Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Reshare - Lối mở cho thời trang tuần hoàn

Huy Hoàng - 01/01/2023 | 8:28 (GTM + 7)

Theo thống kê của nhiều tổ chức về môi trường trên thế giới, quần áo cũ xếp thứ 2 trong các loại chất thải được thải ra môi trường chỉ sau rác thải nhựa. Tại Việt Nam, đích đến cuối cùng của 80% quần áo cũ chính là các bãi chôn lấp.

Phân loại, xử lý và tái chế quần áo cũ sao cho hiệu quả đã và đang là thách thức. Phóng viên VOVGT đã có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Trung Nghĩa – người sáng lập Reshare về vấn đề này:

PV:  Xin chào Nghĩa! nhiều người cũng rất là tò mò, muốn biết là sự ra đời của Reshare như thế nào và nó khác gì với các cái tổ chức tái chế khác?

Nguyễn Trung Nghĩa: Câu chuyện của Reshare cũng xuất phát từ chính cái nhu cầu của gia đình, có nghĩa là mình đang có khá là nhiều quần áo cũ tại nhà nhưng lại không biết xử lý nó như thế nào.

Mình gửi đi các tổ chức thiện nguyện khác thì họ lại không còn nhận nữa, nếu mà cho ra bãi rác thì lại áy náy quá nên mình mới nghĩ là nên tìm cách nào để cho nó có khả năng gửi đến những người thực sự cần.

Trong vòng hơn một năm qua thì Reshare đã xử lý được hơn 70 tấn quần áo và tuần hoàn hơn 120.000 cái sản phẩm.

PV: Kinh tế tuần hoàn là một trong những cái khái niệm mà Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành và các tổ chức môi trường thế giới đã nhắc rất nhiều trong thời gian vừa qua thì trở ngược lại với cái mô hình của Reshare chúng ta ứng dụng như thế nào và thực thi ra là sao?

Nguyễn Trung Nghĩa:  Reshare ứng dụng kinh tế tuần hoàn bằng cách là mình sẽ ưu tiên cái việc tái sử dụng lại trước, sau đó là Reshare Sẽ bắt đầu những cái công đoạn mà tái chế. Có nghĩa là mình sẽ xả nó ra lại từ vải thành bông bông kéo ra sợi và phải có khả năng dệt lại thành quần áo mới và cái giai đoạn đầu tiên là xe ưu tiên của việc tái sử dụng giúp cho mình giảm cái lượng sản xuất mới.

Mọi người cũng biết là khi mà sản xuất ra một bộ áo mới thì nó còn tốn rất là nhiều về nguồn nước và nguyên liệu hóa thạch.

Dự án REshare với mục đích tái tạo vòng đời mới cho quần áo, giảm thiểu rác thải thời trang ra môi trường và giúp nhiều người mặc đẹp mà không tốn nhiều chi phí. Ảnh: Thu Thủy - Hồng Nhung/VOV

Dự án REshare với mục đích tái tạo vòng đời mới cho quần áo, giảm thiểu rác thải thời trang ra môi trường và giúp nhiều người mặc đẹp mà không tốn nhiều chi phí. Ảnh: Thu Thủy - Hồng Nhung/VOV

 

PV: Câu chuyện của nhiều người đang muốn đặt ra ở đây là cái quần áo cũ đó, sau khi mà mình để qua một bên hoặc là mình cho người khác thì cái vòng đời nó sẽ đi như thế nào và rồi những cái quần áo cũ mà thật sự không còn khả năng sử dụng nữa thì Reshare hiện nay đang liên kết như thế nào để xử lý nó một cách triệt để?

Nguyễn Trung Nghĩa: Theo thống kê mới nhất vào năm 2021 của tổ chức Redup của Mỹ là quần áo cũ đang là rác thải đứng thứ hai sau rác thải nhựa. Còn tại thị trường Việt Nam là 80 % quần áo cũ nó được chôn lấp. Câu chuyện của Reshare cũng muốn là giảm cái phần rác thải ra môi trường bằng cách là xử lý không phát thải.

Có nghĩa là mọi quần áo của mọi người gửi về cho Reshare được xử lý không phát thải ra ngoài môi trường. Đối với những quần áo mà không tái sử dụng được nữa, thứ nhất là nó sẽ được phân loại theo chất liệu để có khả năng tái chế, hiện tại là cái thành phần của quần áo của mình đang bị hỗn tạp rất là nhiều, và hiện nay chỉ có một cách duy nhất là xử lý nhiệt.

Reshare đang hợp tác với Inseeco - họ có một cái nhà máy và có công nghệ đồng xử lý bằng cách dùng quần áo mà không còn tái sử dụng được nữa, họ đốt lấy nhiệt để luyện xi măng thay vì họ mua than đá. Và phần xỉ của việc đốt quần áo cũ họ tiếp tục trộn vào trong xi măng để mà tạo ra thành phẩm cuối cùng là xi măng. Họ gọi công nghệ đó là công nghệ đồng xử lý.

PV: Bạn có thể chia sẻ thêm về yếu tố công nghệ và con đường đi của công nghệ trong mô hình hoạt động của Reshare?

Nguyễn Trung Nghĩa: Việc ứng dụng công nghệ là cái ưu tiên hàng đầu. Để mà mình có khả năng hoạt động mô hình mà nó tiết kiệm chi phí thì mình phải ứng dụng công nghệ triệt để. Nếu không có công nghệ thì không thể giúp vận hành tiết kiệm, nên ngay từ cái bước ban đầu là cái bước đi thu gom mọi người có thể vào website là mọi người đặt được cái lịch rồi sau đó là đội vận chuyển sẽ tới tận nhà để họ thu gom giùm mình.

Thứ hai là công nghệ vận hành, cái đặc thù của cái quần áo là mỗi cái nó chỉ có một cái duy nhất, nó khác những cái mà họ chỉ có một mẫu mà họ sản xuất là triệu cái do đó mình phải tối ưu để thống nhất được cái không gian để lưu trữ. Hai nữa là mình phải tìm cách để số hóa được cái đó nhanh nhất.

Hiện tại Reshare đã ứng dụng được trí tuệ nhân tạo để xử lý cái phần số hóa tự động thì nó sẽ giúp mình tối ưu được cái cái nguồn lực, chi phí.

PV: Câu chuyện quần áo cũ là một câu chuyện chắc chắn chúng ta sẽ còn phải đối mặt trong một thời gian dài tới. Vậy thì người dân nên có tư duy như thế nào trước những bộ quần áo cũ do chính mình sử dụng và thải ra môi trường?

Nguyễn Trung Nghĩa: Thực sự là mình cũng nói là nhu cầu mặc đẹp, là nhu cầu của tất cả của mọi người nên điều quan trọng là mình cần mua sắm có trách nhiệm và có ý thức hơn.

Có nghĩa là mình sẽ lựa chọn những cái sản phẩm mà có khả năng mặc được nhiều lần thay vì mình chỉ mặc một lần hoặc là mình mua về rồi bỏ đi. Mỗi người cần ưu tiên những cái quần áo có chất lượng để rồi sau đó là có thể sử dụng được nhiều lần.

Thứ hai là mình nâng cao cái trách nhiệm, cố gắng mình sẽ tìm những cái đơn vị họ có trách nhiệm hơn trong việc xử lý để nó giảm cái phần rác thải ra môi trường.

PV: Cảm ơn Nghĩa với cuộc trò chuyện thú vị ngày hôm nay và chúc cho Nghĩa cũng như Reshare sẽ càng phát triển hơn trong thời gian tới!

Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //