Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tắm sông hồ ngày hè: Cẩn thận đuối nước

Phóng viên - 28/06/2020 | 7:37 (GTM + 7)

Hà Nội lại đang vào đợt nóng đỉnh điểm, nhu cầu bơi lội giải nhiệt tăng, khiến các bể bơi luôn trong tình trạng quá tải. Đây cũng là lúc nhiều người tìm tới sông, hồ tự nhiên. Tuy nhiên, việc năm nào cũng có người đuối nước là một thực tế cần lưu ý, đặc b

Bãi tắm tự phát hồ Tây đoạn phố Quảng Bá, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ảnh: Hồng Thắm - TTXVN
Bãi tắm tự phát hồ Tây đoạn phố Quảng Bá, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ảnh: Hồng Thắm - TTXVN

Nhiều năm trở lại đây, cứ mỗi khi hè về, chiều chiều nhiều người Hà Nội lại tìm ra sông Hồng hoặc Hồ Tây để bơi lội, giải nhiệt. Mỗi buổi chiều, bãi giữa sông Hồng đoạn dưới chân cầu Long Biên luôn thu hút hàng chục người xuống đây bơi lội, rất nhiều trong số đó là trẻ nhỏ. Tất nhiên chúng đều được bố hoặc mẹ đi kèm để đảm bảo an toàn.

Nhưng thỉnh thoảng khúc sông này vẫn xảy ra tai nạn đuối nước dẫn đến chết người, đa phần rơi vào lứa tuổi học sinh phổ thông, sau giờ học tự ý rủ nhau ra đây bơi lội…

Anh Thịnh, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội - một người có kinh nghiệm thường xuyên bơi sông Hồng nhiều năm nay cho biết, trẻ nhỏ muốn bơi ở sông hồ cần phải có người lớn đi theo canh chừng. Bố mẹ cũng cần phải biết bơi và đảm bảo những điều kiện an toàn khi muốn đưa con nhỏ xuống sông bơi lội:

"Bơi bể khác, bơi sông rất mệt, vớ vẩn là uống nước ngay. Ra sông Hồng phải có phao, kiện tướng còn chết đuối nữa là mình, chuột rút biết thế nào được. Chỉ sợ bọn trẻ con chục tuổi trở xuống đi chơi mấy đứa với nhau không có người lớn, chẳng may rơi xuống vũng xoáy nước cuốn…", anh Thịnh nói.

Rõ ràng, trong điều kiện sông nước tự nhiên rất khó để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bơi, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thế nhưng, thỉnh thoảng vẫn có chuyện đau lòng xảy ra. Anh Thịnh cho biết, khoảng 3 tháng trước có 2 bạn trẻ lớp 12 ở quận Long Biên rủ nhau ra khúc sông này bơi, rồi bị đuối nước, một bạn đã không thể bơi được vào bờ và vĩnh viễn ra đi.

Còn anh Hải, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, cũng là 1 người có sở thích bơi sông chia sẻ: "Bắt buộc phải có phao, không có phao sợ lắm, nước cuốn ra ngoài lúc nào không biết. Có phao bơi sẽ yên tâm hơn…"

Mặc dù nguy cơ đuối nước rất lớn nhưng người dân Thủ đô Hà Nội vẫn đổ xô ra sông Hồng tắm giải nhiệt.
Mặc dù nguy cơ đuối nước rất lớn nhưng người dân Thủ đô Hà Nội vẫn đổ xô ra sông Hồng tắm giải nhiệt. Ảnh: VOV

Theo các chuyên gia thì dạy bơi, học bơi là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu tình trạng đuối nước ở trẻ em, nhất là môi trường sống tại Việt Nam gần nhiều sông nước.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cũng đã quan tâm hơn tới việc cho con em tới các lớp học bơi mỗi dịp nghỉ hè. Mỗi mùa hè, trường Thể thao thiếu niên 10-10 nhận hàng ngàn học sinh tới xin học bơi. Minh Châu, một học sinh ở Đống Đa, Hà Nội đã từng theo học bơi ở trường này cho biết: "Cháu hay xem phim thấy rất nhiều người chết đuối, cháu không muốn nhìn thấy cảnh những người chết đuối đó".

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, đuối nước là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 19 tuổi. Mỗi năm đuối nước cướp đi sinh mạng của khoảng 3000 em, tỷ lệ này cao gấp 10 lần so với các nước phát triển.

Biết bơi là một trong những kỹ năng sống bố mẹ cần phải trang bị cho con. Giúp cho các con biết bơi, thứ nhất là để phát triển toàn diện, thứ hai là để tự cứu mình.

Lựa chọn môi trường bơi lội ở đâu là tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người, nhưng dù bơi trong bể nhân tạo hay ngoài sông hồ… người lớn vẫn phải có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhỏ, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

---

Mời các bạn cùng lắng nghe nội dung chi tiết của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 26/6 tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ công bố gói tăng thuế mạnh đối với loạt hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó thuế quan với xe điện tăng lên 100%.

// //