Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Phương tiện giao thông là thủ phạm gây ô nhiễm

Phóng viên - 20/12/2019 | 5:27 (GTM + 7)

Sau gần 4 tháng xảy ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng, Bộ TN&MT tổ chức cuộc họp nhằm tìm ra những giải pháp cấp bách, kiểm soát chất lượng không khí ở các đô thị lớn.

Ô nhiễm không khí, giao thông, khói bụi, công trình, thi công, xây dừng
Đâu là giải pháp cấp bách, kiểm soát chất lượng không khí tại các đô thị lớn?

Tại hội nghị, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã báo cáo các số liệu về tình hình không khí từ năm 2013 đến năm 2019. Theo báo cáo, ô nhiễm không khí tại 2 thành phố này có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các thông số bụi mịn PM 2.5. Thời gian thông số bụi mịn vượt ngưỡng thường tập trung từ 2 - 8 giờ sáng và thay đổi theo mùa. Đặc biệt, 2019 là năm có tần suất ô nhiễm không khí cao nhất, có thời điểm thông số ô nhiễm vượt 3 - 4 lần quy chuẩn cho phép.

Nhận định về tình hình ô nhiễm không khí trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định: Thủ phạm chính gây ô nhiễm không khí là các phương tiện giao thông. Hiện Hà Nội có hơn 7 triệu xe ô tô và xe máy, còn tại TP. Hồ Chí Minh là hơn 10 triệu xe. Ngoài ra, TP. Hà Nội cũng đang là đại công trường với hơn 1.000 công trình đang triển khai xây dựng, đây là thủ phạm thứ 2 gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội. 

Nguyên nhân tiếp theo khiến ô nhiễm không khí được Bộ trưởng Bộ TN&MT đưa ra là do các cơ sở sản xuất công nghiệp và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân, đặc biệt hiện Hà Nội vẫn còn hơn 60.000 hộ đang dùng bếp than tổ ong. Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Sự lo lắng của người dân về chất lượng không khí trong thời gian qua là hoàn toàn có cơ sở. Ô nhiễm không khí đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách. Những giải pháp trước mắt đáng ra cơ quan chức năng phải làm trước khi tổ chức cuộc họp này”.

Chính vì vậy, để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong thời gian tới, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, vấn đề trước mắt, phải có trách nhiệm tập trung nguồn lực, bằng mọi phương pháp huy động ngân sách, huy động lực lượng để duy trì các hệ thống quan tắc tự động nhằm xác định chính xác về môi trường không khí và cung cấp thông tin mỗi ngày 2 lần để người dân nắm bắt được.

Nếu tình trạng chất lượng không khí vượt quá quy chuẩn cho phép, người dân cần tuân thủ theo các biện pháp mà Bộ Y tế đã khuyến cáo. Bộ trưởng cũng đề nghị UBND Hà Nội phải thường xuyên công bố thông tin, có ngay kế hoạch phun nước rửa đường, điều tiết luồng giao thông, cảnh báo. Nếu cần thiết, cần phân luồng giao thông các xe ngoại tỉnh, chia làn để không đi vào Hà Nội, các xe đi vào Hà Nội phải có biện pháp che chắn, rửa xe…để giảm nguồn ô nhiễm không khí đột biến và tập trung tại một khu vực.

Bo truong TNMT Tran Hong Ha
Bộ Tài Nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp tìm kiếm giải pháp kiểm soát chất lượng không khí sau gần 4 tháng xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại các đô thị lớn.

Đối với các công trường xây dựng thì ngay sau cuộc họp ngày hôm nay, Bộ TN&MT sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng ra văn bản quy định bảo vệ môi trường với các công trình xây dựng. Đặc biệt, các địa phương cần khuyến cáo người dân chuyển đun từ bếp than sang các loại bếp khác. Phải kiểm tra và xử lý việc đốt chất thải, tuyên truyền để người dân không đốt rơm rạ, kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi đốt chất thải.

“Bài toán về môi trường chúng ta phải giải quyết từ khâu quy hoạch, phát triển, đầu tư. Chúng ta sẽ xem xét lại toàn bộ khâu quy hoạch, phải giữ những mảng xanh, phải giữ được hồ, ao, trồng những cây xanh để hấp thu được chất thải, đặc biệt là khí thải. Nếu thành phố không có hệ sinh thái để điều hòa và cân bằng, cũng không có những mảng xanh mà chỉ có nhà ở, công xưởng và nhà máy hoạt động thì không bảo vệ môi trường được. Về mặt tầm nhìn lâu dài, trong một đô thị chúng ta phải tính toán hợp lý, cân bằng, chỉ có như vậy mới giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường”, bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Được biết, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành địa phương thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Phó Thủ tướng yêu cầu TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phải nghiên cứu, đánh giá toàn diện chất lượng môi trường không khí trên địa bàn. 

Đồng thời,triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế, giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, đặc biệt đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm có nguồn gốc phát thải cao ra khỏi khu vực đô thị hoặc khu dân cư tập trung. Thực hiện các giải pháp giảm ùn tắc giao thông, lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc môi trường, hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin về môi trường làm cơ sở cảnh báo, khuyến cáo người dân về chất lượng môi trường không khí.

Đánh giá kết quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, nhất là các đô thị lớn và đề xuất các giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường không khí báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/01/2020./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

// //