Mới đây, Trường Phi công Bay Việt đã ký hợp đồng với Cảng hàng không Rạch Giá (ACV) và Công ty CP Cho thuê máy bay Việt Nam (VALC) nhằm mở trường bay tại Rạch Giá. Dự kiến khoá huấn luyện bay đầu tiên sẽ được mở ngay từ tháng 9/2022.
Theo đó, để khởi động dự án trên, Bay Việt đã ký 2 hợp đồng gồm: Hợp đồng Thuê cơ sở vật chất với Cảng Hàng không Rạch Giá và Hợp đồng Thuê hai tàu bay TECNAM P2008 JC với Công ty CP Cho thuê máy bay.
Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, đơn vị đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất văn phòng, nhà chứa máy bay tại sân bay Rạch Giá. Theo kế hoạch, khu văn phòng và cơ sở huấn luyện sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động trong tháng 7/2022 (cùng thời điểm với việc đón 2 máy bay huấn luyện về Việt Nam).
Dự kiến Bay Việt sẽ bắt đầu triển khai huấn luyện bay khóa đầu tiên vào tháng 9 với số lượng 18 học viên trong mỗi khóa.
Được biết, việc mở một trường bay đầu tiên tại Việt Nam nhằm tự chủ trong huấn luyện cả lý thuyết lẫn thực hành bay. Đây cũng được coi là dấu ấn lịch sử trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao nói chung cho tương lai hàng không Việt Nam.
Công ty Cổ phần đào tạo Bay Việt là công ty con của Vietnam Airlines được thành lập từ năm 2008 theo chủ trương của Thủ tướng chính phủ với sự tham gia của các cổ đông chính là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực Hàng không.
Nhiệm vụ của Bay Việt là đảm bảo đào tạo và cung cấp 50-60% nhu cầu nhân lực phi công dân dụng của các hãng hàng không trong nước với đẳng cấp và chất lượng quốc tế, giảm gánh nặng tài chính cho các hãng hàng không và nguồn ngân sách quốc gia đối với hoạt động đào tạo và khai thác phi công.
Từ năm 2011, với việc nhận phê chuẩn Tổ chức huấn luyện lý thuyết (ATO3) và huấn luyện trên buồng lái mô phỏng cho phi công cơ bản (ATO2) từ Cục Hàng không Việt Nam, Bay Việt đã tiến hành đào tạo lý thuyết phi công cơ bản (ATP) và huấn luyện phối hợp tổ lái nhiều thành viên (MCC) cho 37 khóa huấn luyện với trên 1.000 học viên đến từ 10 quốc gia khác nhau.
Đối với giai đoạn huấn luyện thực hành bay, Bay Việt phối hợp gửi học viên phi công đi các trường bay đối tác nước ngoài để đào tạo.
Tính đến năm 2022, Trường Phi công Bay Việt là đơn vị cung cấp phi công dân dụng cơ bản lớn nhất trong toàn ngành hàng không Việt Nam, hàng năm bổ sung trên 60 phi công vào đội ngũ người lái của Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác.
Trước đó, năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử hàng không dân dụng Việt Nam, Bay Việt phối hợp với Học viện Hàng không và trường bay đối tác tổ chức huấn luyện thực hành bay thành công tại Sân bay Cam Ranh cho 20 học viên phi công của Vietnam Airlines.
Tuy nhiên, các sân bay nội địa dần trở nên bận rộn, quá tải và khó có điều kiện để cho phép thực hiện hoạt động huấn luyện bay. Sau đó, đơn vị này đã tiến hành khảo sát hàng loạt các sân bay trên toàn quốc như Cà Mau, Rạch Giá, Phan Thiết, Cần Thơ, Vũng Tàu, Cam Ranh,…
Kết quả khảo sát cho thấy Rạch Giá là lựa chọn tốt nhất cho một trường bay dân dụng. Cục Hàng không Việt Nam cũng ủng hộ phương án này.
Từ 2017 đến nay, Bay Việt đã làm việc và đạt được thỏa thuận với Quân chủng Phòng không - Không quân, Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, TCT Quản lý bay VN về hệ thống các không vực và đường bay sử dụng trong huấn luyện thực hành tại khu vực Cực Nam của Tổ quốc.
Bay Việt cũng đã thỏa thuận với TCT Cảng Hàng không VN về việc cho phép Trường Phi công Bay Việt sử dụng cơ sở của Sân bay Rạch Giá làm căn cứ huấn luyện bay chính; Thống nhất với đối tác là trường bay AVIALPES (Cộng Hòa Pháp) để nhận chuyển giao công nghệ đào tạo phi công cơ bản.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là đối với các công trình, dự án trọng điểm, UBND TP.HCM vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành liên quan cùng UBND các quận, huyện, yêu cầu đẩy mạnh thực hiện đợt cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Giải thích về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, hầu hết phụ huynh đều đưa ra lý do như nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe máy để con chủ động hơn trong việc đi lại.
Giấy xác nhận về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe hai bánh, hay cách gọi khác là “thẻ hành nghề” dành cho xe ôm, shipper – Đây là nội dung đề xuất được UBND TP. Hà Nội đang xây dựng nhằm quản lý hoạt động này. Những tài xế xe ôm, shipper phản ứng thế nào về đề xuất này?
Theo thống kê của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn Hà Nội xảy ra 28 vụ tai nạn đường sắt, làm 10 người chết, 17 người bị thương. Dù số vụ giảm, nhưng số người chết tăng 25% so với cùng kỳ.
Tình trạng vượt đèn đỏ vẫn còn phổ biến tại nhiều nút giao của thủ đô, CSGT nhận định hành vi trên thuộc về lỗi ý thức người tham gia giao thông, việc vi phạm chủ yếu diễn ra vào các khung giờ cao điểm.
Trong bộ quân phục, Trung tá Vũ Trường Tính luôn là hình ảnh của một người lính dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Nhưng ít ai biết rằng, sau những giờ phút căng thẳng trên tuyến biên giới, anh lại trở về với một vai trò hoàn toàn khác: một người thầy tận tụy, mang tri thức đến cho trẻ em nghèo.
Hiện nay có quá nhiều chất gây ô nhiễm nhưng bụi mịn PM 2.5 là chất nguy hiểm nhất vì gây tác hại đến sức khỏe, hệ hô hấp, tuần hoàn và nó được ghi nhận là tác nhân gây ung thư.