Tìm kiếm giải pháp cho xung đột giữa người dân và chủ đầu tư chung cư
Phóng viên - 19/01/2021 | 14:45 (GTM + 7)
Sáng nay (19/01) tại Hà Nội đã diễn ra “Tọa đàm: Khuôn khổ pháp luật giải quyết xung đột giữa cư dân và chủ đầu tư tại các chung cư" do Liên đoàn luật sư và tạp chí luật sư Việt Nam tổ chức.
Ông Đặng Ngọc Luyến (trái), Tổng Biên tập Tạp chí Luật sư Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội Bất Động Sản Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư, trong đó tập trung chủ yếu tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tính trung bình, cứ 10 chung cư ở thành phố thì có 01 chung cư đang xảy ra tranh chấp.
Vậy nguồn gốc của mọi xung đột hiện nay đến từ đâu? Tồn tại dưới hình thức nào? Cách giải quyết căn cơ các xung đột trên cơ sở luật pháp như thế nào? Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư/ Công ty quản lý tòa nhà và cư dân như thế nào? …. rất cần các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng bàn luận để đưa ra hướng giải quyết thấu đáo.
Trong tham luận của các Luật sư trong buổi tọa đàm, hầu hết đều nêu nổi bất những khúc mắc, tranh chấp đang xảy ra hiện nay đối với các khu chung cư. Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, hiện nay chúng ta có thể khái quát được 4 hình thức tranh chấp, trong đó chủ yếu nảy sinh mâu thuẫn nhiều nhất đó là hình thức mua bán bất động sản trong tương lai tức là mua nhà trên giấy và tranh chấp giữa diện tích chung và riêng.
GS.TS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường
Các loại hình chung cư tương đối đa dạng, khác nhau về sở hữu và cấu trúc. Có nhiều loại chung cư do chủ đầu tư khác nhau, nguồn vốn bỏ ra khác nhau, kết cấu khác nhau,… thì chắc chắn phần chung và phần riêng của từng loại chung cư sẽ khác nhau. Trong khi đó, chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cho từng loại nhà chung cư khác nhau.
Việc phát sinh các tranh chấp gay gắt về phần sở hữu chung tại các chung cư giữa người mua căn hộ và chủ đầu tư. Trong khi đó, những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này chưa đầy đủ, cần được hoàn thiện để làm cơ sở giải quyết những tranh chấp giữa các bên liên quan.
Theo Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm, nguyên nhân chủ yếu trong các vụ tranh chấp hiện nay liên quan đến sở hữu chung – riêng, cách xác định diện tích căn hộ và chuyển giao phí bảo trì chung cư và một số vấn đề liên quan đến phí dịch vụ, giấy chứng nhận sở hữu căn hộ.
Cũng tại buổi tọa đàm, một số Luật sư cũng đưa ra đề xuất, giải pháp cơ bản để hạn chế tranh chấp như cần rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh trúng, đúng các tranh chấp, bất cập hiện nay trong việc quản lý vận hành các Tòa nhà/Cụm Tòa nhà chung cư trên phạm vi cả nước và có chế tài đủ mạnh để xử lý. Xem xét ban hành Nghị định Quản lý nhà chung cư.
Luật sư Trương Anh Tú
Cần có chế tài xử lý nghiêm với các Chủ đầu tư dự án nahf chung cư vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà chung cư, đặc biệt trong việc chậm bàn giao Quỹ bảo trì cho Ban quản trị. Giải quyết xung đột giữa các chủ thể liên quan trên nguyên tắc “thượng tôn pháp luật” nhằm đảm bảo quyền lợi cá bên. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề, có thể lựa chọn một hoặc nhiều hình thức kết hợp như thương lượng, hòa giải, giải quyết của tòa án,….
Đặc biệt Ban quản lý tòa hà cần phát huy vai trò trung gian giải quyết xung đột, ứng dụng công nghệ vào quản lý; là đơn vị khách quan, có năng lực chuyên môn. Điều này cũng đòi hỏi Ban quản trị, cư dân của Tòa nhà/ Cụm tòa nhà chung cư có sự lựa chọn nghiêm túc để có một Ban quản lý tòa nhà khách quan, đảm bảo quyền lợi các bên.
Bên cạnh các Luật sư, trong buổi tọa đàm cũng có sự tham gia của đại diện Ban quản lý tòa nhà trực thuộc các khu chung cư, đại diện những người dân trực tiếp sống trong các khu chung cư, cùng đưa ra ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trước những vấn đề dẫn đến tranh chấp, xung đột giữa cư dân và chủ đầu tư tại các khu chung cư.
Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.
Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.
Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"
Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.
Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?
Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.