Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhà máy nước Yên Phụ: 3 thập kỷ đồng hành cùng Thủ đô

Phóng viên - 13/11/2018 | 7:53 (GTM + 7)

VOVGT - Nhà máy nước Yên Phụ khi xưa và Công ty Nước sạch Hà Nội hiện nay đã trải qua 3 thập kỷ đồng hành cùng Thủ đô

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Mỗi khi Hà Nội vào thu, gió heo may thổi nhè nhẹ trên mặt hồ Tây còn vương những làn sương sớm, con đường Thanh Niên rợp bóng cây xanh, những cảm xúc thân thương về phố phường trong nắng thu lại gợi về bao ký ức sâu lắng về mùa thu kỷ niệm, khi năm cửa ô đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô.

Như một lời hẹn ước, tháng mười lịch sử cũng là dịp để cán bộ công nhân viên Công ty Nước sạch Hà Nội hướng về ngày hội truyền thống của ngành, ngày 25/10.

Nhà máy nước Yên Phụ thời kỳ đầu

Lịch sử cấp nước của thủ đô Hà Nội bắt đầu với việc người Pháp xây dựng nhà máy nước Yên Phụ và đặt tên là Sở máy nước- một trong những công trình ghi dấu ấn lịch sử đậm nét trong không gian Hồ Tây.

Đây là một trong những công trình đầu tiên của người Pháp tại thủ đô, bắt nguồn từ việc một số nhà địa chất người Pháp phát hiện dưới lòng đất Hà Nội có mạch nước ngầm khổng lồ, rất thuận lợi cho việc khai thác phục vụ mục đích của mình.

Ông Nhân, sống ở phố Từ Hoa, nguyên là công nhân nhà máy nước Hà Nội chia sẻ về công trình lịch sử này:

Nhà máy nước Yên Phụ, tiền thân của Công ty Nước sạch Hà Nội ngày nay được khởi công xây dựng năm 1894 trên khu đất thuộc 2 làng Thạch Khối và Yên Định với thiết kế ban đầu có 4 giếng.

Việc xây dựng hệ thống xử lý nước đầu tiên của Hà Nội được giao cho Gibault thiết kế, Latellier thi công và Joseph Bedat thiết lập quản lý khai thác và mở rộng mạng lưới cấp nước trong Thành phố.

Đến năm 1896, nhà máy được chính thức đưa vào vận hành với công suất 4.000m3/ngày đêm(ngđ) và mạng lưới đường ống với đường kính tối đa là 200mm, cấp nước chủ yếu cho khu vực quan lại Pháp và một phần khu buôn bán trong 36 phố phường.

Sau Nhà máy nước Yên Phụ, trong suốt những năm dưới thời tạm chiếm, Hà Nội có thêm 4 nhà máy nước nữa được xây dựng là Đồn Thủy xây năm 1925, Bạch Mai xây năm 1931, Ngọc Hà xây năm 1938, và Ngô Sỹ Liên xây năm 1941.

Tính đến ngày giải phóng Thủ đô, Sở máy nước Hà Nội đã có 5 nhà máy sản xuất nước với tổng công suất cấp nước đạt 26.000 m3/ngđ và một mạng lưới đường ống có tổng độ dài gần 100km ống các loại.

Nước sạch ban đầu chỉ được cấp cho các nơi quan trọng trong Thành phố như khu hành chính, khu toàn quyền Pháp và một số khu vực thương mại lân cận, còn nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu vẫn là nước hồ, ao, sông, ngòi.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nhờ phong trào đấu tranh của nhân dân lao động nên 10% dân số Hà Nội được sử dụng nước máy; về sau đã mở rộng cấp nước cho các khu người lao động, cho đến năm 1954 đã có 58% dân số Hà Nội được sử dụng nước máy.

Từ ngày đầu mới thành lập, Sở máy nước Hà Nội chỉ có khoảng 50 công nhân, đến năm 1954, đã có hơn 300 công nhân làm việc tại các bộ phận sửa chữa máy, bể lọc và lắp đặt đường ống.

Dân số Hà Nội tăng đột biến sau khi tiếp quản thủ đô. Thời điểm này, nước máy tuy thiếu nhưng vẫn chưa đến mức nghiêm trọng. Sau khi Mỹ ký Hiệp đinh Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973, người Hà Nội từ cá nơi sơ tán trở về thành phố thì nguy cơ thiếu nước sạch bắt đầu diễn ra và tăng dần. Bên cạnh đó, các nhà máy nước không tăng công suất và hệ thống đường ống truyền dẫn lâu không được sửa chữa đã cũ nát, gây ra tình trạng thất thoát.

Nước thiếu nghiêm trọng, thiếu đến mức chậu nước dùng để vo gạo, tiếp đó là rửa rau, và cuối cùng là để dội nhà vệ sinh. Trong suốt thời gian này, ở hầu hết các tuyến phố có đường ống chạy qua, người dân buộc phải đào nước ngầm mới có nước sinh hoạt. Nước từ đường ống chính chảy thẳng vào bể.

Nhân viên công ty cấp nước sạch thấy bà con thành phố đục đường ống cũng không dám phạt. Bể nước ngầm trở thành nơi rửa rau, vo gạo, nơi tắm rửa của con trẻ vào mùa hè. Những ký ức về việc thiếu nước thời bao cấp luôn sâu đậm đối với nhiều người thế hệ đó. Một người dân chia sẻ:

Tháng 6 năm 1985, Việt Nam và Cộng Hòa Phần Lan đã ký Hiệp định về việc Chính phủ Phần Lan viện trợ không hoàn lại 80 triệu USD để cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch cho Hà Nội.

Từ đó đến nay, nước sạch ở HN được cải thiện đáng kể, chất lượng nước được nâng cao, và về cơ bản, nước sạch không còn là thảm họa như thời bao cấp nữa.

Nhà máy nước Yên Phụ ngày nay

Có một điều thú vị về nước sạch ở Hà Nội mà cho đến nay, vẫn nhiều người tin là vậy. Họ cho rằng nước máy làm cho da dẻ đẹp hơn, trắng trẻo hơn. Một bạn sinh viên vui vẻ kể câu chuyện của mình:

Gắn liền với công trình nhà máy nước Yên Phụ nổi tiếng, người Pháp cũng cho xây dựng Bốt Hàng Đậu ở trên ngã sáu phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. Đây là công trình đầu tiên ghi dấu sự thay đổi bộ mặt thành thị của Hà Nội.

Người dân vẫn quen gọi đây là nhà máy nước tròn, thậm chí nhiều người còn tưởng lầm là lô cốt nên gọi là "bốt Hàng Đậu". Còn người Pháp đặt tên là Đài Đầu, vì tháp ở ngay đầu thành phố.

Tại vị trí này, nước có thể được rót thẳng vào thành, nơi quân đội Pháp đóng. Ngoài ra nó còn phân phối nước đều đặn về các khu phố từ phía Tây Bắc dồn về giữa thủ đô.

Bước qua cửa sắt cũ kỹ của tháp nước Hàng Đậu là một không gian tĩnh lặng, ánh sáng từ cửa sổ trên cao in lên bức tường xù xì hình vòng cung bằng đá hộc dày hơn một mét.

Ngước lên trên, đài nước khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3 vẫn yên vị trên đỉnh 8 bức tường đá có khoảng cách đều đặn như nan quạt. Hệ thống đường ống dẫn lên, xuống với những chiếc van bằng sắt vẫn nguyên vẹn, phủ đầy bụi. Trong thời kỳ bao cấp, rất nhiều gia đình xây nhà đã dựa trên độ cao của bốt Hàng Đậu để xây. Một người cao tuổi sống trên phố Thụy Khuê chia sẻ:

Do đã gắn bó với Hà Nội hơn 124 năm, tháp nước Hàng Đậu được người dân thủ đô qua nhiều thế hệ yêu quý như một chứng nhân lịch sử. Điều đặc biệt là trải qua nhiều năm chiến tranh, công trình không hề dính một mảnh bom, viên đạn nào.

Tới những năm 1960, chức năng chính của tháp nước mới ngừng hoạt động khi nâng cấp nhà máy nước Yên Phụ và thay đổi công nghệ truyền dẫn nước sạch. Tuy nhiên, ống ngầm phía dưới tháp hiện vẫn nằm trong hệ thống tuyến ống truyền dẫn nước của thành phố.

Những năm tháng chiến tranh, tiếng tầu điện leng keng lượn quanh tháp nước Hàng Đậu rồi chạy dọc vườn hoa Hàng Đậu đã trở thành kỷ niệm thân thiết không thể nào quên của người Hà Nội.

Và đặc biệt cùng với Tháp nước Hàng Đậu, trải qua 3 thập kỷ đồng hành cùng thủ đô, nhà máy nước Yên Phụ khi xưa và Công ty Nước sạch Hà Nội hiện nay đã và đang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thủ đô và sự phát triển chung của thành phố.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.

// //