TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Thực tế, cũng đã có những bảo tàng hút được khách nhờ cách làm mới, mở ra gợi ý quan trọng về hướng đi cho lĩnh vực này.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Trái ngược với cảnh tấp nập du khách ra vào cả ngày lẫn đêm của Di tích Nhà tù Hỏa Lò ngay đối diện, Bảo tàng Công an Hà Nội trên phố Lý Thường Kiệt dù mở cửa miễn phí, vẫn vắng khách tham quan. Ông Ngô Duy Châu và chị Phạm Hoàng Yến dù sống ngay gần địa điểm này cũng chưa từng ghé qua:
"Chị người Hà Nội đây mà chưa vào đây bao giờ. Chả có thời gian và như kiểu bụt chùa nhà không thiêng ấy. Các cháu đi theo trường thì đi chứ tự động bảo vào bảo tàng nó có thích đâu, chỉ đi đánh điện tử thôi".
"Chưa vào, chả vào chả có gì mà vào. Hỏa Lò đông hơn nhiều. Bởi vì trong Hỏa Lò nhiều cái hấp dẫn hơn".
Người dân thành phố và khách du lịch trong nước chưa có thói quen tìm đến bảo tàng nhưng lý do chủ yếu là do bảo tàng thực sự kém hấp dẫn. Không chỉ các bảo tàng chuyên đề, bảo tàng lịch sử xã hội ở đô thị có sự trùng lặp về nội dung khiến cho khách tham quan cảm thấy tẻ nhạt.
Dù nằm ở vị trí đắc địa, có kiến trúc độc đáo và là địa chỉ đầu ngành với số lượng hiện vật quý hiếm, song Bảo tàng lịch sử Quốc gia lại chưa bao giờ lọt vào danh sách các điểm đến hàng đầu. Anh Vũ Duy Linh ở Hà Nội cho biết lý do:
"Tôi cũng đi một số bảo tàng chưa có cái nào ấn tượng. Bảo tàng ở VN thường tính thẩm mỹ thấp. Ví dụ bảo tàng về lịch sử thấy tượng đắp, bày hoạt cảnh sinh hoạt xưa... Tính thẩm mỹ của việc trưng bày và lựa chọn hiện vật không khiến cho người xem cảm thấy đẹp. Tôi từng đi bảo tàng vũ trụ ở Mỹ, ô tô xe máy ở Đức... có sự tham gia của kiến trúc sư và nghiên cứu hành vi của người xem".
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước hiện có 162 bảo tàng, hiện đang lưu giữ hơn 3 triệu hiện vật phản ánh toàn diện về đất nước và con người Việt Nam. Các bảo tàng giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cũng như thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Tuy vậy, phần lớn bảo tàng hiện mới chỉ dừng lại ở nhiệm vụ lưu giữ, phục vụ công tác nghiên cứu. Dù cho thời điểm mùa hè có nhiều dịp nghỉ lễ, người dân trong nước cũng không lựa chọn bảo tàng là điểm đến lý tưởng. Anh Nguyễn Trung Quân, Giám đốc công ty du lịch A-vi-tour thông tin:
"Việt Nam không thua kém quốc gia nào về giá trị văn hóa cả. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, đường hướng phát triển chung của hệ thống bảo tàng, du khách đến là thụ động không phải vì tò mò, mong muốn khám phá".
Thực tế, trong bức tranh ảm đạm về hệ thống bảo tàng ở Việt Nam vẫn còn có những điểm sáng. Các bảo tàng luôn nhận được sự đánh giá cao của du khách nhiều năm qua là những cái tên: Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở Hà Nội và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TPHCM.
Việc sử dụng đồ họa trong trưng bày, kết hợp âm thanh, ánh sáng, các công nghệ trình chiếu đã được ứng dụng tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Trong thời gian gần đây, Bảo tàng đã đưa vào sử dụng công nghệ quét mã tem QR code trên các đai vách trưng bày và "Audio guide" với 6 ngôn ngữ giúp du khách có thể truy xuất thông tin liên quan đến hình ảnh, hiện vật trưng bày tại đây một cách dễ dàng. Ông Châu Phước Hiệp, Phó Giám đốc Bảo tàng nói rằng "luôn đổi mới" là yếu tố thu hút khách tham quan:
"Yếu tố thu hút khách đến tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ngày càng đông là ở sự thay đổi hình thức bên ngoài, nội dung trưng bày, các dịch vụ kèm theo. Có thể nói, thời gian gần đây bảo tàng thường xuyên chỉnh lý các nội dung trưng bày, đưa thiết bị công nghệ vào để giúp khách nắm nội dung tốt nhất".
Cùng có chung công thức tạo sự mới mẻ, hấp dẫn cho bảo tàng, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được biết tới là người tâm huyết. Không chấp nhận đi theo lối mòn, ông tự tìm hướng đi mới và tạo ra "một cuộc cách mạng" trong trưng bày bảo tàng từ "tĩnh" sang "động" với khu trưng bày ngoài trời, du khách cùng tham gia trải nghiệm... Nhiều năm qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn là một những bảo tàng hút khách nhất Việt Nam và trong khu vực:
"Thế giới công tác bảo tàng rất cần quảng bá nhưng ở VN chưa có hoặc rất ít. Muốn quảng bá thì trước hết bảo tàng phải ra bảo tàng. Tức là phải có trưng bày thực sự ấn tượng thường xuyên. Những trưng bày này tạo ra sự hấp dẫn. Phải có hoạt động kèm theo ý nghĩa nếu không chúng ta tung tiền ra quảng bá mà không hiệu quả".
TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Nội nhận định, những người làm bảo tàng là yếu tố quyết định tính hiệu quả:
"Những gì nhân dân làm được để cho nhân dân làm. Nhà nước như bà đỡ ấy để cho nhân dân làm tốt hơn. Ngay trong làm luật văn hóa chúng tôi ủng hộ ra đời bảo tàng tư nhân. Bảo tàng thực sự phải hấp dẫn. Hình thức, nội dung hoạt động phải hấp dẫn. Vấn đề là ở phía người làm".
"Làm thế nào để thu hút khách tham quan?" là câu hỏi hầu hết các bảo tàng ở Việt Nam đang đau đầu tìm cách giải quyết. Các nhà quản lý cần quan tâm để có sự đầu tư phù hợp, tạo ra thiết chế văn hóa bổ ích để bảo tàng trở thành con tàu chuyên chở văn hóa, lịch sử gần gũi với người bản xứ và là đại sứ thương hiệu của một vùng đất.
Câu chuyện vắng khách của hệ thống bảo tàng nước ta không phải chưa có lời giải mà bởi những người làm bảo tàng có nhận thức đúng về đổi mới và tự đổi mới hay không? Đã có những bảo tàng thử nghiệm và nhận trái ngọt trong việc thu hút khách với công thức này.
Đây cũng là góc nhìn của kênh VOVGT qua bài bình luận có nhan đề: Đổi mới bảo tàng: Đừng chờ đợi nước lên bèo nổi
Suốt nhiều năm qua, đa số bảo tàng ở Việt Nam vẫn trong tình trạng loay hoay thu hút khách tham quan. Câu chuyện tốn giấy mực của báo chí này được các chuyên gia bàn luận sôi nổi rồi tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn, dù Bộ VHTTDL đã phê duyệt Đề án "Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch" vào năm 2018. Thậm chí giờ đây người dân còn quen dùng khẩu ngữ "vắng như bảo tàng" nhiều như thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh".
Cả nước hiện có gần 200 bảo tàng nhà nước và tư nhân mở cửa, nhưng số lượng bảo tàng hoạt động hiệu quả chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tình trạng bảo tàng đìu hiu diễn ra ở cả Hà Nội, TPHCM và các tỉnh, thành phố khác; càng lao đao trong "thời Covid-19".
Rất nhiều cuộc hội thảo được tổ chức, tham luận được chấp bút để tìm ra nguyên nhân hệ thống bảo tàng không thoát khỏi cảnh vắng vẻ nhiều năm nay. Nhiều nơi được xây dựng, phổ biến theo quy trình ngược, thậm chí được giao cho những người không có chuyên môn thực hiện khiến cho kiến trúc không phù hợp với nội dung và hình thức trưng bày.
Ngôn ngữ trưng bày mang phong cách của thập niên 60 với sa bàn, hộp hình, tranh ảnh... được coi là lỗi thời. Sản phẩm thiếu hấp dẫn ấy giờ đây chỉ trông chờ khách tham quan từ các tour du lịch hoặc chương trình ngoại khóa, học chuyên đề của học sinh.
Ít bảo tàng ở nước ta xác định được giá trị cốt lõi của bảo tàng không chỉ nằm ở hình khối kiến trúc bên ngoài, hay ý nghĩa văn hóa, lịch sử, chính trị của nội dung lưu giữ bên trong, mà còn nằm ở mối liên hệ giữa bảo tàng với không gian công cộng trong đô thị, gắn kết tốt hơn với bối cảnh đô thị, xã hội.
Sự lạc hậu, chậm thay đổi trong cách vận hành, và không lấy khách tham quan làm trung tâm đang là nguyên nhân chính khiến các bảo tàng tụt lại phía sau trong những mối quan tâm của công chúng.
Trong khi nhìn ra thế giới, nhờ ứng dụng công nghệ cao, chúng ta được chứng kiến sự xuất hiện của các loại hình bảo tàng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của khách tham quan.
Bảo tàng Louvre (Pháp) diện tích 210 nghìn m2, có sự trợ giúp của công nghệ: như phim 3D, không gian thực tế ảo, phòng tương tác giữa người xem với hiện vật... giúp khách tham quan rút ngắn thời gian tìm hiểu.
Hay Bảo tàng Lịch sử tự nhiên New York (Mỹ), sở dĩ khu trưng bày "khủng long bay" thu hút đông khách tham quan là bởi tại đây, các nhà khoa học phục dựng đời sống của loài khủng long thông qua các thước phim 3D. Bảo tàng không còn là những gian trưng bày tĩnh với các hiện vật khô khan mà trở thành những tư liệu lịch sử sống động, hấp dẫn.
Ở Việt Nam, ba bảo tàng từng được chuyên trang du lịch uy tín Tripadvisor xếp vào tốp 25 "bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á" do du khách bình chọn là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP Hồ Chí Minh), Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội). Đây cũng là những cái tên quen thuộc với người dân trong nước bởi quá trình "chăm" quảng bá và đổi mới.
Năm 2014, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TPHCM) đã được chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính toàn phần, buộc phải hành động. Kết quả là bảo tàng thu hút hơn 1 triệu lượt khách tham quan mỗi năm, trở thành một trong những điểm tham quan thu hút lượng khách đông nhất ở TPHCM và cả nước.
Nếu như các bảo tàng không nhận thức đúng về đổi mới và tự đổi mới, sẽ chẳng có cú húych nào có thể thay đổi bức tranh toàn cảnh về hệ thống bảo tàng ở nước ta hiện tại.
Và chỉ chừng nào những người làm bảo tàng thay đổi tư duy, xác định rằng bảo tàng không chỉ để trưng bày hiện vật để tiếp tục nghiên cứu cách tiếp cận đa dạng, chuyên sâu, tiên tiến hơn nữa mới có thể hy vọng về sức sống mới của bảo tàng.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.