Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố Thủ Đức: Đừng chỉ dừng lại ở việc sáp nhập hành chính

Phóng viên - 15/10/2020 | 5:34 (GTM + 7)

Thành phố Thủ Đức sau khi thành hình được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng mới. Song cần phải thừa nhận rằng vẫn còn rất nhiều chuyện phải làm nếu không muốn thành phố Thủ Đức phải khoác lên mình một chiếc áo quá rộng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ngày 12/10, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân TPHCM khóa X, 100% đại biểu Hội đồng nhân dân TPHCM đã đồng ý thông qua nghị quyết về việc sáp nhập quận 2, quận 9 và Thủ Đức.

Trước đó, UBND TPHCM đã có tờ trình về đề án thành lập thành phố Thủ Đức (thành phố phía Đông) và bước đầu đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Có thể thấy, đề xuất thành lập thành phố trong thành phố đầu tiên đã và đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận cả nước.

Vì sao TPHCM lại khẩn trương trong việc đẩy nhanh tiến độ thành lập thành phố Thủ Đức? Và đâu là điều cần quan tâm để thành phố Thủ Đức phát triển như kỳ vọng? 

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: "Giới trẻ trong tầm ngắm của ngành công nghiệp rượu bia".
TP Thủ Đức được kỳ vọng sẽ là hạt nhân thúc đẩy kinh tế TP.HCM - Ảnh: Tuổi trẻ

Theo UBND TPHCM, Thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập 3 quận phía Đông của thành phố là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Thành phố này dự kiến có tổng diện tích hơn khoảng 21.000 hecta với quy mô dân số hơn 1 triệu người và sẽ đóng góp khoảng 30% GDP toàn thành phố. Khu vực này được định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao để phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo.

Thời gian qua, bên cạnh việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để báo cáo Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ Ngành liên quan thì chính quyền TPHCM đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về chủ trương này. Sau đây là một số ý kiến mà phóng viên chương trình ghi nhận được:

"Chủ trương sáp nhập 3 Quận 2, 9, Thủ Đức thành một TP nhưng 3 quận này còn nhiều sai phạm về dự án, xây dựng, cả sai phạm về cán bộ quản lý…Khu Công nghệ cao Quận 9, Khu đô thị mới Thủ Thiêm còn nhiều sai phạm như đền bù giải toả, tái định cư kéo dài 20 năm gây bức xúc cho người dân đến nay chưa khắc phục, xử lý xong hậu quả các sai phạm trước pháp luật"

"Đây là một cuộc thay đổi lớn sẽ mang lại được nhiều thuận lợi cho người dân trong các lĩnh vực như giấy phép xây dựng, công ăn việc làm sẽ có những cái thuận lợi hơn".

"Cử tri mong muốn làm sao phải có quy hoạch phát triển thật sự khoa học, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong điều kiện 4.0, hướng đến đô thị thông minh và làm sao tính khả thi, tốc độ, tiến độ thực hiện đảm bảo nhanh giảm thiểu ít nhất tác động đối với đời sống người dân".

Nhiều ý kiến cho rằng đề án thành lập thành phố Thủ Đức (hay còn gọi là thành phố phía Đông) đã được ấp ủ gần 10 năm nay, song việc triển khai đề án này chỉ mới thực sự triển khai trong vòng 1 năm trở lại đây.

Chia sẻ tại một cuộc tiếp xúc cử tri đầu tháng 10 này, Ông Trần Lưu Quang - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM có đề cập đến nguyên nhân vì sao phải thúc đẩy thành lập thành phố Thủ Đức có phần gấp gáp như sau:

"Trả lời câu hỏi vì sao gấp vậy? Nó giản dị lắm bởi theo quy định thì đến tháng 5/2021 sẽ tổ chức bầu Quốc hội, HĐND các cấp nên nếu bây giờ không làm hồ sơ thủ tục để cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chúng ta ít nhất phải chờ 5 năm nữa. Nếu mọi việc suôn sẻ thì đến tháng 5/2021 chúng ta sẽ bầu HĐND, UBND, nói chung là hệ thống chính trị ở quận mới này nó mới kịp".

Khu phía đông TPHCM (Thành phố Thủ Đức tương lai) - nơi tập trung các dự án hạ tầng lớn được xây dựng, trong đó có dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ hoàn thành cuối năm 2021. Ảnh: Minh Quân
Khu phía đông TPHCM (Thành phố Thủ Đức tương lai) - nơi tập trung các dự án hạ tầng lớn được xây dựng, trong đó có dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ hoàn thành cuối năm 2021. Ảnh: Lao động

Mượn câu chuyện về bó đũa để lý giải cho sự cần thiết phải sáp nhập 3 quận thành thành phố Thủ Đức, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đây là thời điểm cần thiết để TPHCM phát huy tối đa tiềm lực của khu vực phía Đông:

"Khi mình gom lại sẽ tạo ra một tiềm năng phát triển mới mà trước đó chưa có. Khi chúng ta để từng quận tách rời thì tiềm năng phát triển bị giới hạn, khi ráp lại với nhau thì có thể hướng đến những mục tiêu phát triển cao hơn, xa hơn. Đây là hợp tác vùng theo quy mô nhỏ thôi nhưng mà nhìn xa hơn thì đó là quy mô hợp tác vùng đô thị giữa TPHCM với Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu…"

Dưới góc nhìn của một chuyên gia chính sách công, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du - giảng viên Đại học Fullbright nhất trí cao với đề xuất thành lập thành phố Thủ Đức vì đây sẽ là một nhân tố mới để cạnh tranh với các siêu đô thị khác:

"Việt Nam cần những nhân tố mới để thúc đẩy quá trình cải cách cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà thực chất là cạnh tranh giữa các siêu đô thị. Trong bối cảnh hiện tại thì rất khó để TPHCM có được sự cải cách tổng thể vì phải chịu quá nhiều ràng buộc và tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Việc lựa chọn 1 phần của TPHCM đó là cách tiếp cận phù hợp, do đó TPHCM đã có 1 quyết tâm rất lớn và nhận được sự đồng tình của Chính Phủ".

Thông tin thành lập Thành phố Thủ Đức những ngày vừa qua không chỉ mang đến tâm lý tích cực, hào hứng cho người dân tại khu vực này mà còn tạo ra những tín hiệu tích cực trong việc thu hút đầu tư, nhất là ở lĩnh vực bất động sản.

Theo thống kê của một số tổ chức môi giới bất động sản tại TPHCM thì giá chào bán căn hộ trong quý 3/2020 tại Thủ Đức tăng khoảng 2,5%; mức tăng giá của các chung cư tại khu Đông tăng khoảng 8%.

Cá biệt như chia sẻ của anh Trần Văn Ngọc - một môi giới bất động sản tại phường Trường Thọ, Thủ Đức thì danh mục đất nền, nhà phố ghi nhận mức tăng khoảng 7% -10%, nhiều giao dịch có mức tăng đến 15-20% so với trước khi có thông tin thành lập thành phố Thủ Đức, đa số các giao dịch chủ yếu là để đầu tư hơn là để ở lâu dài:

"Chú yếu là gần mấy khu trung tâm như Trường Thọ, lân cận như Đặng Văn Bi. Họ không còn mua đất cây xanh, quy hoạch để chờ hên xui chủ yếu là mua đất nền, nhà phố để đó tới khi có lời thì bán".

Trước thực trạng này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, cho rằng đề án thành lập thành phố Thủ Đức là một chủ trương đúng đắn, nhưng nếu không kiểm soát tốt thì đây sẽ là cái cớ cho tình trạng đầu cơ, thổi giá, phân lô bán nền tràn lan tại khu vực này. Đây chắc chắn sẽ là một thách thức lớn cho bài toán quy hoạch lẫn quản lý hành chính của thành phố Thủ Đức trong tương lai.

TP Thủ Đức tương lai có Khu đô thị Thủ Thiêm là một trong 3 động lực. Ảnh: Người đồng hành

Thành phố Thủ Đức sau khi thành hình được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng mới cũng như góp phần thay đổi diện mạo của TPHCM trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Song cần phải thừa nhận rằng vẫn còn rất nhiều chuyện phải làm nếu không muốn thành phố Thủ Đức phải khoác lên mình một chiếc áo quá rộng.

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Phát triển nhanh thành phố Thủ Đức – đừng chỉ dừng ở khía cạnh sáp nhập hành chính”.

Việc thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm xây dựng thành phố Thủ Đức ( thành phố phía Đông) là một đột phá trong tiến trình tiến tới xây dựng một đô thị đủ tầm quốc tế.

 Nhìn rộng ra ở nhiều thành phố trên thế giới, với sự năng động và phát triển triển kinh tế rất nhanh như thành phố Hồ Chí Minh, mô hình” thành phố trong thành phố” đã phát huy hiệu quả, trở thành những cực tăng trưởng kinh tế rất mạnh cho đất nước.

Ý tưởng thành phố phía Đông, trong đó có khu đô thị mới Thủ Thiêm là đô thị trung tâm về tài chính, dịch vụ thương mại đã được hình thành gần 20 năm qua.

Tuy nhiên vì những sai phạm và những lùm xùm kéo dài nên đến nay mới việc này mới chuyển động là một sự chậm lỡ cơ hội mà thành phố sẽ phải rút kinh nghiệm.

Với thành phố Thủ Đức trong nay mai nếu được Quốc hội thông qua sẽ bao gồm 3 quận sáp nhập dựa trên các thế mạnh của mỗi quận.

Theo đó, quận 9 và Thủ Đức có tiềm năng về sức sáng tạo khi có nhiều trường ĐH; khu công nghệ cao đồng chân; liền kề đó là các khu cụm công nghiệp của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang phát triển rất nóng. Quận 2 với cảnh quan tự nhiện sẽ phát triển là đô thị hiện đại ven sông; có cảng sông và dịch vụ tài chính tầm cỡ khu vực.

Sự ”hợp lực” này ban đầu sẽ tạo nên diện mạo về một thành phố Thủ Đức với dân số đông, hạ tầng kết nối;đủ sức bật lên trong nhiều năm tới. TPHCM cũng đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân; tổ chức các hội nghị phản biện nhằm tập hợp các đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý.

Qua đó thể hiện sự cầu thị, lắng nghe, không có làm nhanh làm lấy được. Đây là một điểm đáng nghi nhận.

Tuy nhiên, từ việc sáp nhập đến mục tiêu, mục đích và mong muốn là một khoảng cách khá xa nếu các bước đi không rành rẽ và quyết liệt trong hành động. Thành phố Thủ Đức mới trước mắt phải giải quyết được các vấn đề bức xúc đặt ra trước mắt.

Đó là các sai phạm ở Thủ Thiêm, khu công nghệ cao phải được xử lý dứt điểm để các khu vực này phát triển thực sự xứng tầm như kỳ vọng.

Yêu cầu nữa là phải đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển, kết nối hạ tầng giao thông; trong đó có cả đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường sắt trên cao. Các kết nối này không chỉ cho quận, cho thành phố mà với các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương.

Từ đó mới giúp thành phố Thủ Đức thực sự xứng xanh là cực tăng trưởng nhanh nhất và lan tỏa mạnh mẽ cho thành phố Hồ Chí Minh mà cả vùng Đông Tây, Nam bộ.

Một yêu cầu nữa là việc sáp nhập là dịp để thanh lọc bộ máy hành chính tinh gọn, chuyên nghiệp đủ sức đáp ứng yêu cầu của một thành phố mới.

Đội ngũ cán bộ công chức dứt khoát phải đủ năng lực, trình độ để kiến tạo, đề xuất các thiết chế, các” luật chơi” mới cho các thành phần kinh tế phát triển. Trên cơ sở các thiết chế mới, phải vận dụng tốt nhất các  chính sách riêng có để người dân và doanh nghiệp đẩu tư, làm ăn phát triển.

Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở các kiến nghị đề xuất của thành phố mới phải thực sự ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi  nhất.

Chỉ có như vậy thành phố mới Thủ Đức mới có cơ hội bứt phá; tránh được tình trạng sáp nhập chỉ mang tính hành chính, không mang lại sức bật mới nào cho sự phát triển như kỳ vọng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người 'bỏ' máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người "bỏ" máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đây là thời điểm nhiều người dân lựa chọn đi du lịch hoặc về quê thăm người thân. Năm nay, giá vé máy bay có xu hướng tăng cao hơn mọi năm, xu hướng du lịch, nhu cầu đi lại của người dân có sự thay đổi như thế nào?

Để phát huy tiện ích của vé xe buýt “ảo”

Để phát huy tiện ích của vé xe buýt “ảo”

Hà Nội đã khai trương thẻ vé thẻ phi vật lý cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Hành khách không còn phải chờ đợi để dán vé xe buýt hàng tháng, đơn vị vận hành cũng giảm bớt thủ tục, chi phí quản lý. Tuy nhiên, hiện chưa nhiều hành khách biết và sử dụng vé “ảo”.

Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng

Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng

Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu "xử lý ngay và luôn" tình trạng giá vàng miếng trong nước và quốc tế chênh lệch cao.

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Những thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị, trong đó có thanh âm của những tiếng rao. Những tiếng rao cất lên từ những con người mưu sinh rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, dù đã trải qua gần 1 nửa chặng đường nhưng số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.

Sống thấp thỏm, ngủ không dám đóng cửa

Sống thấp thỏm, ngủ không dám đóng cửa

Hơn 9 tháng qua, hàng chục hộ dân sống dọc bờ kè Thanh Đa thuộc phường 25, quận Bình Thạnh (TP.HCM) phải sống trong thấp thỏm lo sợ khi hàng trăm mét bờ kè tại đây bị sạt lở vẫn chưa được khắc phục.

// //