Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Việc nhẹ lương cao

Phạm Trung Tuyến - 24/08/2022 | 6:30 (GTM + 7)

Không phải đến khi 40 người nhảy xuống sông để đào thoát từ Campuchia về Việt Nam sau khi bị lừa thì công chúng mới nhìn thấy bi kịch của những nạn nhân của bọn buôn người. Song, dù có bao nhiêu câu chuyện tương tự, những thanh niên trẻ tuổi ở nông thôn vẫn tiếp tục kiếm tìm cơ hội việc nhẹ lương cao.

Vụ việc 40 người lao động Việt Nam phải nhảy sông để trốn khỏi sòng bạc tại Campuchia trong tuần qua không phải là lời cảnh báo đầu tiên về tình trạng buôn người xuyên biên giới. Và tôi tin rằng, đó cũng không phải lời cảnh báo cuối cùng.

Khi câu chuyện về những người lao động thoát khỏi địa ngục xuất hiện, sau đó chúng ta thường thấy những câu chuyện liên quan về sự tàn ác của những kẻ sử dụng lao động bất hợp pháp, sự táng tận lương tâm của những kẻ lừa đảo, dụ dỗ, mánh lới của những đường dây buôn người.

Những câu chuyện đó luôn có tác dụng cảnh báo đối với xã hội, với những nhà quản lý.

Casino phía bờ Campuchia nơi xảy vụ đào thoát hôm 18/8. Ảnh: Ngọc Tài/VnExpress

Casino phía bờ Campuchia nơi xảy vụ đào thoát hôm 18/8. Ảnh: Ngọc Tài/VnExpress

Song, liệu những câu chuyện đó có tác động như thế nào đến lựa chọn của những thanh niên nông thôn, những nạn nhân tương lai của loại hình tội phạm này? Tôi cho rằng những tác động đó là rất ít ỏi, nhất là khi xu hướng tìm kiếm việc nhẹ lương cao vẫn là một ý niệm chi phối mạnh mẽ đến mơ ước của thanh niên nông thôn.

Gia đình tôi có một vườn cam trên núi, giữa vùng sản xuất của một cộng đồng người Dao. Trong mấy năm, tôi đã chứng kiến những đứa trẻ trong bản lớn lên và trưởng thành, đến tuổi lao động. Chúng là những đứa trẻ khoẻ mạnh, có kỹ năng hoàn hảo để lao động trên ruộng nương nơi quê nhà.

Song, rất nhanh, ngay khi có thể, chúng sẽ tìm đường lên thành phố, tìm kiếm những công việc không cần sử dụng những kỹ năng mà chúng được dạy dỗ và hình thành từ bé. Những công việc mang lại đồng lương bèo bọt, thậm chí là rủi ro.

Bất đắc dĩ chúng mới chịu ở lại làng quê để sống bằng những công việc mà cha ông vẫn làm. Hỏi về lựa chọn của chúng, câu trả lời thật thà sẽ là: Đi xa vất vả nhưng không ai biết, miễn là lễ tết về nhà nhìn tươm tất.

Việc nhẹ lương cao là một ý niệm được phổ biến như một cách để nói về những thanh niên không muốn lao động chân tay. Nhưng tôi không nghĩ thế. Đối với nhiều thanh niên nông thôn, việc nhẹ lương cao là một giá trị.

Đó là thứ giá trị được hình thành từ giáo dục gia đình, từ truyền thông, liên tục bổ sung vào tư duy xã hội, rằng lao động chân tay là thấp kém, những công việc trực tiếp chỉ dành cho những người không thành công.

Lực lượng biên phòng An Giang làm việc với 1 trong số 40 người chạy từ Campuchia về. Ảnh: Bộ đội biên phòng An Giang cung cấp

Lực lượng biên phòng An Giang làm việc với 1 trong số 40 người chạy từ Campuchia về. Ảnh: Bộ đội biên phòng An Giang cung cấp

Chúng ta dễ dàng nghe thấy lũ trẻ bị người lớn mắng mỏ: Không chịu khó học hành đi, sau này chỉ có làm nông dân, là thợ thuyền... Chúng ta cũng dễ dàng thấy trên các phương tiện truyền thông, giải trí hình ảnh của những người lao động luôn ngây ngô, hoặc lam lũ, các nhân vật chính, những nhân vật được yêu quý luôn là doanh nhân bảnh bao, trí thức tao nhã.

Nhưng chúng ta quên cuộc sống luôn cần có sự phân công lao động, và mỗi người đều cần lựa chọn đúng công việc phù hợp với thế mạnh, lợi thế của mình. Việc áp đặt những định kiến thấp kém cho người lao động trực tiếp từ giáo dục, truyền thông đã tác động một cách âm thầm đến lựa chọn của thanh niên.

Thà bỏ quê đi tìm việc ở xa, chấp nhận rủi ro còn hơn ở nhà lao động với mặc cảm thấp kém.

Thà ăn mặc bảnh bao đi bán hàng đa cấp còn hơn đi làm bằng sức vóc và kỹ năng lao động của mình.

Thà vượt biên theo lời dụ dỗ của bọn cò mồi để đến những miền đất vô định, dấn thân vào một nơi không biết sẽ ra sao.

Khi không thể chịu nổi, khi phải nhảy xuống sông để đào thoát khỏi địa ngục, những thanh niên ấy sẽ làm lại cuộc đời của mình như thế nào? Tôi tin, họ sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm một cơ hội việc nhẹ, lương cao khác.

Nếu như xã hội không thay đổi cách nhìn về lao động, nếu như giáo dục và truyền thông không góp phần để xoá bỏ định kiến về người lao động trực tiếp để khơi dậy tình yêu lao động và tôn trọng giá trị của những người lao động./.

Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //