Bất cứ ai từng học lái xe đều biết việc dừng xe quan sát trước khi nhập từ đường nhỏ ra đường lớn là một quy tắc quan trọng bậc nhất, được quy định bằng tấm biển STOP. Nhưng ngay khi nhận bằng, hầu hết chúng ta không còn nhớ đến tấm biển này.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Một trong những lỗi vi phạm giao thông được coi là rất nặng khi bạn lái xe tại Mỹ hay các quốc gia ở Châu Âu và nhiều quốc gia khác; hay khi bạn thi bằng lái xe ở nước ngoài mà phạt lỗi này thì đương nhiên bạn sẽ phải thi lại, đó là lỗi “Không dừng lại hoàn toàn trước vạch kẻ hoặc biển báo có chứ STOP”.
Stop (dừng lại) – một từ tiếng Anh, gần như đã trở thành từ quốc tế và được sử dụng một cách rộng rãi trên toàn thế giới.
Nhưng chúng ta thấy, biển báo STOP hầu như không được đặt ở hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Tôi là người đi khá nhiều ở Việt Nam và tôi rất ít gặp biển báo STOP từ các ngõ nhỏ ra đến phố lớn, từ con đường nhỏ ra các con đường lớn, hay trước khi đến các điểm giao cắt.
Trong khi, đây là một biển báo cần thiết. Vì chúng ta không có các thống kê, hay chính xác hơn là tôi không tìm thấy những thống kê về số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện đi từ đường nhánh, từ trong ngõ ra đường lớn không chịu dừng lại và quan sát, rồi để xảy ra va chạm với các phương tiện đi ở đường lớn, đường chính.
Từ kinh nghiệm cá nhân cũng như những tình huống giao thông hàng ngày, chúng ta có thể thấy, có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do thói quen hoặc sự thiếu quan sát, thiếu ý thức của người lái xe.
Nhưng ý thức của người lái xe, nó sẽ bắt đầu từ cả từ việc những yếu tố bên ngoài tác động đến nhận thức của họ hay không? Ở đây, yếu tố bên ngoài đó chính là những tấm biển STOP.
Nếu như biển báo STOP được tôn trọng và được xuất hiện rộng rãi, để mọi người hiểu rằng, khi thấy biển báo này, chúng ta phải dừng lại, quan sát các hướng rồi mới đi tiếp vào các nút giao và tiếp tục tham gia giao thông.
Hay một ví dụ tại ngã tư, nếu có biển STOP, các phương tiện dễ dàng hơn trong việc nhường nhịn, thay vì cả 4 xe đi vào ngã tư mà không ai nhường ai, cuối cùng đều mắc kẹt ở giữa.
Chúng ta có thể tạo ra một thói quen, đó là dừng lại và quan sát, mà để có được thói quen này thì một trong những yếu tố quan trọng nhất là cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ phải đảm bảo rằng ở các đường nhánh, nút giao, trước khi vào được ưu tiên (nếu như không có đèn giao thông) thì phải có biển STOP.
Để mọi người trước khi đi vào, thấy tấm biển, sẽ dừng lại, quan sát, rồi mới cẩn trọng quyết định để rẽ vào.
Tôi nghĩ, Tổng cục đường bộ Việt Nam, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, Bộ GTVT nên phát động một phong trào, hoặc một yêu cầu trong bao lâu sẽ cắm được bao nhiêu biển STOP.
Chúng ta không thể nói suông hoặc đổ tại cho ý thức của người tham gia giao thông.
Cơ quan quản lý nhà nước hoàn toàn có thể tác động vào ý thức của mọi người bằng chính những việc đơn giản, đó là cắm biển báo STOP ở những vị trí cần thiết.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.
Năm 2025 sẽ chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, song việc này sẽ được cân nhắc nếu tình hình kinh tế xã hội năm sau thuận lợi.
Mới đây, sự việc trẻ nhỏ leo trèo lên các hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhưng không có động thái ngăn cản của phụ huynh khiến nhiều người bức xúc.
Theo quy định hiện hành, sau khi tịch thu xe đua, nếu là xe chính chủ, chủ phương tiện không liên quan, thì phải trả lại phương tiện. Điều này khiến việc xử lý gặp khó khăn, hiệu lực răn đe bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Mỗi ngày có 17 triệu học sinh trên cả nước di chuyển trên quãng đường từ nhà đến trường. Phần lớn khu vực cổng trường hiện nay đều thiếu biển hạn chế tốc độ, gờ giảm tốc và các cảnh báo an toàn, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm giao thông.
Ngõ ở phố cổ Hà Nội không giống với chốn khác, ngõ mà như phố, phố lại giống ngõ, hầu hết các con ngõ ấy đều nhộn nhịp suốt ngày đêm. Và có lẽ hầu hết ngõ ở phố cổ có một điểm giống nhau, nối liền hai con phố lớn...
Trước tình trạng giải ngân vốn đầu tư công đang rất chậm, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Nhiều địa phương, trong đó có vùng ĐBSCL, đang chạy nước rút đẩy nhanh tiến độ giải ngân vào các tháng cuối năm.