Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lạc vào hội Tết Ramưwan độc đáo của người Chăm Bàni

Phóng viên - 18/12/2018 | 17:59 (GTM + 7)

VOVGT - Nếu như Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm Ahiêr thì Ramưwan là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm Bàni.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: (Bài giới thiệu đăng trên tạp chí văn hiến và báo ANTĐ)

Người Chăm có nhiều lễ hội mang nét văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc như: Katê, Rijanưgar, Súc dâng, Tết Ramưwan… Nếu như Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm Ahiêr thì Ramưwan là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm Bàni. Đây được xem là Tết cổ truyền, sản phẩm văn hóa tinh thần từ truyền thống tín ngưỡng cổ của cư dân người Chăm.

Đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni ở Bình Thuận trong ngày Tết Ramưwan. Ảnh: TTXVN

Với ý nghĩa để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, đấng sinh thành và cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, mùa màng tươi tốt, Tết Ramưwan của người Chăm thường được tổ chức vào tháng 6 dương lịch hàng năm. Tết Ramưwan gồm nhiều nghi lễ truyền thống nối tiếp nhau như: Lễ tảo mộ, lễ Và ha, lễ cúng bái tổ tiên tại nhà và tháng chay niệm Ramadan của các thầy Char tại chùa, tháp…

Tại các làng Chăm theo đạo Bà-ni đều tổ chức biểu diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian, thể thao... để các dân tộc anh em khác đến chung vui với không khí lễ hội đầm ấm. Từ Ramưwan trong tiếng Chăm là từ đọc chệch ra từ gốc từ Ảrập “Ramadan”. Đây không chỉ là tháng chay niệm của người người Chăm Bàni mà là của cả cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.

Cũng như các lễ tục khác, lễ Ramưwan của người Chăm Bàni (Hồi giáo đã bản địa hóa) ở Ninh Thuận, Bình Thuận có những sắc thái riêng. Lễ Ramưwan của người Chăm Bàni gồm có 3 phần: Lễ tảo mộ, lễ cúng gia tiên và lễ chay niệm tại thánh đường. Bước vào ngày lễ, tất cả các tộc họ ở các làng Chăm Bàni đều đi tảo mộ.

Lễ vật trong lễ tảo mộ khá đơn giản. Từng tộc họ đến nghĩa địa để làm cỏ, vun đất phần mộ cho sạch, đẹp. Mộ của người Chăm Bàni là những hòn đá tròn xếp thành những hàng dài rất đều đặn. Một hòn đá xếp ở đầu, hòn đá còn lại xếp ở chân. Các mộ liền nhau, thậm chí chôn chồng lên nhau, nên còn được coi là mộ chôn chung.

Khu mộ đặc biệt của người Chăm Bàni. Ảnh: ANTĐ

Tại lễ tảo mộ, ông thầy Char làm lễ tẩy uế phần mộ và mời tổ tiên về dự lễ. Con cháu trải chiếu hoặc nằm rạp trên đất để lạy mộ, mời người đã mất về nhà ăn Tết. Lễ tảo mộ diễn ra trong 3 ngày. Ngày đầu đi tảo mộ ở xa, ngày thứ 2 tảo mộ ở những chỗ gần hơn. Và ngày thứ 3 tảo mộ ở nơi gần nhất. Lý do của "lịch trình" tảo mộ này là do người Chăm Bàni quan niệm, đi tảo mộ là để mời tổ tiên về ăn Tết. Ở xa, các ông bà tổ tiên đi lâu về đến nhà hơn, nên phải tảo mộ trước, làm lễ mời trước...

Sau khi tảo mộ về, từng gia tộc làm lễ cúng gia tiên. Sau lễ cúng gia tiên, các gia đình làm các mâm lễ để đội lên thánh đường. Mâm lễ dâng cúng trong lễ Ramưwan được cộng đồng và các tộc họ trang trí, bày biện trên sân thánh đường theo hàng theo lối rất đẹp mắt. Những người tham dự lễ mặc những bộ trang phục truyền thống Chăm mới nhất, đẹp nhất. Sau khi kết thúc lễ cúng gia tiên và những ngày hội vui tươi, các làng Chăm Bàni bước vào tháng chay Ramưvan trang nghiêm.

Khác với lễ Ramadan của cộng đồng những người theo Hồi giáo Islam, lễ Ramưwan của người Chăm Bàni mang nhiều sắc thái văn hóa Chăm, đó là sự kết hợp với những nghi lễ bản địa như lễ cúng gia tiên, cúng dâng gạo, cúng nữ thần.

Với truyền thống hiếu khách, người Chăm Bàni đón tiếp anh em bè bạn, đồng nghiệp, bà con gần xa đến “chúc tết” rất chu đáo và niềm nở. Càng đông khách đến “chúc”, bà con càng phấn khởi và coi đó là niềm tin vào một năm mới mưa thuận gió hòa, vụ mùa thuận lợi, gia đình bình yên, khỏe mạnh, hạnh phúc, con cháu học giỏi và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Không khí gia đình trở nên vui vẻ hẳn lên khi mọi người quây quần bên nhau làm những loại bánh truyền thống, đặc biệt là bánh Girong ya (bánh củ gừng), Xakaya, Tapei coh (bánh xếp), Tapei dalik, Tapei nung… Đó là những loại bánh không thể thiếu để dâng cúng lên ông bà tổ tiên.

Có thể nói buổi sáng tảo mộ được xem là quan trọng nhất, bởi nghi lễ này được diễn ra trên một vùng đất rộng và đông người tham dự. Tất cả sự tôn kính, thành khẩn của người còn sống dành cho người đã khuất đều được thể hiện ở đây.

Sau buổi cúng tế ấy, thầy tế thực hiện nghi thức mời trầu cho các phần mộ của người đã khuất, đón linh hồn ông bà tổ tiên về cúng tế tại nhà. Ở đây, mỗi nhà đều có chuẩn bị ván để trưng bày lễ vật trang trọng gồm bánh trái, hoa quả, trà nước và hương trầm để cúng tế ông bà, tổ tiên... mong một mùa Ramưwan an lành, no đủ, hạnh phúc.

Du lịch mùa lễ hội ở Ninh Thuận

Những năm gần đây, Ninh Thuận nổi lên là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Ninh Thuận đẹp không chỉ bởi nắng, gió và biển mà nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái cho không ít vẻ đẹp “độc nhất vô nhị”, cùng nền văn hóa Chăm đậm đà bản sắc. Hãy cùng OnedayTour hôm nay tìm hiểu về những trải nghiệm đặc sắc ở vùng đất này.

Lễ hội Katé còn được gọi là Mbang Katé là một lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm. Đây là một lễ hội dân gian thiêng liêng đặc sắc và rất quan trọng. Tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần). Thường được tổ chức vào tháng 7 theo lịch của người Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch), người dân tập trung tại các đền tháp cổ kính. Đến Ninh Thuận vào dịp này bạn còn được thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian trong kho tàng âm nhạc của người Chăm và ngắm nhìn những cô gái Chăm duyên dáng bên tháp cổ.

Sừng sững tọa lạc trên đồi Trầu qua bao năm tháng, tháp Po Klong Garai là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm. Hơn 600 năm nay, tháp Po Klong Garai vẫn luôn xứng danh ngôi vị tháp Chăm cổ hùng vĩ nhất và đẹp nhất đất Việt. Po Klong Garai được xây dựng trong thời kì kiến trúc – nghệ thuật của vương triều Chăm Pa đạt trình độ đỉnh cao. Đây là cụm tháp thờ vị lãnh chúa cùng tên của tiểu quốc Panduranga, trị vì từ năm 1167 – 1205. Ông được người Chăm tôn thờ là vị thần thủy lợi với nhiều công trình đập nước vẫn còn nguyên giá trị dù đã trải qua gần 10 thế kỷ.

Nằm gần khu vực sinh sống của cộng đồng dân tộc Chăm, đến Nam Cương bạn sẽ có hội được ngắm nhìn những cô gái trong trang phục Chăm truyền thống đi bộ dưới ánh nắng vàng và cái nóng hắt của đồi cát, tạo nên một khung cảnh đặc biệt vô cùng. Đi dạo và chụp ảnh check-in trên đồi cát Nam Cương là một trong những hoạt động yêu thích của du khách trong nước cũng như quốc tế khi đến Ninh Thuận.

Còn nếu muốn tận hưởng không khí trong lành của biển, du khách có thể ghé thăm Ninh Chữ - một trong những bãi biển đẹp nhất nước ta, có bãi biển hình lưỡi liềm thơ mộng, thềm lục địa trải dài ra xa nên toàn khu vực đều có thể tắm hay chơi các trò chơi dưới nước rất an toàn. Biển Ninh Chữ hiện nay đã có một con lộ thông thoáng để du khách đến khu du lịch biển này. Có thể nói, bất cứ du khách nào khi đến Ninh Thuận cũng muốn tìm đến biển Ninh Chữ, như là một cách đổi gió.

Thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua những món thịt cừu – nét ẩm thực đặc biệt ở Ninh Thuận. Cừu được nuôi trên những sa mạc rộng lớn, bãi cát trắng khắp miền không một bóng cây hương vị cũng có phần khác biệt, chúng được chế biến thành những món ăn ngon miệng hợp khẩu vị như: thịt cừu nướng, luộc, tái, xào lá cà ri, xông khói, cà ri cừu… thực đơn phong phú để bạn mãn nhãn khai vị.

Ninh Thuận cũng nổi tiếng với các vườn nho. Những chùm nho xanh, đỏ của xứ nắng gió này được yêu thích bởi quả căng tròn, thịt giòn, không phải ngọt lịm mà vị chua chua ngọt ngọt. Còn gì tuyệt vời hơn nữa khi thưởng thức rượu vang làm từ những quả nho tươi ngon ấy. Cái vị cay nồng nhẹ của men rượu cộng với vị chua ngọt của nho làm cho ta có cảm giác say say vùng đất đầy nắng gió Phan Rang.

Nghe toàn bộ nội dung chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

// //