Tăng tần suất, khôi phục nhiều đường bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc
Lê Tùng - 10/05/2022 | 21:24 (GTM + 7)
Mới đây, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) thông tin, sẽ tăng tần suất bay trên 8 đường bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc từ 15/5 và khôi phục lại 3 đường bay đến Hàn Quốc từ 1/6.
Đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu hành khách đang phục hồi sau đại dịch, hãng sẽ đẩy mạnh khai thác tàu bay thân rộng hiện đại Boeing 787 trên các đường bay này.
Cụ thể, đối với đường bay Nhật Bản, từ 15/5, hãng sẽ tăng thêm 1 - 2 chuyến bay mỗi tuần trên các chặng bay giữa Hà Nội, TP.HCM và Tokyo, Osaka, Nagoya. Từ 1/7, VNA sẽ nối lại chặng bay giữa Đà Nẵng – Tokyo.
Như vậy, VNA sẽ có từ 25 - 30 chuyến bay mỗi tuần từ Hà Nội, TP.HCM đến các thành phố lớn của Nhật Bản, phần lớn sử dụng tàu bay thân rộng Boeing 787 hiện đại và tiện nghi.
Với đường bay Hàn Quốc, từ 15/5, hãng tăng thêm 3 - 4 chuyến bay mỗi tuần trên các chặng giữa Hà Nội, TP.HCM và Seoul. Điều này giúp đảm bảo từ 15/5, mỗi ngày VNA đều có chuyến bay trên các chặng này, khai thác bằng tàu thân rộng Boeing 787.
Từ 1/6, VNA cũng sẽ nối lại các chặng bay giữa Hà Nội và Pusan, giữa Đà Nẵng và Seoul. Từ 1/7, hãng nối lại thêm chặng bay giữa TP.HCM và Pusan. Tần suất các chặng này từ 3 - 4 chuyến bay mỗi tuần.
Đáng chú ý, các đường bay giữa Hà Nội, TP.HCM và Pusan sẽ được khai thác bằng tàu thân rộng Boeing 787 kể từ tháng 7/2022.
Nhân dịp này, hãng triển khai giá vé ưu đãi chỉ từ 11,55 triệu đồng (tương ứng 14,5 triệu đồng đã bao gồm thuế phí) cho đường bay giữa Hà Nội và Pusan. Với đường bay giữa Đà Nẵng và Seoul, hãng cũng triển khai giá vé ưu đãi chỉ từ 7,5 triệu đồng (tương ứng 10,3 triệu đồng đã bao gồm thuế phí).
Ưu đãi áp dụng cho khách mua vé từ nay đến hết 31/12/2022, khởi hành từ 1/6/2022 đến hết 31/12/2022. Giá vé có thể thay đổi tùy theo tỷ giá và tình trạng chỗ tại thời điểm xuất vé.
Hiện nay, với tình hình COVID-19 được kiểm soát tốt hơn và nhiều nước đã nới lỏng các thủ tục nhập cảnh, hãng ghi nhận lượng khách bay quốc tế đã có sự phục hồi nhất định. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp nhằm xúc tiến, kích cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới.
Khi biển chỉ tên phố Trần Đăng Khoa được dựng lên tại phường Long Biên (Hà Nội), không ít người đã hiểu nhầm hoặc tỏ ra ngỡ ngàng. Người dân nơi đây nghĩ sao về tên phố mới được đặt? Họ mong muốn gì về việc đặt tên phố mới trong tương lai khi xung quanh còn rất nhiều con đường “trống” tên?
Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa quên những giây phút ám ảnh trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, Hà Nội cách đây hơn 2 tháng làm 56 người tử vong. Và cũng không thể quên hình ảnh người đàn ông mặt đầy những vệt khói đen tham gia cứu 12 người trong vụ cháy thương tâm ngày ấy.
Ở những công viên cũ, những khoảnh sân cộng đồng khu dân cư, nhà văn hóa, phố đi bộ… khoảng 10 năm trở lại đây xuất hiện những sân chơi sáng tạo với vật liệu thân thiện cho trẻ, do doanh nghiệp xã hội “Nghĩ về sân chơi trong thành phố” khởi xướng.
Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu khám và chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân tăng mạnh. Nhiều người bị rối loạn tâm thần chưa tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống trị liệu, trong khi vẫn còn nhiều sự kỳ thị đối với bệnh nhân có những rối loạn tâm thần.
Tuần qua thủ đô Hà Nội liên tục đứng trong bảng xếp hạng các thành phố không khí ô nhiễm nhất thế giới theo AirVisual. Những ngày cuối tuần, tình trạng đã cải thiện nhưng chúng ta vẫn trong mùa ô nhiễm không khí nhất năm.