Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần chủ động trong kế hoạch triển khai tiêm chủng để sẵn sàng khi có vaccine

Phóng viên - 07/09/2021 | 8:29 (GTM + 7)

Vaccine vẫn thiếu, nhưng việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một số điểm tiêm vẫn rất đông đúc, tiềm ẩn những nguy cơ lây lan dịch.

Do vậy, nhiều ý kiến lo ngại, thời gian tới, khi nguồn vaccine nhập khẩu dồi dào, vaccine trong nước cũng được cấp phép sản xuất đại trà, việc tiêm chủng có thể gặp khó nếu không có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. 

Vậy các địa phương cần chủ động kế hoạch tiêm như thế nào để đáp ứng nhu cầu của người dân?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong bối cảnh vaccine vẫn thiếu, nhưng việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một số điểm tiêm vẫn rất đông đúc, tiềm ẩn những nguy cơ lây lan dịch

Dù rất mong chờ và phấn khởi khi nhận được lịch hẹn thông báo thời điểm tiêm mũi 2, song anh Võ Ngọc Quỳnh, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội vẫn không khỏi băn khoăn bởi địa điểm tiêm này luôn rất đông đúc.

Mặc dù đã khai báo đầy đủ từ nhà, song anh vẫn phải chờ đợi gần 1 giờ đồng hồ, vì nhiều người đến nơi mới khai báo y tế, rất mất thời gian: 

"Tập trung hơi đông, mọi người dân ai cũng nóng lòng được tiêm trước bằng cách không an toàn thế này thì rất có khả năng rủi ro".

Từ thực tế triển khai tiêm hơn 3.000 mũi vừa được phân bổ thời gian qua, ông Vũ Thế Phương Giám đốc Bênh Viện Nam Thăng Long cho biết, các điểm tiêm cần phân chia thời gian hợp lý để tránh việc người dân đến ồ ạt, gây ra tình trạng đông người, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo.

Ngoài số lượng 2 dây chuyền tiêm có sẵn, đơn vị đã được Trung tâm Phòng chống bệnh tật (CDC) Hà Nội đào tạo 60 người để tiêm vaccine, có thể chạy 20 dây chuyền tiêm, mỗi dây chuyền có thể tiêm từ 200-300 người cùng lúc:

"Vấn đề giờ giấc, thứ 2 là dây chuyền tiêm phải tăng cường lên cho đúng bài bản, số lượng tiêm phải xé lẻ, nghĩa là một bệnh viện, một đơn vị tiêm nhiều dây chuyền tiêm thì nó mới nhanh được. Ví dụ 3 phút tiêm một người thì rõ ràng 3 phút tiêm được 10 người, còn 2 dây chuyền chỉ được 2 người, còn 8 người bị chậm".

Dẫn kinh nghiệm ở một số nước châu Âu như Pháp, Thụy Sĩ, bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển kinh doanh, Bệnh viện FV (TP.HCM) cho rằng, việc tiêm chủng có thể thực hiện ở khắp mọi nơi, không chỉ các cơ sở y tế công lập, mà huy động cả các cơ sở y tế tư nhân tham gia để thực hiện nhanh nhất mục tiêu phủ rộng vaccine hướng đến miễn dịch cộng đồng:

"Bệnh viện FV có khoảng 100 điều dưỡng có chứng chỉ tiêm vaccine. có thể huy động 60 điều dưỡng để tổ chức 20 tổ tiêm thì mỗi ngày FV có thể thực hiện được 10 nghìn mũi tiêm. Nhiều cơ sở y tế tư nhân cộng lại sẽ là một nguồn lực rất lớn".

Ảnh: Bộ Y tế

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho rằng, việc tiêm chủng là kế hoạch phòng bệnh một cách bền vững nhất nên việc tiêm vaccine càng sớm, càng nhiều càng tốt.

Thời gian tới được dự báo nguồn cung vaccine sẽ dồi dào hơn nên các địa phương cần có kế hoạch cụ thể. Không chỉ dừng lại ở những người có hộ khẩu tại địa phương đó, mà phải tiêm cả cho những người sinh sống trên địa bàn:

"Huy động cả lực lượng tiêm chủng sẵn có, ví dụ các điểm tiêm chủng trước, rồi hệ thống tiêm chủng tư nhân, hệ thống của các bệnh viện. Trong việc tiêm chủng thì thực hiện tốt 5K, không để lây nhiễm chéo trong tiêm chủng cũng như đảm bảo công tác an toàn".

Theo Bác sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, trong quy trình tiêm hiện nay ở Việt Nam, khi nguồn cung vaccine dồi dào, ngoài việc huy động toàn bộ hệ thống y tế cho việc tiêm vaccine, chiến lược tiêm vaccine cũng phải được tính toán một cách khoa học, hợp lý.

Theo ông, việc tiêm vaccine cần được căn cứ trên chỉ định của dịch tễ học, tức là những đối tượng đã có miễn dịch trong cộng đồng do đã nhiễm, đã khỏi và một tỷ lệ nhất định đã được tiêm vaccine để lựa chọn đối tượng tiêm trước, nhằm phát huy hết hiệu quả nguồn vaccine trong việc ngăn chặn dịch:

"Phải có giám sát dịch tễ về mức độ miễn dịch trong cộng đồng có được. Khi có được 3 tiêu chí đó làm cơ sở khoa học cho việc dự báo diễn biến của dịch và đánh giá các nguy cơ làm tăng khả năng lây truyền dịch và tăng khả năng diễn biến biểu hiện lâm sàng nặng phải đi bệnh viện thì lúc đó anh phân bổ vaccine đi theo tiêu chuẩn đó thôi".

Khi việc chống dịch được khoa học dẫn đường, các quyết sách dựa trên những số liệu cụ thể về tình hình tiêm chủng, người dân đã được tiêm chủng đầy đủ được hướng dẫn đi lại an toàn (Ảnh: NYT)

Nguồn cung vaccine nhập khẩu từ nay đến cuối năm và năm 2022 được dự báo có thể sẽ dồi dào lên, cùng với các vaccine trong nước có tín hiệu khả quan sẽ mở ra triển vọng khắc phục tình trạng khan hiếm vaccine hiện nay.

Tuy vậy, để sử dụng nguồn vaccine hiệu quả, các địa phương cũng cần chủ động kế hoạch, lựa chọn thứ tự đối tượng tiêm, hướng đến việc làm sạch từng vùng để dần dần đưa các vùng này trở lại cuộc sống bình thường theo nguyên lý vết dầu loang.

Góc nhìn của VOV Giao thông: Mở rộng vùng xanh, đối tượng xanh để sống chung với dịch

Đầu tháng 8/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã khẳng định đến cuối năm 2021, số lượng vaccine sẽ về nhiều và dồn dập. Đó là chưa kể  vaccine nội đang có những tín hiệu khả quan về khả năng sản xuất và sử dụng đại trà. Do vậy công tác chuẩn bị phải luôn sẵn sàng. 

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, cần rà lại các quy trình, thống nhất để giảm áp lực hành chính. Phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo nguyên tắc nhanh nhất, sớm nhất nhưng đảm bảo an toàn lên trên hết. Tại các điểm tiêm chủng, cần có sự tham gia của các ngành đoàn thể giúp người dân tiếp đón, khai báo y tế và đăng ký tiêm chủng trên phần mềm tiêm chủng.

Yêu cầu này có lẽ không thừa, bởi thực tế thời gian qua, ngay khi nguồn cung vaccine còn hạn chế, tại một số địa điểm tiêm vẫn xảy ra tình trạng tụ tập đông người, quá tải cục bộ, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo trong chính quá trình tiêm chủng.

Do vậy, việc đặt ra yêu cầu cho các tỉnh, thành phố khi nguồn cung vaccine dồi dào, đó không chỉ là quá trình tiêm chủng, bởi nhân lực tiêm khá dồi dào, từ  hệ thống y tế công lập từ tuyến tỉnh đến cấp xã phường, cùng với hệ thống y tế tư nhân tại các địa phương.

Sự chuẩn bị này còn bao gồm cả hệ thống kho bảo quản, hệ thống vận chuyển, nhất là sự lựa chọn đối tượng ưu tiên, vùng ưu tiên để tiêm vaccine một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 

Đặc biệt, chiến lược tiêm vaccine cũng gắn với việc sử dụng các nền tảng công nghệ để khai báo đầy đủ từ đăng ký tiêm; triển khai cấp giấy chứng nhận tiêm chủng; quét QR code, nhất là tại các địa điểm công cộng, trong đó có các điểm tiêm chủng... qua đó giảm áp lực hành chính tại các địa điểm tiêm

Khi chiến lược tiêm chủng được áp dụng theo đúng thứ tự ưu tiên, dựa trên những yếu tố dịch tễ học như: người có hệ miễn dịch khi đã mắc và đã khỏi, số người được tiêm mũi 1, mũi 2, cơ quan chức năng sẽ từng bước khoanh vùng, làm sạch từng vùng, cùng với việc cập nhật dữ liệu người tiêm để từng bước mở rộng vùng xanh theo nguyên lý vết dầu loang. 

Tính đến đầu tháng 9 này, Việt Nam đã tiêm được hơn 21 triệu liều vaccine, trong đó có hơn 1 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi. Thời gian tới, khi nguồn cung vaccine dồi dào, số lượng người được tiêm và tiêm đủ 2 mũi sẽ tăng lên nhanh chóng theo thời gian, sẽ là tiền đề để thiết lập hệ dữ liệu những đối tượng an toàn, từ đó xây dựng những vùng an toàn.

Để làm được điều này, Bộ Y tế cần sớm tư vấn cho việc đề ra các chính sách chống dịch bền vững theo nguyên lý sống chung với dịch, đồng thời có hướng dẫn một cách chi tiết từ việc ưu tiên cho những đối tượng tiêm đủ 2 mũi có thể ra đường, những quy định cần tuân thủ khi được ra đường, từ đó mở dần cho những vùng xanh, vùng an toàn trở lại cuộc sống bình thường.

Khi đó việc kiểm soát nhu cầu đi lại chủ yếu áp dụng cho những đối tượng nguy cơ, những vùng nguy cơ chứ không phải lựa chọn những đối tượng được ra đường theo đặc thù công việc như đang áp dụng, vừa gây ảnh hưởng đến các vận hành thiết yếu của xã hội, vừa rất lãng phí hiệu quả của vaccine.

Khi việc chống dịch được khoa học dẫn đường, các quyết sách dựa trên những số liệu cụ thể về tình hình tiêm chủng, người dân đã được tiêm chủng đầy đủ được hướng dẫn đi lại an toàn, từng bước khôi phục hoạt động sản xuất và đời sống theo mức độ an toàn của kiểm soát dịch bệnh, thì khi đó, tinh thần sống chung an toàn với được thực thi, mục tiêu kép trong phòng chống dịch mới có thể thành hiện thực.

---

Nghe thêm Sự việc & Góc nhìn trên Appler Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Hàng loạt cây xanh rợp bóng mát trên quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM bất ngờ bị cắt tỉa nhánh. Trong đó, có nhiều cây bị cắt trụi, chỉ còn phần gốc và nhánh. Nguyên nhân vì sao?

Làm gì để xóa “điểm đen” TNGT trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám?

Làm gì để xóa “điểm đen” TNGT trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám?

Thời gian qua, không chỉ xảy ra ùn tắc giao thông, khu vực cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM) cũng liên tục xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đây là cầu vượt được xác định là điểm đen về tai nạn giao thông vào tháng 12/2023.

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng CSGT bảo đảm ATGT trong dịp nghỉ lễ

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng CSGT bảo đảm ATGT trong dịp nghỉ lễ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có thư biểu dương, khen ngợi những thành tính mà lực lượng CSGT đã đạt được trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua.

Trông giữ xe ở lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn: Sẽ còn bế tắc lâu dài...

Trông giữ xe ở lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn: Sẽ còn bế tắc lâu dài...

Sở GTVT Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT tiếp tục cho phép Hà Nội sử dụng lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn để trông giữ phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô.

Hệ thống Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga nhận kỷ lục Việt Nam

Hệ thống Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga nhận kỷ lục Việt Nam

Hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga đã được xác nhận là bệnh viện có số ca phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp Smile nhiều nhất tại Việt Nam và bệnh viện có số lượng ca phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể với kính đa tiêu Zeiss nhiều nhất tại Việt Nam.

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Sau 16 tháng thi công dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đang chậm tiến độ khoảng 0,5% so với kế hoạch do các vướng mắc về mặt bằng cũng như mỏ vật liệu tại khu vực đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Như VOVGT đã thông tin, tại hội nghị sơ kết an toàn giao thông quý I/2024, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực UBATGTQG đã đề nghị phạt nguội người đi xe máy giống như người đi ôtô.

// //