Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Số ca mắc mới HIV: Đa số là người trẻ, tập trung ở nam giới

Phóng viên - 26/11/2019 | 12:56 (GTM + 7)

Trong số hơn 215 nghìn người nhiễm HIV hiện còn sống tại Việt Nam, đa số trong độ tuổi 16 đến dưới 40, chủ yếu là nam giới và đang tiếp tục tăng.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV AIDS
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV AIDS

Nhân tháng hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12/2019), VOV Giao thông có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế).

PV: Thưa PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, ông có thể khái quát diễn biến dịch HIV/AIDS tại Việt Nam và những điểm cần lưu ý hiện nay?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Tính đến hết ngày 30/9/2019, cả nước có 215.661 người nhiễm HIV được các tỉnh báo cáo hiện đang còn sống và 103.616 người nhiễm HIV đã tử vong. Tuy nhiên, trong số 215.661 người hiện đang báo cáo nhiễm HIV được phát hiện, có khoảng 10% người nhiễm HIV trùng lặp hoặc đã tử vong nhưng chưa được ghi nhận.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 7.779 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS 2.984, số bệnh nhân tử vong 1.428 trường hợp. Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16 - 29 (39,4%) và 30 - 39 (34,3%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (65%) và qua đường máu (17%), mẹ sang con 2%, còn lại không có thông tin về đường lây truyền. 

Số liệu phát hiện nhiễm mới nhìn chung không có nhiều thay đổi so với năm 2018. Dịch HIV tập trung chủ yếu ở nam giới (chiếm 75%) và đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm Nghiện chích ma túy đang có xu hướng giảm thay vào đó tỷ lệ này nhóm Nam quan hệ tình dục đồng giới đang ngày càng gia tăng và có khả năng sẽ trở thành nhóm chính trong lây nhiễm HIV. 

Ngoài ra, các nhóm có nguy cơ thấp như nhóm vợ, chồng, bạn tình người nhiễm HIV vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm lây truyền HIV do khó tiếp cận với các dịch vụ tư vấn xét nghiệm và can thiệp dự phòng. 

Chủ đề của Tháng hành động Quốc gia Phòng, chống HIVAIDS 2019 là 'Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS'
Chủ đề của Tháng hành động Quốc gia Phòng, chống HIVAIDS 2019 là 'Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS'

PV: Năm 2019, công tác phòng chống HIV/AIDS đạt được kết quả nổi bật nào, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Thứ nhất, dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục thuyên giảm, mức 0,24%. Chúng ta đã mở rộng và đa dạng dịch vụ xét nghiệm HIV, phát hiện gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới qua các giải pháp xé nghiệm mới như: tại các cơ sở y tế, dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm, sử dụng sinh phẩm mới để phát hiện sớm nhiễm HIV, recency testing, sinh phẩm xét nghiệm thế hệ 4...

Thứ hai, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tiếp tục được duy trì và đổi mới. Hiện có gần 53.000 bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone thường xuyên, hiệu quả cao. Buprenorphine được triển khai ở 7 tỉnh. Chuẩn bị thí điểm cấp phát MMT về nhà. Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn xử trí nghiện ma túy tổng hợp.

Việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) đang được triển khai tốt. Tốc độ tăng trưởng khách hàng nhanh hơn so với các nước trong khu vực. Hiện có 4.000 người đang sử dụng PrEP; tỷ lệ duy trì điều trị cao.

Điều trị ARV tiếp tục được mở rộng, chất lượng điều trị rất tốt. Hiện có 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV. Tỷ lệ tuân thủ sau 12 tháng đạt 88%. Tải lượng virút dưới ngưỡng ức chế đạt 95%, dưới ngưỡng phát hiện đạt 92%. Hiện chúng ta đã chuyển đổi thành công điều trị ARV từ viện trợ sang BHYT, hiện có 40.000 BN đang nhận thuốc ARV qua BHYT.

Một việc hết sức quan trọng nữa, đó là Cục Phòng chống HIV/AIDS đang tổ chức đánh giá toàn diện công tác phòng, chống HIV/AIDS 10 năm; xây dựng “Chiến lược quốc gia Chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030” theo Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị, với nhiều đổi mới; Tổ chức đánh giá thực hiện Luật phòng, chống HIV/AIDS sau 13 năm thực hiện; đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật này, dự kiến trình Quốc hội xem xét vào tháng 10/2020.

Dịch HIV ở Việt Nam giảm nhưng chưa bền vững, còn phức tạp ở nhóm nam giới (chiếm 75% ca mắc mới)
​​Dịch HIV ở Việt Nam giảm nhưng chưa bền vững, còn phức tạp ở nhóm nam giới (chiếm 75% ca mắc mới)

PV: Chúng ta đang gặp những thách thức nào trong việc ngăn chặn căn bệnh thế kỷ, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: HIV/AIDS hiện là vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng, là một trong những nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Mỗi năm vẫn có 10.000 HIV mới và 2.000-3.000 trường hợp tử vong do HIV/AIDS, gây tác động rất lớn về sức khỏe, kinh tế - xã hội.

Mặc dù dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảm tính bền vững. Đáng chú ý là có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm người nghiện chích ma túy và nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm nam có quan hệ tình dục với nam, chuyển giới... trong khi mức độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế

Ngoài ra, kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ quốc tế đang cắt giảm nhanh, trong khi các nguồn tài chính trong nước chưa kịp bù đắp thiếu hụt tài chính. Do đó các địa phương không có dự án viện trợ quốc tế, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, nguồn kinh phí địa phương chỉ cung cấp đủ cho duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan phòng, chống HIV/AIDS.

Do đó, chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác truyền thông, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS; Triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho người có nguy cơ cao nhiễm HIV, chú trọng điều trị cho vợ, chồng , bạn tình của người nhiễm, MSM, người chuyển giới ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Điểm quan trọng là tiếp tục đa dạng hóa các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, mở rộng các phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV không quá 24 giờ; Mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều trị thuốc ARV bền vững, sẵn có và dễ tiếp cận; Nâng cấp hệ thống báo cáo ca bệnh thành hệ thống giám sát ca bệnh; củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia.

Với mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, Việt Nam vẫn chưa đạt ở 2 mục tiêu đầu tiên
Với mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, Việt Nam vẫn chưa đạt ở 2 mục tiêu đầu tiên

PV: Chủ đề của Tháng hành động Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS năm nay là “Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS”. Ông cho biết có ý nghĩa của nó?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Năm 2019, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm chọn chủ đề cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS với chủ đề “Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS”.

Thứ nhất, nó nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS: Mặc dù nhiễm HIV là nhiễm bệnh truyền nhiễm mãn tính, tuy nhiên các giải pháp để kiểm soát dịch HIV không chỉ là các giải pháp y tế mà mang tính xã hội tức cần có sự tham gia của tất cả lãnh đạo các cấp, ngành y tế, các ban ngành đoàn thể và cả cộng đồng. 
Vai trò của cộng đồng ở đây còn muốn nhấn mạnh đến sự tham gia của các tổ chức xã hội, của các mạng lưới, cộng đồng người

dễ bị tổn thương bởi HIV như người nghiện ma túy, người quan hệ tình dục đồng giới, người hoạt động mại dâm, người nhiễm HIV v.v... họ không chỉ là đối tượng của chương trình mà còn phải tham gia như đối tác của chương trình.

Thứ hai, chủ đề nhấn mạnh đến mục tiêu quan trọng mà cả thế giới quan tâm và Việt Nam đã cam kết đó là kết thúc dịch AIDS. Liên hợp quốc cũng đã khuyến cáo các quốc gia muốn kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 thì cần đạt được các mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, các mục tiêu 90-90-90 đó là: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị  bằng thuốc ARV; 90% người điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. 

Thực tế Việt Nam năm 2018 kết quả ba mục tiêu này là 80-70-95. Như vậy, trừ mục tiêu thứ 3 chúng ta đã đạt được, còn hai mục tiêu đầu, nhất là mục tiêu thứ 2 còn khá xa so với đích đạt ra trong khi chúng ta chỉ còn có 1 năm để thực hiện. Do vậy, nếu không có sự chung tay hành động của cả cộng đồng thì có thể chúng ta cũng sẽ không đạt được các mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và tiến tới kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.

PV: Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hoàng Long.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Bất chợt, tôi nhớ đến một người quen từng bị cuộc đời làm cho bầm dập, nhưng trong câu chuyện cuộc đời anh chưa từng oán trách hay đổ lỗi cho bất kỳ ai.

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cuộc sống khiến chúng ta phải chạy đua với thời gian, di chuyển qua nhiều múi giờ, chuyển ca - kíp liên tục khiến giấc ngủ lý tưởng từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau đều đảo lộn. Để tỉnh táo làm việc ta cần thêm nhiều thức uống như: cà phê, trà để chống chọi từng cơn buồn ngủ.

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Hiện nay, đoạn đường từ khách sạn Thắng Lợi (đường Yên Phụ) đến đầu đường Xuân Diệu dài khoảng 260m, nằm trong dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm (Hà Nội) đã tháo dỡ toàn bộ rào, di dời máy móc thi công, lòng đường tại đoạn này rộng từ hơn 16m đến khoảng 21m.

“Bí ẩn cuộc sống...”

“Bí ẩn cuộc sống...”

Cứ đến chớm hè là khắp nơi từ quán trà đá vỉa hè tới mạng xã hội, người ta lại bàn tán, kháo nhau về chuyện “bỗng dưng” hóa đơn tiền điện nhà mình đột nhiên tăng mạnh, có khi gấp hai, gấp ba lần tháng trước, mà nhu cầu sử dụng hầu như không thay đổi?...

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Việt Nam sắp đưa vào vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sau hàng chục năm xây dựng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, hiệu quả hàng đầu ở khu vực châu Á. Kinh nghiệm nào của Singapore có thể áp dụng tại Việt Nam.

Người lan tỏa mô hình Con tôm “ôm” Cây lúa

Người lan tỏa mô hình Con tôm “ôm” Cây lúa

Xâm nhập mặn ngày càng gay gắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của bà con nông dân ven biển vùng ĐBSCL. Đồng cảm với khó khăn này, anh Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công ty Gạo Tôm ở An Giang đã mày mò nghiên cứu và quyết định lan tỏa mô hình lúa tôm thân thiện môi trường.

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Mặc dù có thế mạnh về xuất khẩu gạo, thế nhưng, với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, nông dân và doanh nghiệp nước ta cũng cần chủ động bắt nhịp, thay đổi phương thức sản xuất phù hợp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao vừa giảm chi phí và thân thiện với môi trường.

// //