Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trẻ em trên mạng mùa dịch: Cha mẹ lúng túng khi con tò mò tuổi dậy thì

Phóng viên - 27/07/2021 | 13:33 (GTM + 7)

Vất vả, bươn trải mưu sinh với nỗi lo cơm áo, gạo tiền trong mùa dịch khiến nhiều phụ huynh khó bố trí đủ thời gian kiểm soát con cái, nhất là các em tới tuổi dậy thì, tò mò về giới tính và những vấn đề nhạy cảm.

Trong khi đó, sự suất hiện dày đặc của các trang web ‘đen’, những đường link rác sex tràn lan trên mạng internet là nguy cơ dẫn dụ trẻ đến lối sống không lành mạnh. Biết rằng các nội dung xấu có thể ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý của con, tuy nhiên cần làm gì để bảo vệ trẻ trên môi trường mạng, hay phản ứng thế nào khi phát hiện con truy cập vào các website độc hại vẫn là những câu hỏi không dễ trả lời đối với nhiều bậc cha mẹ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Các em ở lứa tuổi mới lớn dễ bị dẫn dụ vào xem những trang web độc hại - Ảnh minh họa
Các em ở lứa tuổi mới lớn dễ bị dẫn dụ vào xem những trang web độc hại - Ảnh minh họa

Thấy con trai đang học lớp 8 mệt mỏi, bất tiện vì phải học online bằng điện thoại di động, chị Minh Hằng, quận Ba Đình, Hà Nội quyết định đầu tư gần 20 triệu đồng để mua cho con một chiếc laptop. Con vốn học giỏi lại biết nghe lời nên vợ chồng chị hoàn toàn yên tâm và không mấy khi kiểm soát.

Tuy nhiên, một lần tình cờ dùng máy tính của con, chị Hằng tá hỏa khi phát hiện cậu bé thường xuyên truy cập vào các trang web phim 18+. Chị Minh Hằng chia sẻ: “Quả thật lúc đó rất sốc và giận. Mình không nghĩ là anh chàng ngoan ngoãn, hiền lành thế mà lại xem những phim loại này”.

Bất ngờ, tức giận cũng là tâm trạng của anh Minh, một tài xế xe công nghệ ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Một lần khi vào mục lịch sử duyệt web của máy, anh thấy các trang truy cập nhiều và liên tục nhất của con không phải thông tin học hành mà là những trang ‘phim người lớn’.

Anh Minh cho biết, mùa dịch khó khăn nên dạo gần đây thường xuyên về muộn vì phải chạy thêm chuyến để lo cho kinh tế gia đình. Cậu con trai 13 tuổi ở nhà bà nội chăm sóc. Bà đã nhiều tuổi lại không rành về công nghệ, nên cậu bé được tự do sử dụng chiếc máy tính. Anh Minh cho biết: 

“Quả thật thời gian gần đây không có nhiều thời gian quan tâm tới cu cậu được. Thời buổi khó khăn nên cố gắng chạy thêm cuốc nào hay cuốc ấy. Cứ nghĩ tuổi này chúng nó chưa biết gì nên cũng hơi chủ quan vả lại thấy cứ lúi húi với cái máy tính thì cũng tưởng chơi game với học hành thôi. Biết được cái là mình lôi ra mắng cho một trận. Cũng hứa hẹn đủ điều đấy nhưng không biết có nghe thật không”.

Do các yếu tố về dinh dưỡng và văn hóa xã hội, những năm gần đây, tuổi dậy thì của trẻ thường đến sớm hơn (một số em có thể bắt đầu dậy thì từ 10 hoặc 11 tuổi). 

Nhìn nhận ở góc độ chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, nhiều cha mẹ nghĩ con còn nhỏ nên chưa có thói quen chia sẻ, giáo dục về mặt giới tính, cũng như sức khỏe sinh sản, do đó trẻ có xu hướng tự tìm hiểu trên mạng internet, rồi bị dẫn dụ vào những trang web không lành mạnh. Điều này khiến một số em biết đến tình yêu nam nữ từ rất sớm, dẫn tới hệ lụy nguy hiểm là tỷ lệ nạo phá thai cao ở lứa tuổi thanh thiếu niên: 

PGS.TS Trần Thành Nam cho biết:

 “Có rất nhiều hệ lụy của việc tiếp cận các trang web đen liên quan đến đời sống hôn nhân, gia đình, tình bạn, tình yêu, tình dục của các bạn trẻ. Ảnh hưởng luôn cả cách nhìn của các em về gia đình và về cuộc sống lứa đôi sau này.

Có nhiều người mất niềm tin vào tình yêu. Một hệ lụy khác còn trực tiếp hơn, đó là nội dung trên các trang web đen hầu hết đều có chất liệu bạo lực về mặt tình dục và xâm hại tình dục với nữ. Điều này dẫn đến trong xã hội có rất nhiều những vụ việc xâm hại tình dục đối với nữ giới, hành vi này do bị ảnh hưởng và bắt chước những nội dung các em đã xem trên mạng”. 

Các em đến tuổi dậy thì thường rất tò mò, muốn tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến giới tính - Ảnh minh họa
Các em đến tuổi dậy thì thường rất tò mò, muốn tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến giới tính - Ảnh minh họa

Khi phát hiện con truy cập vào những website độc hại, hầu hết phụ huynh đều khó giữ bình tĩnh mà thường tỏ ra giận dữ, quát mắng, thậm chí trừng phạt với hy vọng trẻ không tái phạm.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Thành Nam, những phản ứng tiêu cực, thái quá đôi khi có thể phản tác dụng. Điều quan trọng cha mẹ cần làm là thường xuyên cập nhật để có năng lực sử dụng internet an toàn, từ đó giúp trẻ hiểu được các lợi ích và rủi ro trên môi trường mạng: “Tất cả những hành vi sau khi sự việc đã xảy ra rồi, bố mẹ có nổi nóng hoặc mắng chửi chẳng qua phản ánh một điều rằng bố mẹ đang bất lực. Bất lực vì không biết phải kiểm soát con như thế nào. Một mặt họ vẫn phải cho con sử dụng các thiết bị công nghệ để học tập, nhưng không biết làm thế nào để bảo vệ được con. Vậy thì mục tiêu dài hạn ở đây là, bố mẹ cần phải có cách thức ứng xử để cho con nhìn nhận được một cách khách quan về những lợi ích, cũng như nguy cơ trên mạng internet. Sự việc đã xảy ra rồi, chúng ta hãy cho qua. Thế nhưng chúng ta phải cân bằng, giúp cho con nhận thấy, ở trên internet, con có thể hưởng lợi được những gì và làm thế nào để con được bảo vệ an toàn”.

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, thời gian giãn cách xã hội dài bởi dịch COVID-19 dễ khiến trẻ em có cảm giác tù túng, gò bó và tiếp xúc nhiều hơn với môi trường mạng. Trong khi các em đến tuổi dậy thì thường rất tò mò, muốn tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến giới tính.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An khuyên các bậc cha mẹ không nên ngay lập tức phản ứng nóng giận, mà hãy trò chuyện, tìm hiểu để đồng hành cùng con: 

“Cách xử lý phụ thuộc vào học vấn, cũng như thái độ của các bậc cha mẹ. Nhưng một lời khuyên chung là phải thật bình tĩnh, phải luôn như một người bạn thân với con, chuyện trò với con, hỏi han tại sao như vậy. Đây là trường hợp chúng ta đã phát hiện ra rồi, nhưng đối với trẻ em thì sự ngăn chặn, phòng ngừa mới là quan trọng.

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên luôn luôn là bạn thân với con, lắng nghe con nói đồng thời có thể gợi mở, hỏi con đang xem gì trên mạng thì lúc đấy mới biết được con quan tâm vấn đề gì và kịp thời điều chỉnh, kịp thời khuyên bảo.

Chứ nếu lúc đó, chúng ta có phản ứng tiêu cực, thí dụ như quát mắng, tịch thu máy tính, điện thoại thì có thể dẫn đến phản ứng ngược. Trẻ sẽ không chịu chia sẻ, đồng thời phản ứng đột ngột rất nguy hiểm”.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Chuyên gia giáo dục kỹ năng số cho rằng, các rủi ro trẻ gặp trên môi trường mạng rất đa dạng từ mất thông tin cá nhân, kết bạn xấu, đến xem các ấn phẩm độc hại không phù hợp với lứa tuổi, bị quấy rối…  Nguy hiểm hơn nữa, các em có thể đối mặt với nguy cơ bị xâm hại tình dục trên mạng.

Theo bà Nguyễn Phương Linh, việc giáo dục giới tính trong gia đình và trường học có ý nghĩa hết sức quan trọng, trang bị cho các em kiến thức để tránh sự tò mò tự tìm hiểu hay cảm thấy hoang mang khi đến tuổi dậy thì:

  “Theo tôi giáo dục bao giờ cũng là giải pháp nền tảng, cốt lõi trong việc phòng tránh, bảo vệ trẻ em khỏi các rủi ro trong cuộc sống nói chung, chứ không chỉ rủi ro trên môi trường mạng.

Việc giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình và nhà trường là những nguồn đáng tin cậy, sẽ tốt hơn rất nhiều thay vì để trẻ phải tự tìm hiểu trên môi trường mạng.

Việc để trẻ tự tìm hiểu sẽ khiến các em hoang mang giữa rất nhiều những nội dung thông tin và khó phân biệt được đâu là thông tin chính xác. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng, các chương trình giáo dục giới tính phải thân thiện với trẻ, tôn trọng tiếng nói và suy nghĩ của trẻ, giúp trẻ tư duy và xử lý các tình huống.

Trẻ em cần làm chủ các kiến thức và có tư duy logic để phản biện các cách thức bảo vệ mình, chứ không chỉ là những lý thuyết giáo điều”.

việc giáo dục giới tính trong gia đình và trường học có ý nghĩa hết sức quan trọng, trang bị cho các em kiến thức để tránh sự tò mò tự tìm hiểu hay cảm thấy hoang mang khi đến tuổi dậy thì
Việc giáo dục giới tính trong gia đình và trường học có ý nghĩa hết sức quan trọng, trang bị cho các em kiến thức để tránh sự tò mò tự tìm hiểu hay cảm thấy hoang mang khi đến tuổi dậy thì - Ảnh KidsHealth

Hoang mang là cảm giác của nhiều phụ huynh khi phát hiện con đang truy cập vào các website không lành mạnh. Làm thế nào để trẻ vừa được hưởng lợi từ những thiết bị công nghệ thông tin phục vụ học tập, giải trí, bên cạnh đó bảo vệ các em khỏi các thông tin xấu, độc hại là câu hỏi khiến không ít phụ huynh đau đầu. 

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng trong mùa dịch: Cha mẹ ứng xử thế nào khi con tò mò tuổi dậy thì

Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 khiến hầu hết các hoạt động ngoại khóa của học sinh trong mùa hè này phải dừng lại. Chính vì vậy, trẻ em đang trải qua những ngày hè khá bức bối, ngột ngạt, không được tụ tập bạn bè, đi du lịch hay vui chơi giải trí ngoài trời, mà chỉ quanh quẩn ở nhà trong bốn bức tường. 

Khi ở nhà và thiếu sự tương tác trực tiếp, trẻ thường có xu hướng sử dụng internet nhiều hơn. Điều đáng lưu tâm, các em ở lứa tuổi mới lớn dễ bị dẫn dụ vào xem những trang web độc hại, có nội trung đồi trụy dẫn đến bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm sinh lý sau này.

Theo thống kê của Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), trong thời gian dịch COVID-19 vừa qua, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em với đầu số điện thoại 111 tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi của phụ huynh phản ánh về việc gia đình cảm thấy lo lắng, lúng túng khi phát hiện ra con mình truy cập vào những trang thông tin xấu, độc hại trong quá trình sử dụng máy tính để học trực tuyến tại nhà.

Đặc biệt, riêng trong tháng 5, có tới 40 cuộc gọi liên quan đến vấn đề xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, 30 cuộc gọi phản ánh về những kênh, các clip có nội dung không phù hợp với trẻ em trên mạng.

Trong khi đó, không phải cha mẹ nào cũng đủ bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo khi biết con đang theo dõi các bộ phim có nội dung khiêu dâm, không lành mạnh. Phản ứng thường thấy của hầu hết phụ huynh là nóng giận, quát mắng, thậm chí phản ứng tiêu cực bằng cách trừng phạt hay tịch thu thiết bị công nghệ.

Tuy nhiên, việc cấm đoán có thể dẫn tới những tác dụng ngược, khiến trẻ càng tò mò mà lén lút tự tìm hiểu và nếu gặp rủi ro lại không dám nói với bố mẹ vì sợ mắc lỗi, sợ bị mắng.

Do đó, thay vì ngay lập tức kết tội, phán xét con, cha mẹ nên trò chuyện cởi mở, trao đổi với con về các vấn đề giới tính mà không coi đó là điều cấm kỵ.

Bên cạnh đó, để bảo vệ con trẻ các bậc phụ huynh cũng nên cập nhật kiến thức mạng, sử dụng chính công nghệ để ngăn chặn những website độc hại. Đặt chế độ hạn chế nội dung không phù hợp trên các trình duyệt của thiết bị điện tử mà con đang sử dụng. Ngoài ra, có thể cài đặt những ứng dụng chạy ẩn trên điện thoại hay máy tính của con để cảnh báo về máy tính cá nhân của cha mẹ khi con gặp những nguy cơ trên mạng nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư của con.

Luật Trẻ em và Nghị định 56 của Chính phủ quy định rất rõ về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đầu tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025.

Chính vì vậy, trách nhiệm các cơ quan quản lý, được giao nhiệm vụ kiểm soát, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để trẻ em có được một môi trường internet ngày càng lành mạnh và an toàn hơn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //