Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trăm năm Giếng nước - Cầu Quay

Nhóm PV - 22/10/2022 | 22:06 (GTM + 7)

Cùng với thời gian hình thành Mỹ Tho Đại phố, Giếng nước Mỹ Tho cũng được hình thành và trở thành điểm nhấn của TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngày nay, góp phần tô thêm vẻ đẹp cho thành phố cổ xưa nhất vùng đất Tây Nam bộ.

"Cúc mọc dưới sông, kêu bằng cúc thủy.  

Sài Gòn xa, nhưng Chợ Mỹ không xa

 Anh đi đâu phải ghé lại quê nhà,

 Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em..."

Chợ Mỹ - tức đô thị Mỹ Tho, vùng đất có thời gian là thị xã, là tỉnh lỵ... còn xa hơn nữa từng vang danh là Mỹ Tho Đại phố. Mỹ Tho nằm bên tả ngạn sông Tiền, được hình thành và phát triển sớm ở châu thổ sông Cửu Long, đến nay đã 343 năm tuổi. 

Cùng với thời gian hình thành Mỹ Tho Đại phố, Giếng nước Mỹ Tho cũng được hình thành và trở thành điểm nhấn của TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngày nay, góp phần tô thêm vẻ đẹp cho thành phố cổ xưa nhất vùng đất Tây Nam bộ.

Khu vực Giếng nước Mỹ Tho, gồm giếng nước lớn và giếng nước nhỏ, còn gọi là hồ nước ngọt ngày xưa.

Khu vực Giếng nước Mỹ Tho, gồm giếng nước lớn và giếng nước nhỏ, còn gọi là hồ nước ngọt ngày xưa.

 

Để có tư liệu viết bài này, ngoài việc nghiên cứu các tài liệu lịch sử, chúng tôi còn may mắn gặp được một vài người đã từng góp công vào việc cải tạo kinh Nicolas thành giếng nước như ngày hôm nay.

Một trong số đó có ông Nguyễn Văn Tiệm (thường gọi là ông Tư), ngụ tại số 62C, Ấp Bắc, Phường 10, thành phố Mỹ Tho – Ngay cạnh dốc cầu Trung Lương. Dù là người trực tiếp đào giếng hồi năm đó nhưng nay do tuổi cao, cộng với bụi thời gian đã xóa nhòa ký ức nên ông Tư đã không còn nhớ nhiều về những ngày tháng vất vã năm xưa:

- Không nhớ rõ, lâu quá rồi, quá lâu rồi. Dường như ở đó nó có 1 cái cống chạy ra tới ngoài sông.

-  Ngày xưa chú có làm trong đó luôn?

- Có làm trong đó luôn.  Vì tôi ở đó mà phải đi làm chứ. Lao động công ích á. Nó kêu nhà nào cũng đi mấy người như vậy hết. Họ chuyền lên và bó vòng vòng cái ao vậy thôi. Nhưng mà đông lắm, đâu phải nhiêu đây con người. Phường đó gần như là đi hết. Xắn rồi cứ chuyền từ cục từ cục, chuyền chuyền lên, cứ mười mấy người vậy đó, miễn sao lên mé thôi. Hồi đó tôi  ở dưới Phường 1 mới đi làm chứ trên đây đâu có ai làm. Mấy người nào ở Phường 1 nó mới kêu đào. Đông lắm mà".

Theo các tài liệu ghi chép, Giếng nước Mỹ Tho nguyên thủy là hào thành Định Tường được đào năm 1826. Đoạn hào thành này xưa thuộc làng Bình Tạo, tổng Thuận Trị, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An. Lúc chiếm Định Tường, đề phòng nghĩa quân tấn công phía Tây thành Định Tường, chính quyền thực dân đã cải tạo hào thành này thành kinh, đặt tên là kinh Nicolas. 

Kinh Nicolas theo thời gian bị bùn lấp cạn dần, hai bên bờ, dừa nước, cỏ lau rậm rạp. Đến năm 1927, kỹ sư người Pháp Partilény lập đề án cải tạo kinh Nicolas thành hồ chứa nước. Kế hoạch này chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, hàn kín hai đầu kinh, phá cầu Nicolas. 

Không giống như ông Tư, ông Nguyễn Văn Vàng, mà người ta quen gọi ông Năm, ngụ tại số 42/2/3, đường Nguyễn Thị Thập, Phường 10, Thành phố Mỹ Tho – nơi xưa kia gọi là đường Vòng Lớn. Dù năm nay cũng đã 96 tuổi nhưng ông Năm vẫn còn nhớ như in và khẳng định, mục đích mà Pháp cho cải tại lại giếng nước là để lấy đất bồi những vùng trũng để mở rộng thành phố Mỹ Tho.

"Hồi xưa nó là cái rạch. Xung quanh đó là cây dừa nước. Ở ngoài nó có cái cống, người ta kêu bằng cây cầu cống. Nó không có giếng nước gì hết. Hai bên nó toàn là dừa nước không chứ có gì đâu. Đó là cái chỗ để dân Xáng, khi đi làm thì thôi, mà khi kéo về ụ ở đó họ đem ghe, đem nhà về ở đó. Họ kêu bằng cây cầu cống là chỗ đó đó. Tôi nói chú nghe, đâu có giếng nước gì đâu. Nó là cái rạch nước chảy ra vô vậy thôi.

Rồi sau này, theo tôi nghĩ là không phải muốn đào giếng nước gì hết mà có lẽ để lấy đất để bồi mé bên đó. Bởi vì thành phố Mỹ Tho ngày xưa ở mé bên kia mà. ở tuốt bên kia cầu Quay và người ta gọi là Chợ Cũ. Hồi xưa đa số không phải buôn bán, mà chỉ là nhà và cơ quan nhà nước.

Đường Trương Định ngày xưa toàn là cơ quan nhà nước, bây giờ vẫn còn một mớ đó. Thành ra mé bên đây không có gì hết. Nó trờ tới đường Hùng Vương là cao rồi. Còn từ đường Hùng Vương đổ lên trên này là không có gì hết. Rồi mới lấy cái giếng nước đó, đào đó để lấy đất đấp lên trên này. Cái mục đích là chỗ đó đó".

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, Pháp tiếp tục tiến hành giai đoạn đoạn 2. Họ thuê 300 nhân công vùng Hóc Môn, Bà Điểm, Gò Công, Phường 1, Mỹ Tho đến tiếp tục nạo vét và lây đất lấp các chỗ trũng trong thành phố. Kế hoạch dự định trong 7 tháng sẽ hoàn tất. Tuy nhiên, thời điểm này các phong trào đấu tranh của công nhân, lao động đang được khởi xướng. Tại chợ Mỹ Tho nổ ra nhiều cuộc biểu tình và không có nhân công làm việc nên công trình đến năm 1933 mới hoàn thành.

Giếng nước Mỹ Tho chia thành hai ô: Giếng nhỏ nằm sát sông Tiền, hình vuông mỗi cạnh khoảng 150 m. Giếng lớn phía trong hình chữ nhật, dài 800 m, rộng 150 m. 

Giếng nước Mỹ Tho ngày nay. Ảnh: Truyền hình Tiền Giang

Giếng nước Mỹ Tho ngày nay. Ảnh: Truyền hình Tiền Giang

Ngày nay, Giếng nước Mỹ Tho nằm trong khuôn viên công viên Tết Mậu Thân và được ví như “lá phổi xanh” của TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.  Bởi bao quanh giếng nước là những hàng cây cổ thụ xanh mát, được bố trí nhiều ghế đá để người dân đến hóng mát, thư giãn, tập thể dục vào mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Thời gian gần đây, xung quanh khu vực giếng nước còn được bố trí nhiều dụng cụ luyện tập thể thao để người dân thành phố đến đây tập luyện thể dục thể thao, trẻ con chơi đùa…

Khi nói đến Mỹ Tho xưa, không thể không nhắc đến 1 công trình cũng gắn liền với quá trình hình thành Mỹ Tho đại phố, đó là công trình Cầu Quay. Cầu Quay bắt qua Kinh Bảo Định nối liền giữa Phường 1 và Phường 2 ngày nay.

Theo ghi chép của các nhà sử học, Người Pháp đến Mỹ Tho vào năm 1861, để phát triển giao thương và mở rộng thành phố về hướng Tây, đến khoảng năm 1890, Pháp cho xây cây cầu đầu tiên bắc qua kinh Bảo Định để thay thế cho những cây cầu tre thô sơ hay những chiếc đò ngang nhỏ bé. Từ đó mà Cầu Quay được hình thành.

Cầu Quay xưa

Cầu Quay xưa

Cầu Quay giúp cho người dân phía bên Chợ Cũ – ngày xưa có tên gọi là làng Mỹ Chánh, tiền thân của thành phố Mỹ Tho ngày nay và người dân của các thôn Điều Hoà, Thạnh Trị, Bình Tạo - các làng phía Tây thành phố giao thương, qua lại dễ dàng. Việc xây cầy Quay còn làm cho nơi đây trở thành một trung tâm hành chánh, thương mãi, kinh tế, xã hội… của lỵ sở trấn Định Tường. Và từ đó, khu vực bên phía Tây cầu Quay từng bước trở thành trung tâm thành phố Mỹ Tho ngày nay.

Trải theo từng bước thăng trầm của lịch sử, cho đến nay cầu Quay đã qua ba lần xây lại. Lần thứ nhất vào khoảng năm 1890, xây dựng bằng sắt thép. Đến năm 1938, do cầu bị sập nên người Pháp cho làm lại ngay sau đó bằng bê tông, loại cầu đúc.

Đến năm 1993, cầu được phá đi và xây lại cũng bằng bê tông cốt thép, dù vậy vẫn còn mang tên Cầu Quay khiến cho những người lớn tuổi chạnh nhớ đến cây cầu Quay ngày xưa, đồng thời cũng tạo ra sự tò mò của lớp trẻ vì sao cây cầu nầy lại có tên là Cầu Quay?.

Theo ông Nguyễn Văn Vàng – Người đã từng chứng kiến người Pháp xây cầu lại lần thứ 2 cho biết, Mặc dù có tên là Cầu Quay nhưng thực chất cầu không quay được mà chỉ dở lên cho tàu bè qua lại và hạ xuống cho xe cộ lưu thông.

Ông Năm cho biết: "Cầu Quay tôi biết là cái chỗ này nè! Hồi xưa tôi có 1 người dì làm công nhân ở cây cầu đó. Hồi sửa cây cầu đó, tôi có theo dì xuống đó để coi mà lúc đó tôi còn nhỏ vầy thôi. Hồi đó, nó xây mà nó làm kiểm này nè, Miếng thép có mấy gốc, khi đóng xuống nó khít vầy nè, họ đóng xuống bao xung quanh rồi tát hết nước ra. Rồi moi sình hết ra, rồi mới bắt đầu xây đá từ dưới lên. Bởi vậy cầu đó hồi xưa là trụ đá xanh.

Sau này giải phóng rồi Việt Nam mình mới làm lại đó. Bây giờ tru đá đâu còn nữa. Bây giờ người ta đóng bằng cây cừ để đà qua, chứ hồi đó đâu có. Thành ra ở giữa đó nó có 1 cái trụ. Rồi mé bên chợ đó thì nó có cái bánh xe tròn. Khi nào có phương tiện qua lại mà cần dở cầu thì nó có cái tời quây bánh xe lớn này, nó mới dở cây cầu lên.

Dở lên chứ không phải quay ngang. Dở đầu cầu mé bên đây để cho qua. Qua rồi mới hạ xuống chứ đâu phải cầu quay. Nó là cầu dở. Việt Nam mình kêu là cầu Quay nhưng của Pháp nó kêu rõ ràng. Khi nào ở giữa mà nó quây ngang vầy kêu bằng Tour Vance, còn cầu đó kêu bằng Le Vance".

Như để giải thích thêm cho chúng tôi hiểu, ông Năm phân tích: "Ở Việt Nam mình, lại cầu dở lên thì ở Long Xuyên có một cái là cầu Nguyễn Trung Trực. Ở Vĩnh Long có một cái là cầu Gò Ân nước xoáy nằm trên Mang Thít. Còn cầu quay ngang ở Rạch Giá có 1 cây cầu quay ngang. Ở Ngã 7 Phụng Hiệp có 1 cây cầu quay ngang – Bây giờ đều bị gỡ bỏ hết rồi. Cầy quay ngang là ở Trụ chính giữa ở dưới nó có 1 cái bánh xe tròn bi lớn vầy nè khi mình quay cái nó xoay ngang vầy nè".

Cũng theo ông Năm, việc xây cầu đã lắm công phu, việc tàu bè lưu thông qua lại những cây cầu này cũng không hề đơn giản. Chủ phương tiện không được tùy tiện qua lại cầu mà phải được phép của Công Chánh – Cơ quan quản lý và vận hành cầu mới được qua.

"Dù là cầu quay hay dỡ, chú muốn qua chú phải lên xin phép bên Công Chánh, nó cho chú ngày, giờ mà thường thường là ban đêm. Bởi vì muốn quay cái đó phải chặn 2 bên, chặn xe cộ, chặn tàu bè. Phương tiện mình muốn qua phải đậu bên đó mà chờ, khi nào đúng giờ, đúng khắc, nó mởi dở cho mình qua.

Mà nó hẹn với mình là mấy giờ. Thí dụ nó nói nó quay 2 tiếng thì trong 2 tiếng mình phải qua cho hết chứ không có lôi thôi gì hết, để người ta còn hạ xuống. Thành ra muốn qua mấy cây cầu đó thì phải xin phép, chừng nào được đia phương chấp thuận ngày giờ mình phải sẵn sàng để đúng giờ đó qua. Chứ không phải muốn qua chừng nào thì qua được đâu.

Trước khi qua, chúng tôi bóp còi, bóp còi có ý nghĩa là cho hay chúng tôi sắp qua. Khi chúng tôi qua rồi, chúng tôi cũng bóp còi nghĩa là chúng tôi đã chấm dứt, vậy thôi".

Chiếc Cầu Quay ngày nay

Chiếc Cầu Quay ngày nay

Hiện tại cầu Quay không còn quay, không thể dở lên được như xưa, thay vào đó là 1 cây cầu bằng xi măng cốt thép chắc chắn hơn, được trang trí hệ thống đèn Led nghệ thuật theo hình tháp Eiffel lung linh huyền diệu mỗi khi hoàng hôn buôn xuống. Nhưng những câu chuyện lịch sử về cây cầu cùng những giai thoại về sự hình thành và tồn tại của giếng nước vẫn được người đời kể mãi.

Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.

// //