Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thúc đẩy phát triển bền vững, đừng bỏ quên doanh nghiệp SIB

Hải Hà - 03/05/2022 | 14:34 (GTM + 7)

Hỗ trợ các Doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) vượt qua đại dịch sẽ giúp hạn chế những tác động tiêu cực đến nhóm những người bị tổn thương và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện.

 

76% doanh nghiệp tạo tác động xã hội kêu thiếu vốn (Ảnh minh họa)

76% doanh nghiệp tạo tác động xã hội kêu thiếu vốn (Ảnh minh họa)

Đại dịch COVID-19 đã khiến hàng trăm nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giải thể, ngay cả những doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng “lao đao”. Bởi vậy những doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Với đặc thù là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, sử dụng lao động là nhóm yếu thế, các lao động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên các doanh nghiệp SIB gặp khó khăn trong quản lý kinh doanh, tiếp cận thị trường. Trong số 22 nghìn SIB tại Việt Nam, có tới 47% doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nông nghiệp. 89% có doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Doanh thu sụt giảm, chi phí duy trì hoạt động tăng cao, nhất là trong giai đoạn thực hiện duy trì sản xuất 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến, với đa số người lao động là người khuyết tật, các SIB gặp khó khăn khi bố trí nơi ăn chốn ở cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp đã không thể trụ vững do tác động của đại dịch, hàng nghìn người lao động thuộc các nhóm yếu thế rơi vào tình trạng mất việc làm phải quay trở lại quê hương.

Hỗ trợ các SIB từng bước phục hồi sau đại dịch sẽ góp phần giảm tác động COVID-19 đến các nhóm dễ bị tổn tương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, qua đó giúp ổn định an sinh xã hội, tạo sự công bằng cho người dân.

Vậy, làm thế nào giúp các SIB có thể từng bước vượt qua khó khăn ổn định lại sản xuất sau đại dịch?

Trước hết, các SIB cần có sự hỗ trợ để xác định được những thách thức chính tạo ra bởi Covid-19 và từ đó để thiết kế, chuyển đổi mô hình kinh doanh và phát triển các sản phẩm/ dịch vụ mới để thích ứng với tình hình mới.

Về phía các trung gian hỗ trợ, tăng các hoạt động hỗ trợ mang tính kết nối, hệ thống cho các SIB tránh tình trạng hỗ trợ quy mô nhỏ, manh mún như trước đây.

Do những yếu tố đặc thù nên các hỗ trợ cho doanh nghiệp SIB cần dựa vào tình hình hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, hỗ trợ theo phương thức trực tiếp, cầm tay chỉ việc thay vì tham gia các lớp học. Đặc biệt, cần nâng cao lực sản xuất và quản lý cho các doanh nghiệp SIB dựa vào chu kỳ sống của doanh nghiệp, hỗ trợ đúng những thứ doanh nghiệp cần theo từng giai đoạn.

Quá trình hỗ trợ nên quan tâm, ưu tiên đồng đều cả những doanh nghiệp đã có tên tuổi, cả những doanh nghiệp SIB nhỏ, chưa được khẳng định trên thị trường.

Trong bối cảnh nhu cầu, thị trường đã có sự dịch chuyển sau đại dịch, để tìm kiếm và mở rộng thị trường, đầu ra cho sản phẩm, cần ứng dụng công nghệ thông tin vào bán hàng, quảng bá sản phẩm, tăng cường sự kết nối giữa các SIB và giữa SIB với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cần xem xét, bổ sung thêm các quy định, chính sách dành riêng cho nhóm đối tượng này để được hưởng các chính sách hỗ trợ mà Nhà nước đang thực hiện. Bên cạnh đó, rất cần sự quan tâm từ phía chính quyền địa phương, bố trí nguồn lực về vốn, công nghệ, thị trường  cho các doanh nghiệp.

Để xây dựng một hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam ngoài sự nỗ lực của cả 3 yếu tố là các doanh nghiệp, các trung gian hỗ trợ và các cơ quan quản lý Nhà nước, rất cần sự phối hợp chặt chẽ của cả 3 yếu tố trên.

Doanh nghiệp tạo tác động xã hội hiện đang là làn sóng làm thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống và làm thay đổi triết lý kinh doanh của các DN kinh doanh truyền thống.

Với tinh thần trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng, với môi trường, phục hồi và thúc đẩy các SIB vượt qua khủng hoảng của đại dịch sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần giúp Việt Nam thực hiện cam kết tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững.

Ý kiến của bạn
TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng, 1 người chết

TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng, 1 người chết

Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.

Nhà ăn Hạnh phúc

Nhà ăn Hạnh phúc

Mỗi ngày tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP. Thủ Đức (TP.HCM) tấm lòng của của các thành viên nhóm thiện nguyện Nhất Tâm mang lại sự ấm áp cho những bệnh nhân, thân nhân, y bác sĩ và những người có hoàn cảnh khó khăn như anh xe ôm, chú bảo vệ, cô bán vé số....

Gần 1,4 triệu xe cá nhân có thể được tự động lùi chu kỳ kiểm định thêm 6 tháng

Gần 1,4 triệu xe cá nhân có thể được tự động lùi chu kỳ kiểm định thêm 6 tháng

Bộ GTVT đang lấy ý kiến góp ý các bộ, ngành dự thảo Thông tư cho phép tự động giãn chu kỳ kiểm định xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi.

Cầm theo gậy rút 3 khúc dạo phố, đôi trẻ bị công an bắt

Cầm theo gậy rút 3 khúc dạo phố, đôi trẻ bị công an bắt

Lực lượng chức năng đã ngăn chặn nhiều trường hợp thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, tụ tập điều khiển xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, nẹt pô, bấm còi gây náo loạn đường phố, cá biệt có trường hợp còn đem theo cả gậy rút 3 khúc.

Cứu nạn xe khách bốc cháy trong hầm sông Sài Gòn

Cứu nạn xe khách bốc cháy trong hầm sông Sài Gòn

Diễn tập chữa cháy và cứu nạn trong hầm sông Sài Gòn là hoạt động thường niên, nhằm chuẩn bị kịch bản giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có sự cố; nâng cao trình độ nghiệp vụ chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn và phối hợp giữa các đơn vị.

Nuôi chó dữ: Không cấm cũng chẳng quản, cộng đồng bất an đến bao giờ?

Nuôi chó dữ: Không cấm cũng chẳng quản, cộng đồng bất an đến bao giờ?

Vụ việc cụ bà ở Bình Dương bị chó Pitbull cắn tử vong mới đây tiếp tục nối dài danh sách nạn nhân của tình trạng nuôi chó dữ thiếu kiểm soát.

Cần quy trình kiểm soát chặt chẽ

Cần quy trình kiểm soát chặt chẽ

Đăng kiểm phương tiện cơ giới và kiểm định, thẩm duyệt thiết kế PCCC, ở góc độ nào đó có nét tương đồng, bởi đều liên quan mật thiết đến sự an toàn tính mạng, an toàn tài sản.

// //