TP.HCM: Giải cứu nhiều người mắc kẹt trong căn nhà đang bốc cháy
Ngọn lửa bốc lên từ căn nhà 5 tầng dùng để cho thuê khiến nhiều người bị mặc kẹt bên trong.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Thông tin về những ca nhiễm COVID-19 mới tại TP.HCM không chỉ khiến dư luận cả nước lo lắng, mà còn chỉ ra những lỗ hổng nghiêm trọng trong công tác cách ly và tổ chức cách ly với các đối tượng nguy cơ.
Tuy vậy, theo các chuyên gia truyền nhiễm thì việc đã xác định đươc F0 của chùm ca bệnh lần này có ý nghĩa lớn trong công tác ngăn chặn và phòng chống dịch.
Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi nhanh với bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa Nhiễm, nội thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM!
PV: Nhiều ý kiến cho rằng chúng ta đã tìm được F0 cho chùm ca bệnh lần này tại TP.HCM. Vậy theo bác sĩ thì việc xác định được F0 có vai trò ra sao trong việc khống chế dịch bệnh?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Rất quan trọng, vì mình biết được F0 lọt ra ngoài thời gian nào để đánh giá được thời gian và đường đi của nó.
Từ F0 đó có thể truy ra F1 và F2 để có thể đón đầu đường đi của virus, qua đó hạn chế được các F0 mới, điều này rất quan trọng!
Thứ hai nữa là mình có thể đánh giá được khu vực đi, khả năng tiếp xúc với các đối tượng nào để kịp thời quây lại khi họ đến bệnh viện thì sẽ giảm mức độ lây lan rất nhanh.
PV: Bên cạnh việc xác định được F0 thì TP.HCM và ngành y tế cần làm gì để khống chế đợt bùng phát này ở mức thấp nhất?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Thứ nhất ngành y tế cần phải tung quân ra để chặn đường lây, tăng cường xét nghiệm để xác định càng sớm càng tốt những ca F1 âm tính để biết chắc họ không lây thêm ngoài cộng đồng và mang họ đi cách ly đúng cách.
Sau đó nếu họ dương tính, từ F1 thành F0 thì mình tiếp tục đi tìm số F2 trở thành F1.
Nếu làm tốt như vậy thì sẽ khống chế được dịch. Sợ nhất là các khu vực nguy hiểm như trong bệnh viện do đó ngành y tế cần tăng cường tầm soát phòng ngừa trong bệnh viện.
Nếu làm tốt 2 việc này thì khoảng 2 đến 3 tuần thì có thể yên tâm được.
PV: Xin cám ơn bác sĩ!
---
Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:
Ngọn lửa bốc lên từ căn nhà 5 tầng dùng để cho thuê khiến nhiều người bị mặc kẹt bên trong.
Vụ tai nạn xảy ra vào cuối giờ cao điểm chiều nay (15/8), trên đường Nguyễn Khoái, Hà Nội
Nếu nhìn vào những chuyển động trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là lùm xùm về chuyện thu phí không dừng (ETC), có vẻ như vẫn là “bình mới rượu cũ”. Nhiều nơi chỉ coi chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ một cách máy móc vào các quy trình hoạt động.
Nắm bắt tâm lý những người đang có nhu cầu nhà đất, nhiều chủ đầu tư, sàn môi giới bất động sản ra sức quảng cáo những tiện ích hấp dẫn của các dự án. Tuy nhiên, những tiện ích này đôi khi chỉ tồn tại ở dạng ‘tin đồn’ hay thậm chí là ‘bánh vẽ’ trên giấy.
Trường THPT Võ Văn Tần được xây mới và hiện đại hóa với số vốn đầu từ lên đến gần 80 tỷ đồng, hướng tới trở thành trường điểm là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Long An.
Nếu không có kế hoạch tổ chức giao thông cụ thể, khi các công trình như Vành đai 2 trên cao, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2... đưa vào khai thác, hình thái dòng phương tiện vào nút giao Ngã Tư Sở, Nguyễn Trãi sẽ thay đổi, khi đó có thể thói quen phân làn bước đầu được hình thành sẽ buộc phải thay đổi.
Lửa được cho là bắt nguồn từ tàn hương mâm cúng của chủ nhà. May mắn đám cháy nhỏ, không lan rộng.