Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Muôn kiểu phạm luật khi chờ đèn tín hiệu

Phóng viên - 03/05/2017 | 10:59 (GTM + 7)

VOVGT – Đã có không ít vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra liên quan đến việc dừng chờ đèn tín hiệu…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều người tìm chỗ… tránh nắng khi dừng chờ đèn tín hiệu - Ảnh Vietnamnet

Mỗi khi có dịp lưu thông ngoài đường, đặc biệt là trong các thành phố lớn thì tần suất chúng ta dừng chờ đèn tín hiệu giao thông càng nhiều. Việc dừng chờ đèn tín hiệu tưởng chừng đơn giản nhưng trong thực tế có rất nhiều người đã dừng chờ không đúng quy định mà đến khi lực lượng chức năng xử lý thì mới biết mình vi phạm. Đã có không ít vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra liên quan đến việc dừng chờ đèn tín hiệu, ngoài lỗi phóng nhanh, vượt ẩu thì việc dừng chờ đèn lộn xộn cũng tiềm ẩn một mối nguy cơ không kém.

Cũng đã đến lúc cần phải báo động tình trạng thiếu ý thức về việc dừng chờ đèn tín hiệu của người tham gia giao thông ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ, chỉ với vài chục giây dừng xe tưởng chừng rất ngắn ngủi so với việc ngồi hàng giờ tại quán cafe nhưng không phải ai cũng dừng chờ đèn “có văn hoá”.

Một số ý kiến cho biết: “Tôi thấy người dân mình còn thiếu ý thức lắm. Nhất là xe gắn máy, khi dừng chờ đèn tín hiệu nhiều người thậm chí còn tìm chỗ mát đứng, đôi khi lấn cả làn đường dành cho người đi bộ…”. Một người khác cho biết thêm: “Xe máy đỗ sai làn là thứ nhất, thứ 2 họ đậu ngay điểm mù của xe, gây khó khăn cho tài xế. Hơn nữa, họ đậu trước vạch kẻ thì không thể nào thấy đèn tín hiệu giao thông để tiếp tục lưu thông…”

Nghe các ý kiến tại đây:

Vừa rồi là một vài ý kiến chia sẻ của thính giả về tình trạng dừng chờ đèn tín hiệu của các phương tiện khi tham gia giao thông hiện nay, đặc biệt là tại Tp.HCM. Có thể nói, không khó để bắt gặp muôn kiểu dừng chờ đèn của người Việt Nam ta mà trong đó có không ít những kiểu dừng chờ đèn sai quy định. Với tâm lý muốn được đi mau về trước cộng với tình trạng giao thông đông đúc mà nhiều người đã tranh thủ luồng lách, tìm cho mình một vị trí thuận tiện để đi được nhanh nhất, bất chấp có đúng quy định hoặc gây khó chịu cho người khác hay không. Chẳng hạn như việc phương tiện vô tư dừng chờ đèn đỏ trên vạch kẻ dành cho người đi bộ băng sang đường.

Hay đậu chiếm hết chỗ dành cho các phương tiện được phép rẽ phải khi đèn đỏ. Hoặc các xe máy lấn qua làn ô tô để dừng chờ đèn mà không cần quan tâm việc mình đang đậu sai làn đường. Một số chủ xe máy tranh thủ đèn đỏ để nói chuyện điện thoại hay lấy thuốc lá ra hút, đến khi đèn chuyển qua xanh thì vẫn vô tư làm nốt việc đang dang dở, bất chấp việc đang cản trở luồng lưu thông của mọi người.

Đối với những ngày nắng nóng như hiện nay, xỷ ra tình trạng không ít người dừng chờ đèn tại nơi có bóng râm dù cho chỗ đó cách xa vạch kẻ dừng vài chục mét. Ngoài ra không ít trường hợp cố ý vượt đèn vàng nhưng không kịp rồi thắng lại đột ngột, không màng đến nguy hiểm nếu người đi sau không xử lý kịp. Có thể thấy, việc dừng chờ đèn tín hiệu dù đơn giản nhưng nếu dừng chờ đèn không hợp lý thì ngoài việc bị CSGT thổi phạt thì cũng tiềm ẩn rất nhiều hiểm hoạ về tai nạn giao thông nếu chẳng may những người xung quanh không xử lý được tình huống.

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến thực trạng thiếu ý thức dừng chờ đèn của người tham gia giao thông hiện nay, Thạc sỹ Xã hội học Tạ Xuân Hoài, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng tại Tp.HCM bày tỏ: “Việc dừng chờ đèn tín hiệu sai quy định, nguyên nhân thứ nhất là với suy nghĩ đường ta ta cứ đi đã ăn sâu vào tiền thức của người dân mình rồi. Nhiều người cho rằng tai nạn giao thông không phải là của họ, và đôi khi họ tham gia như vậy cũng không nghĩ là đã tạo ra may rủi trong TNGT cho người khác. Thứ hai là ai cũng sợ tai nạn đến với mình nhưng do thói quen phóng nhanh vượt ẩu, lấn đường luôn tồn tại trong họ và lấn át luông sự sợ hãi của chính mỗi người. Và nguyên nhân thứ ba là việc thiếu ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, cố tuần đi sai quy định, mà hầu hết là từ thói quen tuỳ tiện, tuỳ tiện từ trong cuộc sống hàng ngày và cả trong hành vi ứng xử công cộng. Tuy nhiên, còn một điều nữa là tiết chế giao thông nước ta chưa đủ mạnh để răn đe với những hành vi thiếu ý thức như thế”.

Thạc sỹ Tạ Xuân Hoài nói:

Việc dừng chờ đèn tín hiệu không đúng quy định cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn giao thông. Với những trường hợp dừng chiếm chỗ của các phương tiện được phép rẽ phải khi đèn đỏ đã vô tình chặn dòng lưu thông, đặc biệt vào những giờ cao điểm rất dễ xảy ra ùn tắc giao thông. Hay những phương tiện dừng đột ngột ở nơi có bóng râm hay dừng ở làn dành cho xe ô tô cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Ngoài ra, cũng không ít trường hợp vì không muốn dừng chờ đèn đỏ nên khi đèn tín hiệu chuyển từ xanh qua vàng thì thay vì chạy chậm lại để dừng chờ thì họ lại cố tình tăng tốc để vượt qua giao lộ. Báo chí đã ghi nhận rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra từ việc làm này.

Đứng về góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Hiệp thuộc Đoàn luật sư Tp.HCM chia sẻ: “Tín hiệu đèn vàng bật sáng, thì luật quy định người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn dừng xe. Nếu không có vạch sơn thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát vạch dừng hay vượt quá vạch sơn, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng ra khỏi nơi giao nhau. Trường hợp thứ 2, nếu họ vẫn còn ở ngoài như luật yêu cầu phải dừng trước vạch dừng, nhưng nếu cố tình vượt qua thì sẽ bị phạt bởi hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.

Luật sư Nguyễn Hiệp chia sẻ:

Dừng chờ đèn tín hiệu lấn làn đường của người đi bộ - Ảnh Vietnamnet

Bên cạnh việc dừng chờ đèn tín hiệu, những nơi đường bộ giao cắt với đường sắt, mỗi khi có tàu lửa đi qua thì muôn kiểu dừng chờ tàu thiếu ý thức đã góp phần tạo nên một bức tranh giao thông hỗn loạn, không đẹp mắt. Từng dòng xe từ lớn đến nhỏ thi nhau kéo đến đứng sát barie để chờ tàu qua là tranh nhau “vượt ải”. Điều đáng nói là họ dừng chiếm cả phần đường của xe dối diện, đến khi tàu đi qua thì 2 dòng xe đối đầu, xung đột dẫn đến cảnh tượng ùn ứ, chen chúc nhau và ách tắc giao thông.

Thêm nữa, vì lợi dụng dừng chờ tàu qua mà không ít lái xe tự cho mình quyền được vượt đèn đỏ, nối đuôi nhau chờ barie. Dẫn đến, ở một số nơi có làn đường dành cho xe đi thẳng thì mặc dù đèn xanh nhưng họ cũng không thể đi thẳng được vì bị dòng xe chờ barie chắn ngang khiến tình hình giao thông càng thêm phức tạp.

Khuyến cáo về ý thức tuân thủ quy định dừng chờ đèn tín hiệu để đảm bảo an toàn giao thông của một thành phố văn minh, hiện đại, Trung uý Đỗ Quang Hưng, cán bộ Đội Tuyên truyền thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt CA TP.HCM chia sẻ: “Mọi người dân cần phải nêu cao tinh thần tuân thủ pháp luật, đặc biệt là giao thông đường bộ. Đối với tất cả hành vi của chúng ta, đặc biệt là dừng chờ tín hiệu thì cần phải tuân thủ nghiêm. Thấy đèn vàng là dừng, hay dừng đúng vạch kẻ dành cho các phương tiện dừng chờ đèn tín hiệu. Hành vi đó thứ nhất thể hiện văn hóa giao thông của người dân ngày một tốt hơn. Tp.HCM là nơi thu hút khách du lịch, họ sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn về mỹ quan cũng như văn hóa chung của thành phố. Thứ hai, nếu dừng chờ dúng quy định đèn tín hiệu cũng sẽ giảm thiểu được tình trạng ùn ứ giao thông vì xung đột giữa các dòng phương tiện. Thứ ba là cũng hạn chế được TNGT xảy ra ”.

Trung uý Đỗ Quang Hưng nói:

một số cá nhân đã tranh thủ phát tờ rơi cho các chủ phương tiện trong lúc dừng chờ đèn nhằm mục đích quảng cáo. Thế nhưng nếu cảm thấy không cần thiết nhận quảng cáo thì chúng ta không nên nhận hay nhận thì không nên vứt rác xuống đường. Ngoài ra, nếu cảm thấy thời gian dừng chờ đèn lâu thì cũng cần tắt máy xe để tiết kiệm xăng hay tránh ồn ào hay. Tuy nhiên, vấn đề này không bắt buộc mà chỉ thuộc về ý thức riêng của mỗi cá nhân.

Có thể thấy việc dừng chờ đèn tín hiệu giao thông của người dân hiện nay có muôn hình vạn trạng. Và việc vi phạm luật giao thông nói chung cũng như dừng chờ sai quy định đã đi ngược lại với hành vi chuẩn mực của xã hội. Những hành vi lệch lạc ấy đồng nghĩa sẽ tiềm ẩn rất nhiều mối nguy cơ về tai nạn giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được điều này để tự điều chỉnh hành vi của mình một cách đúng đắn. Trong các ý kiến tham gia diễn đàn “Xây dựng văn hóa giao thông” đã có không ít ý kiến cho rằng hạ tầng giao thông kém khiến nhiều người đi đường buộc phải phạm luật. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là ngụy biện cho ý thức kém của mình.

Đầu tiên là phải nói về câu chuyện ý thức của người tham gia giao thông. Người lái xe đi không đúng làn đường, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, lái xe trong tình trạng say rượu... họ có biết như thế là vi phạm luật giao thông hay không? Chắc chắn là biết. Nhưng tại sao họ lại vẫn vi phạm? Câu trả lời chính là từ ý thức chấp hành pháp luật, sự coi thường mạng sống của chính mình và những người xung quanh. Cũng có người sẽ phân bua rằng do cần đi gấp nên phải phóng nhanh, do đường chật nên không thể xếp hàng dừng chờ đến lượt... Đó là ngụy biện và thể hiện sự ích kỷ, chỉ biết có bản thân mình mà bất chấp lợi ích, an toàn của người khác.

Với tư duy cò kè bớt một thêm hai của một số người nên khi dừng chờ đèn thì muốn lấn lên để có cơ hội đi nhanh hơn 1 chút. Hay chen vào bóng râm để hưởng mát một chút mà quên đi việc mình có đang đi sai quy định hay vô tình mang lại rủi ro cho chính bản thân mình và những người xung quanh không. Đã có rất nhiều dự án, chương trình từ các cơ quan chức năng và truyền thông đưa ra nhằm giảm thiểu những hành vi thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, dù làm gì đi chăng nữa thì cũng không bằng việc ý thức làm thức tỉnh ý thức. Và để có được điều đó thì biện pháp tuyên truyền, vận động, để mỗi người khi tham gia giao thông luôn đề cao vai trò ý thức cộng đồng, vì lợi ích chung của cộng đồng và tôn trọng cộng đồng vẫn là cốt lõi.

Cạnh đó, cùng chung tay giáo dục từ phía gia đình, nhà trường đến các cơ quan đoàn thể để thay đổi nhận thức và thức tỉnh ý thức cá nhân. Đặc biệt, không thể bỏ qua vai trò quan trọng của thiết chế giao thông. Thiết chế giao thông phải đủ mạnh, đủ tính chất răn đe để mỗi cá nhân tự ý thức không tái phạm nữa. Ngoài ra, sự tác động từ phía cộng đồng bảo vệ giá trị của pháp luật cũng góp phần không nhỏ vào việc thay đổi hành vi, nhận thức của mỗi cá nhân. Chẳng hạn, vừa rồi, trên trang xã hội Facebook, mọi người đã chia sẻ nhau một video clip về việc một chiếc ô tô đậu trên vạch kẻ dành cho người đi bộ băng ngang đường. Và điều bất ngờ là rất nhiều người đã leo qua nắp capô ô tô để băng qua đường. Thiết nghĩ, đây là một bài học thích đáng cho chủ nhân điều khiển ô tô ấy. Có lẽ, kể từ sau họ sẽ chẳng để tình trạng đáng xấu hổ ấy của mình lặp lại lần nữa.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //