Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tăng tốc các dự án hạ tầng giao thông: Làm bằng được, đừng làm cho có

Huy Hoàng - 12/01/2023 | 13:06 (GTM + 7)

Vừa qua TP.HCM đã đồng loạt khởi công, triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng như nâng cấp mở rộng QL 50, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nút giao An Phú…

Đây được xem là tín hiệu tích cực trong bối cảnh hạ tầng giao thông thường xuyên quá tải, gây ảnh hưởng không nhỏ cho tăng trưởng của TP.HCM.

Lễ khởi công dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50

Lễ khởi công dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50

Ngày 27/12/2022 vừa qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cùng Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh). Dự án có tổng mức đầu tư gần 1500 tỷ đồng được triển khai với mục tiêu kết nối khu vực cửa ngõ phía Nam TP.HCM với các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ thông qua tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng như tuyến Vành Đai 3 trong thời gian tới.

Là một trong số hơn 700 hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án này, ông Nguyễn Văn Năm (55 tuổi, huyện Bình Chánh) cho biết tuy có chút tiếc nối vì nhiều thế hệ gia đình sinh sống trên mảnh đất này nhưng ông Năm cùng gia đình đã bàn bạc và đi đến thống nhất sẽ bàn giao hơn 200m2 đất cho chính quyền thực hiện dự án.

Ông Năm bày tỏ: "Chúng tôi cũng đã giao mặt bằng cho bên công trình làm thuận lợi. Đã giao đất hết rồi nên cũng mong công trình làm cho nhanh, xong cho sớm để ổn định, người dân qua lại làm ăn"

Đánh giá cao sự quyết tâm của TP.HCM trong việc triển khai dự án này, ông Đặng Hoàng Tuấn – giám đốc Sở GTVT Tỉnh Long An cho biết tuyến quốc lộ 50 khi hoàn thành sẽ không chỉ kết nối TPHCM với Long An mà còn giúp việc luân chuyển hàng hóa đến các cảng biển được nhanh chóng, thuận lợi hơn:

"Đây cũng là một trong những cái giải pháp mà sẽ phải thông điểm nghẽn để làm sao cho các cái doanh nghiệp hàng hóa và được tiếp cận với các cảng biển nhanh nhất để đáp ứng được cái yêu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng".

Trước đó, vào chiều ngày 24/12/2022 các ngành chức năng TP.HCM cũng đã tiến hành khởi công xây dựng mới tuyến đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa. Dự án có chiều dài khoảng 4km với tổng mức đầu tư khoảng 4850 tỷ đồng (trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng 2410 tỷ đồng). Đây là tuyến đường quan trọng kết nối vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thông qua nhà ga T3.

Ông Nguyễn Vĩnh Ninh – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết thêm: "Ngoài mục tiêu kết nối trực tiếp với nhà ga T3, dự án còn tạo ra một tuyến đường mới song hành và giảm tải cho các tuyến đường Cộng Hòa, đường Trường Chinh hiện hữu, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và sẽ giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, đặc biệt là sau khi nhà ga hành khách T3 với tổng công suất 20 triệu khách/năm được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2024"

Sáng ngày 29/12/2022, các bên liên quan cũng đã tiến hành các nghi thức khởi công nút giao An Phú (Tp.Thủ Đức). Đây là nút giao 3 tầng khác mức với tổng vốn đầu tư khoảng 3400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào dịp Lễ 30/4/2025. Dự án này hoàn thành sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại khu vực cửa ngõ phía Đông TP.HCM, giúp việc kết nối vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng như các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ trở nên dễ dàng hơn.

Tại buổi lễ khởi công, ông Bùi Xuân Cường – Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh: "Lễ khởi công hôm nay là cột mốc khởi đầu, vì vậy yêu cầu các đơn vị tập trung cao độ các nguồn lực, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để triển khai các gói thầu xây lắp còn lại trong quý 1/2023, qua đó đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo an toàn, chất lượng, mỹ quan và hoàn thành toàn bộ công trình, phục vụ người dân thành phố trước 30/4/2025".

Trong năm 2022, Ban Quản lý Đường sắt đô thị và các nhà thầu Nhật Bản đã nỗ lực đẩy mạnh thi công xây dựng Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), đạt được những kết quả quan trọng.

Trong năm 2022, Ban Quản lý Đường sắt đô thị và các nhà thầu Nhật Bản đã nỗ lực đẩy mạnh thi công xây dựng Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), đạt được những kết quả quan trọng.

Trong chuyến thị sát và trải nghiệm buổi chạy thử 10km đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên vào ngày 21/12/2022 vừa qua, chia sẻ với đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Nên –, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết việc đầu tư hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng mà TP.HCM sẽ tập trung trong thời gian tới.

"Quyết tâm tạo đột phá chuyển biến về hạ tầng trong năm 2023, tạo nên điểm nhấn trong quá trình thực thực hiện, tạo chuyển biến về hạ tầng của TP. Đó là một trong những điểm nghẽn của TP. Chúng ta đang nỗ lực làm điều đó và sẽ cố gắng quyết tâm".

Tại buổi lễ khởi công dự án nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiều ngày 24/12/2022 vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã đánh giá rất cao những nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân TP.HCM trong công tác phục hồi kinh tế xã hội trong năm 2022.

Việc TP.HCM dành nhiều nguồn lực cho đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông là hết sức cần thiết, tuy nhiên quá trình này cũng cần nhận được sự hỗ trợ tích cực hơn nữa đến từ nhiều bên liên quan. Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Đề nghị các đồng chí phối hợp chặt chẽ với nhau để chúng ta đảm bảo đúng tiến độ rồi đảm bảo chất lượng. và không được đội vốn, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tích cực kiểm tra, giám sát quá trình thi công, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng tuyệt đối an toàn và dứt khoát là không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

UBND TP.HCM chủ động đẩy nhanh các dự án giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3, nếu có vướng mắc gì thì đề nghị đồng chí Phan Văn Mãi , Chủ tịch Ủy ban đề xuất với Chính phủ chúng tôi sẽ sát cánh cùng với các đồng chí. Cái khó khăn nhất là giải phóng mặt bằng thì rất mong là các đồng chí chủ động cho. Còn vốn thì các đồng chí lo được bao nhiêu thì quý bấy nhiêu, còn lại Chính phủ sẽ cùng với các đồng chí đảm bảo để thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng". 

Các công nhân theo dõi buổi lễ khởi công dự án nhà ga T3, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiều 24/12/2022

Các công nhân theo dõi buổi lễ khởi công dự án nhà ga T3, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiều 24/12/2022

Việc TP.HCM triển khai khởi công đồng loạt nhiều dự án giao thông trọng điểm là hết sức cần thiết. Không chỉ giúp hoàn thiện hơn mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông mà còn là động lực để TP.HCM tìm lại quỹ đạo tăng trưởng trong tương lai.

Tuy vậy, chủ trương này cần được triển khai rốt ráo với tinh thần trách nhiệm cao nhất chứ không nên dừng lại ở việc hô hào hay chạy theo phong trào. Đây cũng là nội dung bài bình luận: Làm bằng được, đừng làm cho có.

 

Tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông tại TP.HCM những năm qua luôn là một trong những đề tài nóng không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng mà còn ở nghị trường các cuộc họp Quốc Hội, của Chính phủ và của chính lãnh đạo thành phố này.

Đây không chỉ là điểm nghẽn khiến TP.HCM hụt hơi trong cuộc đua tăng trưởng mà còn gián tiếp khiến khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam không thể phát huy được vai trò đầu tàu.         

Nhiều lần tham gia các cuộc làm việc với các Bộ ngành, chuyên gia, kiều bào, chúng tôi nhận thấy được sự băn khoăn, trăn trở lẫn tâm huyết từ lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM trong việc tìm lời giải cho bài toán hạ tầng giao thông. Tuy vậy, cần phải khẳng định rằng đây là một vấn đề không hề đơn giản, cần sự vào cuộc phối hợp hết sức quyết liệt đến từ nhiều phía.

Những ngày cuối năm 2022, đầu năm 2023 vừa qua có thể được xem là giai đoạn “được mùa” của ngành giao thông TPHCM khi các dự án trọng điểm như mở rộng Quốc lộ 50, đường nối Trần Quốc Hoàn, nút giao An Phú, nhà ga T3…đồng loạt được khởi công.

Đây hoàn toàn là những tín hiệu đáng ghi nhận của chính quyền TP.HCM trong nỗ lực hướng đến 15% tỷ lệ đất giao thông được xây dựng trong đô thị đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025.

Thế nhưng ở một góc nhìn khác, việc đồng loạt khởi công nhiều dự án quan trọng dịp cuối năm lại cho thấy một tâm thế có phần bị động của các cấp các ngành của TP.HCM. Trong một năm mà chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công không hoàn thành trọn vẹn, thì việc cấp tập khởi công các dự án giao thông trọng điểm phần nào tạo cảm giác “không thực sự trọn vẹn”.         

Mong rằng chính quyền TP.HCM sẽ dành nhiều nguồn lực hơn trong năm 2023 và các năm tới để đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông. Trước mắt là tập trung tối đa nhân lực, vật lực để hoàn thành dứt điểm các dự án vừa khởi công, đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ, hạn chế tối đa tình trạng khởi công xong để đó, hoặc thi công cầm chừng dang dở.

Không chỉ vậy, quá trình triển khai các dự án cần tránh tuyệt đối tình trạng đội vốn như nhiều dự án lớn trước đây. Cần thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực như chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước.

 

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //