Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sạt lở kè sông Hồng và cuộc chiến ‘cát tặc’ (Kỳ 3): Còn lâu mới đến hồi kết

Nhóm PV - 15/10/2021 | 10:10 (GTM + 7)

Sạt lở nghiêm trọng bờ kè, bờ sông dọc các tuyến đê Hà Nội gắn liền với hoạt động khai thác cát quá mức; bên cạnh sự lúng túng, buông lỏng quản lý từ chính quyền địa phương. Vậy mặt trận chống “cát tặc”, bảo vệ sông Hồng đang diễn ra như thế nào?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Về xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội), hỏi về hiện tượng khai thác cát trên sông, phóng viên nhận được những ánh nhìn rất dè dặt và đề phòng của đa số người dân. Một phụ nữ đang làm vườn nhìn dáo dác xung quanh rồi thì thầm:

"Người nào kín đáo thì phải kín đáo thì tư vấn mới dễ. Còn ra mặt thì chỉ cần một, hai người thôi. Ai biết gì thì người ta báo, không chúng nó biết, sợ là sợ thế".

Bà T.B cho biết, nhiều trường hợp tham gia nhóm xung kích chuyên đẩy đuổi cát tặc đã bị các đối tượng hút cát đe dọa, phá hoại hoa màu.
Bà T.B cho biết, nhiều trường hợp tham gia nhóm xung kích chuyên đẩy đuổi cát tặc đã bị các đối tượng hút cát đe dọa, phá hoại hoa màu.

Bà T.B, trưởng một nhóm xung kích chuyên đẩy đuổi cát tặc chỉ về phía một khúc sông đằng sau nhà nói, trước kia bà và dân làng thường ra bãi bồi trồng rau.

Nhưng giờ thì bãi bồi đã biến mất sau sự xâm chiếm của các “tập đoàn” hút cát. Cũng có một vài trường hợp bị các đối tượng hút cát nhắn tin đe dọa phá hoa màu, nhà cửa; song sức mạnh đoàn kết, nhiệt huyết của bà con cũng ít nhiều có kết quả.

"Trước đêm là tàu nó thắp sáng như một thành phố. Chúng tôi còn định dùng súng xăng bắn vào thuyền cho nó cháy. Nhưng sau đó công an huyện, công an xã bảo các bà đừng có bắn. Tôi nói thật, tôi mà bắn là thằng nào chết thằng đấy chứ đừng bảo tôi không biết dùng súng nhé. Công an phải làm thế nào, chứ chúng tôi dọa làm căng như thế, người ta mới vào cuộc cứu dân".

Vừa chỉ cho phóng viên hướng tới kè nắn dòng số 2 giáp ranh giữa xã Vân Phúc và xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ, ông V.C., một cư dân am hiểu ngành khai thác cát, vừa tiết lộ: Hiện sau nới lỏng giãn cách xã hội, nơi đây hàng đêm có tới 4-5 tàu hút cát, có cả người canh gác rất kín đáo:

"Nếu bán khoảng 50 nghìn/khối nhân lên 700 đến 800 khối một tàu thì lợi nhuận cao lắm. Nhân dân ở đây năm ngoái kéo nhau lên huyện nhưng cũng không ăn thua. Một thời gian chúng nó sợ, nhưng có thể nó bỏ tối nay, tối mai lại đến. Chết cái là tài nguyên cát đen ở đây đẹp, có lúc bán được 80 nghìn cơ, nên bọn nó cố tình húc vào đây để ăn cắp".

Ông Bùi Văn Khóa, Chủ tịch UBND xã Vân Phúc cho biết, kè nắn dòng số 2 đang bị hư hỏng bởi các tàu hút trộm cát
Ông Bùi Văn Khóa, Chủ tịch UBND xã Vân Phúc cho biết, kè nắn dòng số 2 đang bị hư hỏng bởi các tàu hút trộm cát

Ông Bùi Văn Khóa, Chủ tịch UBND xã Vân Phúc thừa nhận, đầu kè nắn dòng số 2 đang bị uy hiếp, hư hỏng bởi các tàu hút trộm cát. Chúng hoạt động không theo quy luật, lúc từ 7 giờ tối, 12 giờ đêm, lúc 2 giờ sáng. Nhưng xã đành “bó tay”, phải nhờ trên chi viện: "Khi lực lượng xã ra thì người ta lại rút đi, mình không có phương tiện để tác chiến độc lập, thuyền không có, an ninh mỏng cũng không thể ra bắt được. Có nhiều khi công an ra thì tàu lại đi mất rồi".

Ông Nguyễn Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ nêu một thực tế: Tỉnh Vĩnh Phúc vẫn cho phép khai thác cát trên sông, nên lợi dụng vấn đề này các đối tượng neo đậu tàu ở các địa bàn giáp ranh, những lúc vắng cơ quan chức năng, sang khai thác trộm ở huyện Phúc Thọ.

Dù nhấn mạnh việc xử phạt đã có tính răn đe tội phạm, tuy nhiên số liệu huyện Phúc Thọ cung cấp còn khá khiêm tốn so với thực tế:

Ông Nguyễn Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho biết: 'Tháng 4 vừa rồi, Công an huyện bắt được 2 vụ, 3 đối tượng, xử phạt 386 triệu đồng, tịch thu phương tiện trị giá 265 triệu. Đến cuối tháng 6, đầu tháng 7 cơ quan Công an đã bắt giữ được 21 phương tiện cùng 79 đối tượng đang khai thác cát bên Vĩnh Phúc giáp ranh huyện Phúc Thọ'.
Ông Nguyễn Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho biết: "Tháng 4 vừa rồi, Công an huyện bắt được 2 vụ, 3 đối tượng, xử phạt 386 triệu đồng, tịch thu phương tiện trị giá 265 triệu. Đến cuối tháng 6, đầu tháng 7 cơ quan Công an đã bắt giữ được 21 phương tiện cùng 79 đối tượng đang khai thác cát bên Vĩnh Phúc giáp ranh huyện Phúc Thọ".

Trong khi đó, Thiếu tá Hà Trọng Hoan, Đội trưởng Đội CSGT đường thủy số 1, Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội cho biết, về cơ bản, các đối tượng khai thác cát hiện nay trên tuyến sông dài trên 100km đơn vị quản lý đều được theo dõi bởi các cơ quan chức năng của thành phố như CSGT đường thủy, Công an các quận huyện, thị xã, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát hình sự.

"Trong 9 tháng đầu năm 2021, đơn vị đã trực tiếp xử lý 14 vụ việc, bắt giữ 11 phương tiện, bàn giao cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố 2 vụ liên quan đối tượng khai thác cát. Ngoài ra, đơn vị cũng phối hợp với các đơn vị khác bắt giữ 41 phương tiện chủ yếu hoạt động địa bàn giáp ranh", Thiếu tá Hà Trọng Hoan cho biết.

Đặc thù các đối tượng khai thác cát trộm rất manh động, lợi dụng đêm tối, mưa gió, sử dụng phương tiện hoán cải công suất lớn, thường thuê lao động tự do làm cảnh giới trên bờ, dưới sông, sử dụng các loại công nghệ để theo dõi ngược lại cơ quan chức năng.

Hà Nội cũng chưa có cảng thủy nội địa để tạm giữ, tịch thu phương tiện gây khó khăn cho công tác ngăn chặn, xử lý. Vì vậy, trước thực tế hoạt động khai thác cát trộm dần tấp nập trở lại, cuộc chiến với “cát tặc” trên sông Hồng còn lâu mới đến hồi kết.

Một kè nắn dòng bị hư hỏng do biến đổi dòng chảy gắn liền hoạt động khai thác cát quá mức tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Một kè nắn dòng bị hư hỏng do biến đổi dòng chảy gắn liền hoạt động khai thác cát quá mức tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

Chia sẻ với PV VOV Giao thông, Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phân tích: cùng với ảnh hưởng của các hồ đập thượng nguồn, việc khai thác cát quá mức đang biến sông Hồng trở thành một “dòng sông đói”, ngày càng nghèo phù sa.

Việc này dẫn tới thay đổi dòng chảy, mực nước xuống sâu, có nơi từ 3-8 mét, kết hợp cùng các bến bãi neo đậu, san lấp đã khiến biến dạng lòng sông, bờ sông, tốn kém hàng trăm tỷ tu bổ, sửa chữa, cấp nước cho nông nghiệp. Nếu nhà nước không quản lý tốt, dòng sông sẽ suy thoái, nền kinh tế lại phải dồn tiền vào đó khắc phục, thế hệ con cháu phải trả giá.

"Chúng ta sống với thiên nhiên nhưng chúng ta lại đang làm thiên nhiên mòn mỏi, phải trả giá về câu chuyện này rất lớn trong tương lai. Người dân phải trông chờ vào nhà nước, chính quyền, cả làng ra mà còn bị cản đánh, nghe nó nghịch nhĩ lắm. Người dân thì sẵn sàng bảo vệ nhưng họ không có cách nào, họ làm gì có quyền lực gì", Tiến sĩ Đào Trọng Tứ nhấn mạnh.

Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23 về quản lý cát sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, trong đó quy định rõ thời gian, địa điểm được khai thác cát, điều kiện bến bãi phải lắp trạm cân, camera giám sát.

Tuy nhiên, để quy định đi vào thực tiễn, để người dân, các nhà vận động môi trường không cảm thấy cô độc trong cuộc chiến bảo vệ các dòng sông, quan trọng nhất vẫn là thực thi pháp luật, vào cuộc nhất quán, trách nhiệm từ Trung ương xuống địa phương, tránh tuyệt đối câu chuyện đánh đổi tài nguyên lấy lợi ích kinh tế, xóa bỏ lợi ích nhóm đằng sau các sai phạm kéo dài.

Ý kiến của bạn
Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Theo ghi nhận của PV VOV Giao thông, ở cửa ngõ phía Đông, đoạn từ bến xe miền Đông (mới) đến nút giao thông Tân Vạn, lượng phương tiện tăng cao từ 17h ngày 26/4.

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đến ngày 31/3/2024 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử sẽ bị xem xét xử lý, kể cả việc tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Theo dự báo của ngành hàng không, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây các cảng hàng không sẽ rất sôi động với lượng hành khách tăng cao đột biến so với ngày thường, riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có khoảng 700.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp này.

Thiên đường thể dục

Thiên đường thể dục

Khi tạm biệt một “Thành phố mưa phùn” của mùa xuân mới, Hà Nội lại đón cơn mưa rào chớm hạ khiến bước chân bộ hành thêm vội vã. Nhưng điều đó càng khiến vùng đất trở nên đáng nhớ khi mang nhiều sắc thái khác biệt vào mỗi mùa trong năm và mỗi thời điểm trong ngày.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Ngày 27/4/2024, tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty ĐSVN đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn – Đà Nẵng).

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Sau gần 4 năm khởi công xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân đã hoàn thành, xóa nỗi lo ngập nước của người dân TP. Thủ Đức.

Vẫn tồn tại thủ đoạn 'Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền bị lừa'

Vẫn tồn tại thủ đoạn "Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền bị lừa"

Những ngày qua VOV Giao thông vẫn tiếp tục nhận được thông tin từ thính giả về tình trạng công khai quảng cáo dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền lừa đảo trên mạng. Đây là hoạt động có dấu hiệu lừa đảo khá rõ.

// //