĐTM. 12/12 dự án đã họp Hội đồng thẩm định.

Với công tác lập khung chính sách giải phóng mặt bằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có ý kiến thẩm tra 6/6 dự án. Trong đó, 2/6 dự án đã có văn bản tiếp thu và giải trình và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm dự án: Vũng Áng - Bùng và Vạn Ninh - Cam Lộ.

Đánh giá về tình hình triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho rằng, một trong những đột phá lớn nhất chính là thời gian thực hiện các thủ tục phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, tổ chức triển khai thi công trong năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026 (Ảnh minh họa: VGP)

Dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, tổ chức triển khai thi công trong năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026 (Ảnh minh họa: VGP)

Dẫn chứng cho nhận định này, theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư ngày 22/11/2017 với 11 dự án thành phần, tổng chiều dài 654km đi qua địa phận 13 tỉnh.

Xác định mặt bằng là nút thắt của dự án và cần đi trước một bước, ngay sau khi dự án được phê duyệt, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các Ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế lập hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng và bàn giao cho các địa phương để kịp thời triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Tuy nhiên, do dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 được triển khai thực hiện theo thủ tục, trình tự pháp luật thông thường nên thời gian từ lúc chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đến khởi công dự án thường mất từ 2 - 3 năm.

Đến tháng 4/2019, Bộ Giao thông Vận tải bắt đầu bàn giao cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương và đến tháng 9/2020 mới khởi công những gói thầu đầu tiên. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện trong khoảng thời gian trung bình từ 17 - 20 tháng.

Cho đến nay sau 3 năm triển khai thực hiện, vẫn còn khoảng 0,1% chiều dài tuyến còn vướng mặt bằng và một số công trình hạ tầng kỹ thuật, hoặc một số hạng mục công trình đã được bồi thường nhưng chưa được di dời.

"Thế nhưng, rút kinh nghiệm giai đoạn 1, để đảm bảo quỹ thời gian gấp rút thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, đáp ứng khởi công năm 2022 và cơ bản hoàn thành vào năm 2025, trên cơ sở Nghị quyết được Quốc hội thông qua về chủ trương đầu tư dự án, Chính phủ đã ban hành cơ chế theo thẩm quyền cho phép triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngay từ trong giai đoạn chuẩn bị dự án", Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhìn nhận.

Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát, tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương theo từng giai đoạn tùy theo mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến, cơ bản hoàn thành trước ngày 30/6/2022.

Các địa phương khẩn trương thực hiện các công tác liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đảm bảo bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công cuối năm 2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong Quý II/2023.

Đến nay, các Ban quản lý dự án đã phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho địa phương 424,8km trong tổng số 729 km của toàn dự án cao tốc.

Như vậy, tính từ thời điểm Quốc hội có chủ trương đầu tư, thời gian để Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành bàn giao hồ sơ, cắm cọc giải phóng mặt bằng cho địa phương chỉ khoảng 5 tháng; thời gian chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án chỉ khoảng 10 tháng, công tác giải phóng mặt bằng sẽ được hoàn tất trong thời gian khoảng 18 tháng.

Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dài 729km đi qua địa phận 12 tỉnh, thành gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị dài 267 km, Quảng Ngãi - Nha Trang dài 353 km và Cần Thơ - Cà Mau dài 109 km. Dự án được chia thành 12 dự án thành phần với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 146.990 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công.

Trước đó, ngày 11/02/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP nhằm triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Đáng chú ý tại nghị quyết số 18/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với gói thầu xây lắp các dự án thành phần, kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng) và các gói thầu quan trọng khác nếu thấy cần thiết về tư vấn liên quan đến Dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và kết quả thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư..../.

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

// //