Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sạt lở kè sông Hồng và cuộc chiến với ‘cát tặc’ (Kỳ 1): Rỗng chân trong cơn khát 'vàng'

Nhóm PV - 13/10/2021 | 10:07 (GTM + 7)

Cứ đến hẹn lại lên, khi mùa mưa bão về, việc bảo vệ bờ kè, bờ sông Hồng khỏi sụt lún, sạt lở lại trở thành câu chuyện thời sự. Hàng nghìn mét khối kè đang ở tình trạng cần sửa chữa khẩn cấp, uy hiếp nghiêm trọng an toàn chống lũ của tuyến đê cấp I, an toà

Nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng này, ai đang bảo vệ con sông từng ngày bị “rút ruột” tài nguyên cát?

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Khu vực được cắm biển cảnh báo nguy hiểm đang trong quá trình thi công sửa chữa đối diện điếm canh đê số 1 ở xã Sen Phương (Phúc Thọ, HN)
Khu vực được cắm biển cảnh báo nguy hiểm đang trong quá trình thi công sửa chữa đối diện điếm canh đê số 1 ở xã Sen Phương (Phúc Thọ, HN)

23 giờ, trời không trăng, không sao, chỉ còn lại màn đêm thống lĩnh vùng sông nước mênh mang. Thứ duy nhất khuấy động bầu không khí tĩnh lặng là một khối sắt đen ngòm đang hì hục lặp đi lặp lại hành động hút-xả. 

Chiếc tàu hút cát neo đậu cách bờ chưa đầy 100 mét, chính diện biển báo “khu vực nguy hiểm” thuộc phạm vi kè Linh Chiểu, xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ, Tp.Hà Nội, nơi được công bố tình trạng sạt lở khẩn cấp, đang trong quá trình thi công sửa chữa.

Sau khoảng 1 tiếng “tác nghiệp”, chiếc tàu với khoang chứa đầy cát đã hoàn thành nhiệm vụ, nhẹ nhàng lao ngược về phía thượng nguồn, mất dạng trong bóng tối, để lại những xoáy nước vừa hình thành, theo sóng vỗ vào bờ sông nham nhở. 

Vào ban đêm, các tàu ầm ầm hút cát cách điểm cảnh báo chưa đến 100m
Vào ban đêm, các tàu ầm ầm hút cát cách điểm cảnh báo chưa đến 100m

Ông T., người gác điếm canh đê số 1 ở xã Sen Phương tặc lưỡi nói, một dạo người dân đẩy đuổi “cát tặc” rất quyết liệt, song cứ đuổi được một thời gian, chúng lại tái xuất: 'Tàu hút đêm cứ từ 9 rưỡi - 10 giờ đến 3 giờ sáng là họ rút. Trước đây đê từ tít ngoài kia nhưng dần dần khai thác cát nên chân bị sạt lở dần.

Đem câu chuyện này phản ánh tới ông Nguyễn Văn Tín, Chủ tịch UBND xã Sen Phương, phóng viên nhận được câu trả lời đầy bất ngờ: 'Chúng tôi rất quan tâm vấn đề này, nhân dân chúng tôi cũng rất quan tâm. Nhưng phải nói rõ là, việc khai thác cát ở điểm nào thì không biết, còn ở Sen Phương chúng tôi, hai năm nay không có xảy ra'.

Ông T, người hàng ngày gác đê số 1 ở xã Sen Phương cho biết, tình trạng hút trộm cát tặc diễn ra nhiều năm nay khiến chân đê bị sạt lở theo thời gian.
Ông T, người hàng ngày gác đê số 1 ở xã Sen Phương cho biết, tình trạng hút trộm cát tặc diễn ra nhiều năm nay khiến chân đê bị sạt lở theo thời gian.

Sự trái ngược giữa khẳng định chắc nịch của vị chủ tịch xã với tiếng nói của người dân, với thực tế phóng viên ghi nhận đã cho thấy sự thiếu sâu sát trong công tác quản lý, nắm bắt thực tiễn từ cấp chính quyền địa phương. Khi được hỏi, nếu phát hiện “cát tặc” theo phản ánh của người dân, chính quyền xã sẽ làm gì?

Ông Nguyễn Văn Tín tỏ ra bối rối, vì không có phương tiện, nếu thuê được tàu, chờ được các lực lượng chi viện xuống thì các đối tượng đã “cao chạy xa bay”' 'Lực lượng chúng tôi mỏng, hành vi này xảy ra vào đêm tối, giữa dòng sông thì thuyền bè đi ra kiểm tra cũng khó khăn. Địa phương phải thuê thuyền để đi ra, mà toàn thuyền nhỏ nên rất khó khăn cho chúng tôi'.

Tình trạng sạt lở kè sông cũng diễn ra tại khu vực xã Vân Phúc (Phúc Thọ, HN)
Tình trạng sạt lở kè sông cũng diễn ra tại khu vực xã Vân Phúc (Phúc Thọ, HN)

Sống giáp xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ, anh D. và ông T., cư dân phường Viên Sơn, Thị xã Sơn Tây cùng chung tâm trạng bức xúc về hiện tượng xói lở bờ Hữu Hồng ngày càng nghiêm trọng. Nếu như trước đây, đất bãi ven sông kéo dài từ nhà họ xuống bờ tới 60-70 mét, thì nay đã bị thu ngắn một nửa:

'Tình trạng hút cát trộm ở khu vực này là rất nhiều. Đêm nào máy cuốc cũng kêu ầm ầm'.

'Trước đây, người ta đã phải xử lý, đổ bao nhiêu xi măng xuống ruột của đê này, nó rỗng ruột ở dưới. Không kè được bờ này thì nó lở, mất đê này thì mất tất, mất cả Hà Nội'.

Theo người dân, tình trạng sạt lở dài khoảng 1km, mỗi năm bờ kè lại sụt lún gần 10m vào bờ sông.
Theo người dân, tình trạng sạt lở dài khoảng 1km, mỗi năm bờ kè lại sụt lún gần 10m vào bờ sông.

Không chỉ tuyến đê Hữu Hồng từ kè Sơn Tây tới kè Linh Chiểu, các đoạn bờ sông tiếp nối gần đó cũng đang trong quá trình bị trượt mái, sạt lở đá chân kè. Điển hình như địa bàn xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, nơi dân chài lưới và người sống ven sông không lạ lẫm gì với những chiếc tàu hút cát, như “vòi bạch tuộc” ngày đêm rút ruột lòng sông.

'Dưới kia nó hút đầy, thường khoảng 22 giờ cho đến rạng sáng luôn. Nếu tính khối thì khoảng 200 khối một tàu, đấy là cỡ trung bình, còn có những con tàu rất to

'Còn đá ở đây thì nó sẽ không lở nhiều. Nhưng bây giờ, tàu hút cát nhiều ở dưới này, nó thả xuống sâu 30 mét mới có cát thì cái chân ở đây mới sập, đá kè sập xuống hết rồi cứ lổng chổng ra đấy. Cây xoan tít đằng trên kia, nó lên tới tận đấy, lở hết vào đằng trong này rồi'

Bờ sông sạt lở theo năm tháng dẫn đến thay đổi địa chất, gât nứt, hỏng công trình của người dân
Bờ sông sạt lở theo năm tháng dẫn đến thay đổi địa chất, gât nứt, hỏng công trình của người dân

Theo ông Phạm Quang Đông, Phó Chi Cục trưởng Chi cục phòng chống thiên tai Hà Nội, tính đến tháng 8/2021, thành phố đã công bố 17 sự cố sạt lở đê, kè, bờ, bãi sông nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm với chiều dài phải xử lý gần 12.000 mét. Ngoài nguyên nhân thủy lực, thủy văn diễn biến phức tạp, việc khai thác cát lòng sông trái phép cũng gián tiếp khiến bờ sông rỗng chân và sạt trượt công trình kè.

Việc khai thác cát trái phép lòng sông nếu không được xử lý về lâu dài sẽ gây hạ thấp lòng sông, đáy sông, gây tình trạng cát chảy, sạt lở bờ sông, công trình kè, đe dọa công trình chống lũ của tuyến đê, làm hạ thấp mực nước sông vào mùa cạn, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi ven sông.

Các chuyên gia tài nguyên môi trường khẳng định, hiện nay là “thời điểm vàng” cho việc khai thác, tập kết cát, sỏi, bởi qua giai đoạn này, mực nước xuống, tàu sẽ khó khăn vận chuyển. Hơn nữa, việc Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội cũng khiến nhu cầu vật liệu xây dựng gia tăng. Do đó, hoạt động “cát tặc” trên sông Hồng được dự đoán đang vào mùa cao điểm trở lại.

Một kè nắn dòng bị hư hỏng do sụt lún lòng sông, nguyên nhân chính được cho là tình trạng khai thác cát trái phép
Một kè nắn dòng bị hư hỏng do sụt lún lòng sông, nguyên nhân chính được cho là tình trạng khai thác cát trái phép

Vì sao hoạt động khai thác cát, vật liệu được ví như “vàng” dưới lòng sông, vẫn tiếp diễn, dẫn tới xói lờ, biến dạng bờ sông; Tại sao các bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng vẫn tồn tại bất chấp lệnh cấm?

Trách nhiệm cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ra sao khi cứ xử phạt xong, đâu lại hoàn đấy?

Mời các bạn tiếp tục theo dõi kỳ 2 của loạt phóng sự với nhan đề “Đường đi của cát và sự bất nhất của chính quyền địa phương”.

Ý kiến của bạn
Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Theo ghi nhận của PV VOV Giao thông, ở cửa ngõ phía Đông, đoạn từ bến xe miền Đông (mới) đến nút giao thông Tân Vạn, lượng phương tiện tăng cao từ 17h ngày 26/4.

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đến ngày 31/3/2024 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử sẽ bị xem xét xử lý, kể cả việc tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Theo dự báo của ngành hàng không, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây các cảng hàng không sẽ rất sôi động với lượng hành khách tăng cao đột biến so với ngày thường, riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có khoảng 700.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp này.

Thiên đường thể dục

Thiên đường thể dục

Khi tạm biệt một “Thành phố mưa phùn” của mùa xuân mới, Hà Nội lại đón cơn mưa rào chớm hạ khiến bước chân bộ hành thêm vội vã. Nhưng điều đó càng khiến vùng đất trở nên đáng nhớ khi mang nhiều sắc thái khác biệt vào mỗi mùa trong năm và mỗi thời điểm trong ngày.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Ngày 27/4/2024, tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty ĐSVN đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn – Đà Nẵng).

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Sau gần 4 năm khởi công xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân đã hoàn thành, xóa nỗi lo ngập nước của người dân TP. Thủ Đức.

Vẫn tồn tại thủ đoạn 'Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền bị lừa'

Vẫn tồn tại thủ đoạn "Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền bị lừa"

Những ngày qua VOV Giao thông vẫn tiếp tục nhận được thông tin từ thính giả về tình trạng công khai quảng cáo dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền lừa đảo trên mạng. Đây là hoạt động có dấu hiệu lừa đảo khá rõ.

// //