Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Việt Nam tiên phong xây dựng thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương

Phóng viên - 05/09/2021 | 15:02 (GTM + 7)

Ngày 16/08/2021, Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407 về việc phê duyệt Đề án “Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương”.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ảnh minh họa

Việc phê duyệt đề án sẽ giúp nước ta chuẩn bị đầy đủ điều kiện về nguồn nhân lực, thông tin, dữ liệu, phục vụ cho việc chủ động, tích cực chuẩn bị và tham gia đàm phán vào một hiệp ước toàn cầu cấp Liên Hợp Quốc về phòng chống ô nhiễm nhựa, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích, nâng cao năng lực quốc gia trong việc phòng, chống ô nhiễm nhựa đại dương.

Thực tế trong thời gian qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều đóng góp tại các diễn đàn, thúc đẩy hình thành khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế về phòng, chống, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.     

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tổ chức vào tháng 6/2020 diễn ra ở Québec, Canada, nước chủ nhà Canada và nhiều nước tham dự Hội nghị đánh giá cao và bày tỏ sự ủng hộ đối với các sáng kiến do Việt Nam đề xuất, đặc biệt là sáng kiến các nước G7 thúc đẩy hình thành Cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa và kêu gọi một cơ chế hợp tác toàn cầu với sự chung tay hành động của các quốc gia để các đại dương luôn mãi xanh, đầy ắp tôm cá và không còn phế thải nhựa. 

Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến Các giải pháp về chất thải nhựa khu vực các Biển Đông Á năm 2020. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tham dự Hội nghị nhấn mạnh: “Giảm thiểu chất thải nhựa đã trở thành yêu cầu cấp bách ngay lúc này”. 

Hội nghị Bộ trưởng về ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương do Chính phủ Ecuador, Đức, Ghana và Việt Nam đồng triệu tập  kỳ vọng sẽ thúc đẩy các đối thoại cấp cao về một thỏa thuận toàn cầu mới nhằm liên kết và nâng tầm các nỗ lực và hành động cấp quốc gia cũng như cấp vùng theo một khuôn khổ và chiến lược nhất quán toàn cầu, trước thềm kỳ họp lần thứ 5 của Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc tổ chức vào năm 2022. 

Thời quan qua, Việt Nam đã có nhiều hành động thiết thực như: Thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, trong đó luật hóa các nội dung liên quan đến chất thải nhựa như quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa; ban hành chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển song song với việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển.

Một trong những mục tiêu quan trọng Chiến lược đặt ra là đến năm 2030: ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương.

Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố hồi đầu tháng 8/2021 khẳng định, tình trạng rác thải nhựa, trong đó có rác thải nhựa đại dương đang là vấn đề nóng trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia ven biển.

Còn theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP – đọc Iu en i pi), năm 2018, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới, với khối lượng rác thải nhựa ra biển dao động trong khoảng 0.28-0.73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất.

Bởi vậy, Đề án “Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương” cũng thể hiện quan điểm xuyên suốt của Việt Nam về phát triển bền vững kinh tế biển, tiên phong trong khu vực trong giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, góp phần xây dựng, thực thi thành công mô hình nền kinh tế tuần hoàn, quản lý nhựa hiệu quả.

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Bắt tín hiệu thị trường cho xuất khẩu gạo năm  2024

Bắt tín hiệu thị trường cho xuất khẩu gạo năm 2024

Dù tình hình thế giới được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gạo đã có những tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm. Do vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt tốt các tín hiệu thị trường để duy trì hiệu quả xuất khẩu.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 16/4, trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, có đến 22 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt giảm giá, kéo chỉ số MXV-Index sụt giảm ngày thứ hai liên tiếp từ vùng đỉnh 7 tháng, với mức giảm 0,67% xuống 2.308 điểm.

// //