Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Làng Võng Thị: Vẻ đẹp ngôi nhà trong phố

Phóng viên - 04/06/2018 | 7:34 (GTM + 7)

VOVGT - Võng Thị ngày nay thanh bình với những con đường, ngõ nhỏ xíu uốn lượn, lát gạch cổ và tường gạch rêu phong.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đình Võng Thị

Nằm ở phía Tây Hồ Tây, giữa vùng đất cổ thuộc tổng Bưởi nay là phường Bưởi có làng Võng Thị - một ngôi làng cổ vẫn giữ được nhiều nét cổ xưa của nghề đánh cá và nghề dệt vải một thời. Võng Thị ngày nay thanh bình với những con đường, ngõ nhỏ xíu uốn lượn, lát gạch cổ và tường gạch rêu phong.

Hàng năm cứ tới ngày 16 tháng 3 dân làng lại mở hội cúng Tổ nghề. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ đôi nét về vẻ đẹp của làng cổ Võng Thị và kiến trúc đặc biệt của ngôi nhà trong phố tại đây.

"Võng Thị là làng bán võng, bán lưới. Tuy nhiên người ta cũng không thấy có chợ lưới ở đây vì mặc dù Hồ Tây ngày xưa có rất nhiều người làm nghề đánh cá ở trên hồ nhưng cũng ko rõ vì sao lại gọi là làng Võng Thị. Võng thị cũng là 1 làng nhỏ, bị ép giữa 1 bên là Hồ Tây và 1 bên là sông Thăng Long ngày xưa. Đây cũng là 1 làng bình thường, mạc dù là làng thuộc Nghi Tàm. Làng này ngày xưa cũng có nghề làm giấy và dệt lĩnh, người dân ít ruộng nên chỉ sống bằng 2 nghề đó. Tuy nhiên sau này 2 nghề đó cũng ko còn.

Sau đó là làng Trích Sài. Có nghĩa là đốn củi, hái củi. Phải chang tên này ra đời khi vùng Hồ Tây còn là rừng. Người Trích Sài cũng có nghề dệt lĩnh, một phần sống bằng nghề đánh cá, chài lưới bên Hồ Tây và 1 phần thì đi làm thêm trong phố.

Tất cả các làng quanh Hồ Tây cho đến hiện nay do cơ cấu lại các đơn vị hành chính thì nó ko còn là tên làng nữa mà tất cả trở thành phố từ lâu rồi và họ chia ra, ví dụ như Làng Thụy khuê thuộc phường Thụy Khê, làng Võng Thị, Trích Sài, Yên Thái, Bái Ân thuộc phường Bưởi, làng Xuân Tảo thuộc phường Xuân La…

Và cho đến ngày hôm nay thì các phường đều có sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là từ khi thành phố, chính phủ duyệt quy hoạch hồ tây và duyệt quy hoạch quanh hồ Tây thì bỗng nhiên đất ở khu vực từ Thụy Khuê vòng quanh hồ, kéo đến tận đầu Yên Phụ là đất đai trở nên có giá, bộ mặt của các làng quanh Hồ Tây thay đổi hẳn,rất nhiều gia đình ngày xưa đất khá rộng thì do điều kiện kinh tế, họ bán đi, một phần xây nhà, một phần lấy tiền sắm sửa đồ đạc, vì thế cho nên quanh khu vực Hồ Tây bây giờ đi tìm 1 cái nhà 1 tầng là rất khó.

Dân làng cũng tản mác nhiều nơi vì những người có tiền đều đến đấy mua đất, xây nhà, và quanh khu vực đường Trích Sài bây giờ có rất nhiều biệt thự đẹp."

Võng Thị vốn là một phường thuộc huyện Quảng Đức của Kinh thành Thăng Long. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, làng vẫn giữ nguyên tên gọi và nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng xưa kia có một số ít ruộng nằm ven hồ Tây, nên chỉ có một bộ phận rất nhỏ làm ruộng kết hợp trồng sen; còn đa phần dân làng sống bằng nghề đánh cá trong hồ. Tên gọi “Võng Thị” xuất phát từ đặc điểm này bởi theo tiếng Hán võng có nghĩa là lưới cá.

Phố Võng Thị vốn nhỏ, bình dị với những ngôi nhà thấp. Đường vào bé xinh như đường làng. Người dân hiền hòa, chân chất. Đi qua hai ngã tư nhỏ, rẽ trái gặp ngay đình Võng Thị. Những ngày hè nóng nực mà có thời gian tới đây bạn sẽ có cảm giác như được trở về với không gian bình yên của những làng quê Bắc Bộ bên cạnh hồ nước, vườn cây xanh mát với những tán lộc vừng cổ thụ, lá mỡ màng, non tơ và thơm thảo như cô gái quê tuổi mười tám, đôi mươi.

Cách đình Võng Thị chừng dăm chục mét, mọc nhấp nhô những ngôi biệt thự. Điểm đặc biệt các ngôi biệt thự ở đây là không có sự khoa trương, hào nhoáng như ở nơi khác. Biệt thự làng Võng Thị điềm đạm ẩn mình dưới những tán cây như một chốn đi về lý tưởng của con người giữa bộn bề lo toan, bon chen của cuộc sống chốn phù hoa đô hội.

Cụm di tích chùa và đình Võng Thị cũng được người dân gọi theo tên làng. Chùa Võng Thị rộng chừng 5.000m2, nằm ven hồ Tây lộng gió. Từ trước ra sau, những gốc nhãn hàng trăm năm tuổi phủ bóng lên mái chùa tôn nghiêm. Sư thầy Thích Đàm Đạo, Trụ trì chùa Võng Thị cho biết:

"Chùa Võng Thị Tự là Vĩnh Khánh Tự, có từ thời nhà Lý, chùa và Đình đi liền với nhau. Trải qua nhiều lần chiến tranh xảy ra. Chống Mỹ là có hầm sau chùa của Thành ủy là làm từ năm 1965. Bấy giờ sư tổ tôi ở đây thì nơi này là căn cứ Cách mạng cho nên đưa các ra ngoại thành để nhận chùa khác ở.

Đến năm 91 thì tôi mới về nhận chùa thì từ bấy đến giờ thì cũng bị chiến tranh phá hoại thì nó cũng hoang tàn chẳng còn cái gì cả, hàng rào không có, dân thường thì cũng có bờ tre bờ giậu, thế rồi nó cũng tan hoang ra hết thế sau khi nhà chùa về thì tu sửa từ năm 91 đến bây giờ cùng với dân.

Mấy năm trước dân cũng ra để tạm thời ở trong ngôi tam bảo cũng là bốn bức tường, năm 88 dân mới quyên giáo vận động về, thời chiến tranh không còn tượng, mỗi ngôi chùa bốn bức tường ko. Sau đó dân mới đi thỉnh tượng các nơi thế rồi là dân rước về để thờ, hiện có 3 pho tam thế, các tượng trước hỏng hết rồi, dân thành tâm tiến cúng."

Chùa cổ Võng Thị là một quần thể kiến trúc đẹp với hàng chục bức chạm khắc tinh tế, những pho tượng cổ mang giá trị nghệ thuật cao. Học sinh trường Mỹ thuật Đông Dương và nhiều họa sĩ trong đó có họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung thường lui đến chùa để nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và chạm trổ truyền thống.

Cạnh đình làng có bến Cổ Đô, xưa là một bến lớn, trên bến dưới thuyền buôn bán sầm uất. Bến này là vệ tinh của chợ Bưởi cách làng không xa. Đình Võng Thị thờ Mục Thận - ông là người lập công bắt Thái sư Lê Văn Thịnh trong "Vụ án hồ Dâm Đàm" vào tháng Ba năm Bính Tý đời vua Lý Nhân Tông (năm 1096).

Đường vào làng Võng Thị trước kia vốn là con đường đất chạy men ra đến đình Võng Thị, đền cổ Sùng Khánh rồi ra hồ Tây, nay đã là một phố đẹp, rất đặc biệt của Hà Nội. Năm 2001, con đường đã được gắn biển phố Võng Thị.

Một phố mới chạy vòng quanh hồ Tây, có bờ kè đá, có những hàng cây xanh, những khu biệt thự mới xây cùng các tòa nhà cao bảy, tám tầng và hàng trăm phòng nghỉ, an dưỡng hướng mặt đón gió hồ, ngắm con phố làng dang rộng cánh tay ôm lấy hồ Tây, tạo thành một cánh cung phong thủy đẹp như một bức tranh thủy mặc rất độc đáo của Thủ đô.

Ngay cạnh chùa Võng Thị nổi tiếng, trên một vuông đất rộng khoảng hơn 5000 mét vuông mọc lên 26 mái nhà màu ngói đỏ au, nhìn từ trên xuống và từ ngoài vào thì có vẻ chen chúc, bề bộn nhưng có đi vào làng mới thấy trong cái khoảng không gian hạn chế còn lại vẫn tạo ra một cảm giác thoáng đãng, thảnh thơi, thư giãn, mà lại ấm áp một không khí làng quê vừa cổ kính vừa tân thời, vừa cho ta thấy mình đang ở giữa đô thị lại như đang sống ở một chốn quê xa. Ông Đỗ Nguyên Bá, một người dân sống tại đây chia sẻ:

"Vùng ven hồ là ít người đi vào tại vì đường làng rất nhỏ và không được như bây giờ . Thế nhưng mà bây giờ nó phát triển ra thì nó khác. Võng Thị bây giờ nó trở thành một khu nhà ở sang trọng quá rồi dân chúng không thể mơ được mà đấy là những nhà ấy toàn dân ở nơi khác đến thôi. Thế còn trong làng mà có thì cũng phải bán vườn bán đất đi thì mới có nhà. Cuộc sống bây giờ thực tình không như ngày xưa."

“Làng kiến trúc phong cảnh” – là cái tên còn chưa quen tai người Hà Nội, nhưng nó đã mọc lên từ nhiều năm nay ở làng Võng Thị – Phường Bưởi – Quận Tây Hồ. Hai mươi sáu ngôi nhà hai tầng. Diện tích như nhau, bình quân mặt bằng 80 mét vuông, cấu trúc cơ bản giống nhau, hình thức bên ngoài thì có khác nhau tùy theo địa hình nhưng về nguyên tắc theo một ý đồ thiết kế chung.

Những ngôi nhà đó tách biệt nhau bởi những đường biên là giải cây trồng hoặc đường đi lại. Tách biệt và khép kín nhưng chúng vẫn gắn bó và gần gũi với nhau trong một quần thể thống nhất và trong một không gian hẹp của đô thị, chính vì thế cái quần thể ấy được gọi là làng. Trong cái làng ấy có một ngôi nhà chung thiết kế theo dáng dấp một cái đình, bên trong là một phòng nhỏ dùng cho việc bảo vệ làng và một phòng họp vừa dùng để triển lãm và lưu niệm, bảo tàng.

Ngoài ra còn có một ngôi vườn chung để họp ngoài trời, tiếp khách thân mật riêng, dạo chơi. Làng có một con đường chung đủ cho một xe ô tô con đi kể cả xe cứu hỏa, dẫn đến từng cửa nhà một cách hợp lý, khi cần thì con đường ấy biến thành sân liên hoan cưới hoặc sân chơi cho trẻ em như rước đèn trung thu.

Khách đến thăm làng, kể cả những người làng, trước hết bị thu hút đến mê mẩn có lẽ là quần thể cây. Có đến hàng nghìn cây thuộc 50 loại sắp xếp lớp lang cho từng khung cảnh, cho từng hành lang, từng ngôi nhà, từng mép viền quanh hàng rào, từng lối đi, từng ô đất trống…Đi trong khung cảnh ấy, dễ dàng thấy toát lên tư tưởng của nhà kiến trúc: tạo nên một cái làng Việt, gắn bó và cởi mở, con người dễ làm quen với nhau, , hòa hợp trong một cộng đồng làng xóm, dễ chịu và thư giãn, vừa hiện đại và tiếp nối truyền thống xưa.

Trong một vùng đô thị đang đổi mới, cái mới mọc lên hằng ngày nhộn nhịp, ồ ạt, ngổn ngang, xô bồ, đầy những tín hiệu báo động về môi trường thì cái làng nhỏ này giống như viên ngọc óng ánh, đầy sức khêu gợi, chào mời. Làng Kiến trúc phong cảnh thực hiện đúng ý tướng một ngôi làng Việt Nam kiểu mới trong đó các gia đình sống trong tình thân ái, tạo nên một kiểu cộng đồng mới của con người Hà Nội thời hiện đại.

Đến nay đã có những đám cưới tổ chức ngay trong làng, cây cối và hoa cỏ nay đã lên rất đẹp, đường làng sạch sẽ phong quang. Những ngày cuối tuần không khí ở đây nhộn nhịp, đông đúc vì con cháu các nơi đến thăm cha mẹ ông bà, đường làng thơm nức mùi hoa lan, hoa cau và đầy ắp tiếng trẻ em vui đùa.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

// //