Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ấn Độ: Vì sao người dân ngại hỗ trợ nạn nhân TNGT

Phóng viên - 30/07/2018 | 4:30 (GTM + 7)

VOVGT - Mới đây, người dân Ấn Độ đã chỉ trích gay gắt thái độ thờ ơ, vô cảm của các nhân chứng một vụ tai nạn giao thông khiến 3 người thiệt mạng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Các nạn nhân lẽ ra đã sống nếu những người xung quanh không mải chụp ảnh tự sướng mà đưa họ đi cấp cứu kịp thời

Hôm 10/7 vừa qua, tại thành phố Barmer, Ấn Độ, một chiếc xe máy khi đang lưu thông đã bất ngờ va chạm với xe buýt chở học sinh trên một con đường hẹp ở khu vực ngoại ô Chohtan.

Va chạm mạnh khiến 3 thanh niên trên xe là Parmanand, 27 tuổi, Gemaram và Chandaram cùng 30 tuổi bị hất văng xuống đường. Điều đáng nói, trong khi các nạn nhân nằm quằn quại đau đớn thì nhiều người dừng xe lại để… xem nhưng không một ai đưa họ đi cấp cứu.

Không những vậy, một số người còn lấy điện thoại để chụp ảnh tự sướng và quay video, trong khi phải mất hơn nửa giờ đồng hồ lực lượng cứu hộ mới có mặt tại hiện trường.

Khi được đưa vào bệnh viện, cả ba nạn nhân đều thiệt mạng. Cảnh sát cho biết, các nạn nhân có thể cứu sống nếu được đưa tới bệnh viện kịp thời: "Họ bị thương và phải nằm trên đường suốt hơn nửa tiếng đồng hồ. Một người thiệt mạng ít phút sau vụ va chạm, một người qua đời tại bệnh viện còn một người khác chết trên đường đến Jodhpur (Jô-pơ). Theo tôi đây là hành động vô nhân đạo. Những người qua đường thay vì cứu giúp các nạn nhân lại lấy thời gian đó để chụp ảnh và quay phim".

Ông Ganagdeep Singla, Giám đốc cảnh sát thành phố Barmer bày tỏ: “Có một sự vô cảm ngày càng tăng ở một số người. Tôi kêu gọi mọi người giúp đỡ cơ quan chức năng nếu gặp những trường hợp tương tự. Hãy hành động có trách nhiệm vì lợi ích cộng đồng. Hãy cứu giúp các nạn nhân tai nạn và đưa họ tới bệnh viện sớm nhất có thể”.

Trước đó, đoạn video mà một số người quay cảnh tự sướng tại hiện trường vụ tai nạn sau đó post lên mạng xã hội cũng hứng chịu những lời chỉ trích nặng nề. Một người dân bày tỏ quan điểm: “Thế hệ trẻ đang chạy theo lối sống ảo và ngày càng mất dần đi sự đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh. Sự việc này là hồi chuông báo động khi nhân tính của một số người đang ở mức thấp nhất”.

Theo ông Piyush Tewari - một nhà hoạt động vì an toàn giao thông của tổ chức Save LIFE, nguyên nhân của việc này là do họ sợ bị liên luỵ với thủ tục pháp lý.

Một khảo sát cách đây không lâu cho thấy, 74% người dân được hỏi cho biết sẽ không giúp đỡ nạn nhân bị tai nạn giao thông, kể cả khi một mình hay có những người xung quanh. 88% ngại bị cảnh sát thẩm vấn, trách nhiệm liên đới, phải xuất hiện tại tòa làm nhân chứng; 77% cho rằng, các bệnh viện thường tạm giữ người đưa nạn nhân tới bệnh viện và từ chối chữa trị nếu không trả tiền.

Để kéo giảm tình trạng này, tổ chức SaveLIFE đã đấu tranh không mệt mỏi; yêu cầu những biện pháp bảo vệ đối với những người muốn giúp đỡ nạn nhân tai nạn giao thông.

Sau đó, Tòa án Tối cao ban hành một số quy định có hiệu lực từ tháng 3/2016, như: người giúp đỡ nạn nhân, người gọi cấp cứu được quyền giấu tên, không phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như dân sự; cấm các bệnh viện yêu cầu thanh toán viện phí trước tiên khi tiếp nhận nạn nhân; cảnh sát không được quyền thẩm vấn những người giúp đỡ.

Tuy nhiên, sau 2 năm kể từ khi có hiệu lực, quy định này vẫn chưa thực sự đi vào đời sống; chính phủ và người dân còn nhiều việc phải làm để những nạn nhân tai nạn giao thông kịp thời được hỗ trợ.

Ông G. K. Pillai, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ, hiện cũng là thành viên của Tổ chức SaveLife cho biết: “Với hơn 1,3 tỉ người. Chúng tôi phải mất 2-3 năm để mọi người dân hiểu rõ điều luật này. Đây còn là vấn đề đạo đức”.

Tại Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ đã quy định rõ, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức và những người có mặt tại hiện trường khi xảy ra tai nạn giao thông. Theo đó, những người này phải có trách nhiệm giúp đỡ, cấp cứu người bị nạn và cung cấp thông tin khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Còn theo Bộ luật hình sự, việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2năm. Đến đây, chuyên mục Thế giới giao thông xin được khép lại. Xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //