Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhiều trạm thu phí đặt 'nhầm chỗ'

Phóng viên - 19/04/2017 | 18:09 (GTM + 7)

VOVGT - Có ý kiến cho rằng, dù chưa thể khẳng định nhà đầu tư làm trái pháp luật, nhưng quy trình triển khai hợp đồng BOT “có vấn đề”.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ngày 19/4, Báo Tiền Phong tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Giải pháp giải quyết bất cập về trạm thu phí”. Tại buổi tọa đàm, một số doanh nghiệp cho rằng, việc nhà nước can thiệp vào hợp đồng BOT là không hợp lý và lo ngại việc thay đổi chính sách có thể khiến nhà đầu tư nản lòng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, một số trạm thu phí đặt nhầm chỗ, đồng thời, dù chưa thể khẳng định nhà đầu tư làm trái pháp luật, nhưng quy trình triển khai hợp đồng BOT “có vấn đề”.

Trạm thu phí BOT Bến Thủy (Nghệ An) đặt nhầm chỗ khiến người dân không đi qua đoạn đường BOT vẫn bị thu phí. Ảnh: Lao động

Bày tỏ bức xúc khi nhà đầu tư BOT bị “bỏ rơi” khi bị người dân phản đối tại các trạm thu phí, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Chủ tịch Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) cho biết, Cienco 4 là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong đầu tư BOT, từ năm 2003 với các dự án như cầu Yên Lệnh, đường tránh TP Vinh...

Theo ông Huỳnh, thời gian vừa qua, người dân phản đối việc thu phí tại trạm thu phí Bến Thủy (tỉnh Nghệ An). Tuy nhiên, ông Huỳnh khẳng định, với dự án này, doanh nghiệp phải đầu tư lớn nên việc tăng giá là điều tất yếu. Nếu giảm giá vé, kéo dài thời gian thu phí thì doanh nghiệp thiệt hại và đối diện với nhiều rủi ro vì không kịp trả lãi ngân hàng, thời gian bảo trì tăng lên... Do vậy, ông Huỳnh cho rằng, dù doanh nghiệp sẵn sàng tiếp tục triển khai các dự án BOT, song chính sách phải rõ ràng.

Ông Huỳnh cho biết: Ông khẳng định nhà đầu tư không có lỗi gì trong việc thực hiện trách nhiệm hợp đồng BOT, còn quyền lợi đến nay chắc chắn đang bị ảnh hưởng. Vậy cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc này?

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Tasco, đơn vị đầu tư các dự án BOT Quốc lộ 1, Quốc lộ 10… cho biết, cần làm rõ về mặt pháp luật, bởi lúc đăng ký dự án, nhà đầu tư đã báo cáo lên cơ quan quản lý và được Chính phủ, chính quyền địa phương chấp thuận. Nhưng khi bắt đầu thu phí thì nảy sinh vấn đề, gặp sự phản đối của người dân khiến nhà đầu tư lâm vào cảnh khó khăn. Theo ông Dũng, đó là lý do nhiều lần kêu gọi, nhưng chưa một nhà đầu tư nước ngoài nào dám bỏ vốn vào các dự án xây dựng đường ở nước ta. Do vậy, nếu việc giải quyết mâu thuẫn tại các trạm thu phí không thấu tình, đạt lý thì hậu quả rất lớn.

Ông Phạm Quang Dũng cho biết: Ngân sách thì có hạn, nhưng nếu kêu gọi xã hội hóa mà cứ như thế này thì tất cả các nhà đầu tư đều sẽ quay lưng

Thừa nhận thực tế này, ông nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, hiện trạng người dân quây trạm, nối đuôi nhau gây ùn tắc giao thông là hành động tự phát của người dân sống xung quanh trạm thu phí BOT. Theo ông Thanh, người dân bức xúc như vậy thể hiện sự bất cập về việc đặt trạm thu phí không hợp lý.

Người dân chặn xe gây tắc nghẽn tại trạm thu phí Quán Hàu (H.Quảng Ninh, Quảng Bình) vào tháng 1/2016. Ảnh: Thanh niên

Chia sẻ với các nhà đầu tư, tuy nhiên, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng, việc đặt các trục BOT đôi khi không phù hợp, nhất là những trạm đặt vào khu vực đông dân cư:

Ông cho biết: Những bất cập ở trạm thu phí bắt đầu phải từ chính doanh nghiệp. Không phải vì doanh nghiệp làm sai pháp luật mà vì doanh nghiệp làm chưa kín kẽ.

Trao đổi với phóng viên Kênh VOVGT Quốc gia, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng vụ Đối tác công tư, Bộ GTVT cho rằng, Nhà nước sẽ không bỏ rơi các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ông Huy cũng thừa nhận, hiện cả nước còn nhiều trạm thu phí đặt ngoài phạm vi dự án như: Trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội), trạm thu phí hoàn vốn cho đường tránh Tp.Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), trạm ở Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), trạm thu phí Quốc lộ 5 hoàn vốn cho đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng...

Về việc chậm vào cuộc của các cơ quan chức năng đối với tình trạng người dân phản ứng tại trạm thu phí. Ông Huy nói: Bộ GTVT không được bỏ rơi và không thể bỏ rơi nhà đầu tư. Bên cạnh đó cũng rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương. 

Về giải pháp lâu dài để giải quyết tình trạng bức xúc tại tram thu phí hiện nay, ông Huy cho biết, Bộ GTVT sẽ cùng các bộ ngành liên quan, nhà đầu tư, ngân hàng xây dựng một chính sách chung, theo hướng: Sẽ miễn giảm cho người dân xung quanh trạm thu phí theo khoảng cách và mức độ. Chẳng hạn, cách trạm thu phí bao nhiêu km sẽ được miễn hoàn toàn, cách bao nhiêu km sẽ được miễn 70%, 50% hay 20% trạm thu phí.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //