Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xoá chỗ nọ lại tắc chỗ kia

Theo TTXVN - 12/06/2022 | 21:45 (GTM + 7)

Ngột ngạt, oi nồng bởi khói xe, bụi bặm khi phải len lỏi giữa rừng phương tiện ô tô, xe máy... vào giờ cao điểm là cảm giác không ai muốn nhưng vẫn phải trải qua mỗi ngày bởi vấn nạn ùn tắc giao thông ở Thủ đô.

Ảnh minh họa: Nhật Thịnh

Ảnh minh họa: Nhật Thịnh

Áp lực của đô thị hoá

“Sống ở khu đô thị cửa ngõ phía Nam thành phố tôi hiểu rõ tốc độ đô thị hoá kéo theo sự gia tăng dân số và phương tiện giao thông cá nhân đã gây áp lực cho hệ thống giao thông như thế nào”, chị Nguyễn Tuyết ở khu đô thị Linh Đàm chia sẻ.

Chị Nguyễn Tuyết cho biết, mặc dù hạ tầng giao thông khu vực cửa ngõ phía Nam thành phố được cải thiện, nhưng chưa theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện chóng mặt. Cách đây khoảng 15 - 17 năm, đường vào khu đô thị Linh Đàm còn vắng vẻ, chính quyền phường phải treo biển “đề phòng cướp giật”; đường Giải Phóng thì “thêng thang”, nhưng giờ cả rừng phương tiện ken cứng vào các giờ cao điểm. Xung quanh khu đô thị Linh Đàm, mặc dù đã có thêm những cây cầu vượt sông, vượt hồ, có đường trên cao nhưng tình trạng ùn tắc giao thông vẫn nhức nhối.

Làm nhiệm vụ đưa, đón khách tại nhà tuyến vận tải liên tỉnh Hà Nội – Thanh Hóa của nhà xe Đại Nam, một lái xe của nhà xe này cho biết, nếu sau 2 giờ chiều xuất phát từ Thanh Hóa xuất ra Hà Nội thì kiểu gì cũng “dính” tắc đường ở Thủ đô. Chạy trên đường Giải Phóng gặp điểm tắc ngay lập tức anh phải chuyển hướng lòng vòng, luồn lách vào các ngõ nhỏ mới thoát khỏi điểm tắc.

Đợt mưa rào và giông trên địa bàn Thủ đô mới đây, người dân Thủ đô cũng được chứng kiến “ma trận ùn tắc giao thông” tại nhiều tuyến đường. Tình trạng úng ngập kéo theo ùn tắc giao thông nhiều giờ, đặc biệt trong những giờ cao điểm khiến người dân phải chật vật chen lấn trong dòng phương tiện di chuyển rất khó khăn.

Các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Láng, Tây Sơn... đều trong tình trạng ken đặc phương tiện, có nơi xe máy phải leo lên cả vỉa hè, tìm lối đi riêng, bất chấp nguy hiểm.

Phía cầu Chương Dương, từ phố Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) qua cầu Chương Dương (quận Hoàn Kiếm) áp lực giao thông cũng bắt đầu gia tăng từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ 30 phút buổi sáng. Tại nút giao Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng; nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, Xuân Thủy - Cầu Giấy; Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi, Ngã Tư Sở - Trường Chinh, Đội Cấn, Kim Mã... cũng trong tình trạng tương tự. Các điểm úng ngập trên đường gom Đại lộ Thăng Long cũng gián tiếp là nguyên nhân gây ùn ứ khu vực tiếp giáp Đại lộ với quận Cầu Giấy vào nội đô.

Trước đó, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, sau một thời gian dài “chôn chân” ở nhà vì dịch bệnh, khi dịch vụ du lịch bụng ra hoạt động thì nhà nhà, người người đổ ra đường, đi du lịch hay về quê khiến lưu lượng phương tiện giao thông trên các tuyến đường tăng đột biến, cửa ngõ Thủ đô và nhiều đoạn, nút giao thông ùn tắc nghiêm trọng.

Đặc biệt, tại các trạm BOT như Pháp Vân – Cầu Giẽ, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo xả trạm thu phí khi xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông nhưng do lưu lượng phương tiện tăng đột biến dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.

“Giờ đây người dân đổ ra đường còn đông hơn cả trước khi có dịch bệnh. Muốn tránh tắc đường phải ra khỏi nhà từ sớm, muộn hơn chút là “dính” tắc đường chôn chân trên đường hàng tiếng mới đến cơ quan”, anh Lương Sơn ở quận Hà Đông chia sẻ.

Theo anh Lương Sơn, phương tiện giao thông tăng nhanh trong khi hạ tầng giao thông thiếu thốn, chật hẹp. Ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân chưa tốt là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Đức Toàn, Phó trưởng phòng Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, thành phố Hà Nội hiện đang triển khai nhiều dự án trọng điểm (vành đai 2 trên cao và dưới thấp, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu vượt Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch, đường sắt Nhổn – ga Hà Nội, hầm chui Lê Văn Lương, dự án nước thải Yên Xá), việc tổ chức rào chắn phục vụ thi công cũng dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Tắc nghẽn trên đường Nguyễn Trãi hướng từ Hà Đông về Ngã Tư Sở. Ảnh: TTXVN

Tắc nghẽn trên đường Nguyễn Trãi hướng từ Hà Đông về Ngã Tư Sở. Ảnh: TTXVN

Có 35 điểm ùn tắc cần xử lý

Với những nỗ lực giảm thiểu ùn tắc giao thông bằng nhiều giải pháp, thành phố Hà Nội và ngành chức năng đã giải quyết được nhiều điểm nóng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

Năm 2021, toàn thành phố đã xoá được 10/37 điểm đen ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, sau đó thành phố lại phát sinh thêm 8 điểm ùn tắc giao thông mới. Từ đầu năm đến nay, Sở Giao thông Vận tải, Hà Nội xử lý được 2 điểm ùn tắc ở ngã tư Linh Đường - Nguyễn Hữu Thọ và cầu Thường Tín.

Để giải quyết các điểm, nút giao phức tạp, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nỗ lực đẩy nhanh các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố. Trong năm 2022, thành phố cần giải quyết thêm 35 điểm đen về ùn tắc còn tồn tại.

Hiện nay, để xử lý các tình huống ùn tắc giao thông, nhất là khi trời mưa, úng ngập, kỳ nghỉ lễ, lực lượng chức năng đã phải “căng mình” phân luồng, hướng dẫn giao thông.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế chứ chưa chữa được căn nguyên của căn bệnh nan y ùn tắc giao thông ở Thủ đô. Theo trung tá Nguyễn Đức Thắng, Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông Phòng Cảnh sát Giao thông số 7 - Công an Hà Nội, tổ chức giao thông chỉ là giải pháp trước mắt để chống ùn tắc. Về lâu dài, cần nhiều giải pháp kết hợp trong đó, quan trọng bậc nhất là đầu tư, mở rộng, nâng cấp hạ tầng giao thông./.

Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

// //