Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023

Như Ngọc - Anh Thư - 13/01/2023 | 9:30 (GTM + 7)

Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022, triển vọng năm 2023” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023.

2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 (Ảnh: VTV)

2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 (Ảnh: VTV)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

# Chính phủ yêu cầu Bộ LĐTB&XH chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khuyến khích doanh nghiệp thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động.

Còn Bộ Tài chính cho biết, nhìn vào số liệu thì dự toán thu NSNN năm 2023 khá thận trọng so với ước thực hiện năm 2022, tỷ lệ huy động NSNN so với GDP cũng ở mức thấp. 

# Đáng chú ý, báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022, triển vọng năm 2023” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023. Theo đó, kịch bản 1, tăng trưởng năm 2023 có thể đạt mức 6,47% và 6,83% trong Kịch bản 2.

Tuy nhiên, những mức tăng trưởng này chưa thể hiện rõ sự cải thiện về chất lượng tăng trưởng. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương lưu ý:

"Các quy định về cơ chế thử nghiệm các mô hình kinh tế mới, thì vấn đề là doanh nghiệp thì muốn mô hình kinh tế mới, nhưng cơ quan quản lý thì sợ rủi ro. Muốn ban hành chính sách mới thì (doanh nghiệp) phải có bằng chứng, nhưng chưa cho làm thì làm sao có bằng chứng?!

Nên vấn đề ở đây là làm sao phải có cơ chế thử nghiệm ở quy mô nhỏ để thử nghiệm những ý tưởng chính sách mới, và trên cơ sở đấy mới có thực tiễn để tổng hợp được. Thì cách tiếp cận với FinTech (tài chính công nghệ) và kinh tế tuần hoàn cần theo hướng đó”.

Theo CIEM, tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, gắn với tận dụng cơ hội từ các FTA và xử lý các rủi ro gắn với đối đầu thương mại - công nghệ giữa các siêu cường, xu hướng giảm giá của các đồng tiền ở khu vực so với USD.

Ảnh minh họa: PL

Ảnh minh họa: PL

# Theo thống kê, lượng kiều hối gửi về TPHCM trong năm qua tiếp tục dẫn đầu cả nước, với 6,8 tỷ USD. 

Còn ở lĩnh vực BĐS, UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu Sở Xây dựng đặt trọng tâm phát triển NƠXH, cải tạo chung cư cũ chưa đạt tiến độ năm 2023. 

# Ghi nhận tại các siêu thị ở HN và TPHCM, hiện sức mua các mặt hàng Tết đã tăng 30-40% so với mức bình quân hằng ngày. 

Còn tại các siêu thị điện máy, để kích cầu tiêu dùng, hàng loạt mẫu tivi, tủ lạnh, máy giặt... đang được treo biển “xả kho”, giảm giá lên tới 50-70% những ngày sát Tết. 

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, thị trường hàng hoá nối dài đà khởi sắc trong ngày hôm qua với lực mua hoàn toàn chiếm ưu thế trên cả 4 nhóm mặt hàng nguyên liệu. Đóng cửa, chỉ số MXV- Index tăng 1,24% lên mức 2.417 điểm.

Đáng chú ý, giá trị giao dịch toàn Sở cũng bật tăng rất mạnh gần 60%, đạt mức trên 5.100 tỷ đồng.

Hai mặt hàng cà phê đồng loạt tăng vọt hơn 3,8%, kết thúc chuỗi giảm giá nhiều ngày liên tiếp trước đó. Lực mua kỹ thuật là động lực chính hỗ trợ đà tăng của gía, bất chấp các tín hiệu tích cực về nguồn cung. Cà phê robusta đóng cửa ở mức 1.8881 USD/tấn.

Sắc xanh cũng hoàn toàn áp đảo trên bảng giá nông sản. Giá ngô tăng 2,3%, dẫn đầu đà tăng của các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu giao dịch trên Sở Chicago. Cơ quan Cung ứng mùa vụ chính phủ Brazil mới đây đã hạ dự báo sản lượng ngô và đậu tương của nước này; từ đó hỗ trợ giá tăng mạnh.

G7 lên kế hoạch thiết lập các mức giá trần khác nhau đối với sản phẩm dầu mỏ của Nga kể từ 5/2 (Ảnh: Reuters)

G7 lên kế hoạch thiết lập các mức giá trần khác nhau đối với sản phẩm dầu mỏ của Nga kể từ 5/2 (Ảnh: Reuters)

# Nhóm các nước G7 đang có kế hoạch tiếp tục thiết lập các mức giá trần khác nhau đối với sản phẩm dầu mỏ của Nga từ tháng 2 tới.

Và để vực dậy nền kinh tế bị đình trệ, Trung Quốc đã cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu dầu thô lần thứ 2 trong năm 2023, với mức 40%.

# Sau hơn 2 năm không thể tổ chức trực tiếp vì đại dịch,  Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos mùa Đông sẽ được tổ chức tại Thụy sỹ vào tuần tới, thu hút số lượng kỷ lục các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ.

Diễn đàn sẽ thảo luận về các thách thức từ suy thoái kinh tế toàn cầu đến suy thoái môi trường. Chủ tịch điều hành và nhà sáng lập Diễn đàn kinh tế thế giới Klaus Schwab (C-lốt Soáp) cho biết:

"Diễn đàn diễn ra vào đầu năm, trước một tương lai bị chi phối bởi nhiều cuộc khủng hoảng chưa từng có. Và thậm chí tệ hơn, những cuộc khủng hoảng kinh tế, môi trường, xã hội và địa chính trị đang chuyển đổi và xung đột đang tạo ra một tương lai bất ổn. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi tất cả chúng ta đều mắc kẹt trong tư duy khủng hoảng".

Diễn đàn sẽ có hàng chục các cuộc thảo luận bên lề của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tập trung vào những thách thức ngắn hạn như làm thế nào để tránh nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023 và đảm bảo chống biến đổi khí hậu không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng.

Diễn đàn cũng sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc đào tạo lại lực lượng lao động, tạo việc làm và khắc phục những thiếu hụt về bất bình đẳng giới và chủng tộc.

Thị trường chứng khoán

# Chứng khoán Mỹ đêm qua có phiên biến động theo chiều hướng tích cực khi dữ liệu lạm phát được công bố. Khi đóng cửa S&P 500 tăng 13,6 điểm (0,34%) lên mức 3.983,17 điểm trong khi chỉ số DJ và Nasdaq tăng tốt hơn với 0,64%.

# Còn ở trong nước, trong ngắn hạn, chỉ số VNIndex có thể tiếp tục diễn biến như hiện tại cho đến khi xuất hiện các phiên xác nhận xu hướng.

# SSI Reseach nhận định, trường hợp chỉ số chinh phục trở lại MA 20 tuần (1.070 – 1.072 điểm), nhiều khả năng đà hồi phục sẽ được mở rộng với vùng mục tiêu gần là 1.080 – 1.100 điểm. Ngược lại, chỉ số có khả năng sẽ điều chỉnh trở lại với vùng hỗ trợ đầu tiên là MA 20 ngày.

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //