Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quy tắc ứng xử: Có chấm dứt việc lợi dụng sự nổi tiếng để trục lợi?

Phóng viên - 11/09/2021 | 17:26 (GTM + 7)

Hàng loạt vụ việc liên quan tới nghệ sĩ, người nổi tiếng xảy ra gần đây như: không minh bạch từ thiện, quảng cáo sai sự thật… khiến người dân bức xúc. Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đang xây dựng dự thảo Bộ quy tắc ứng xử chung đối với nghệ sĩ để hướng tới

Quy định nếu được ban hành sẽ có ý nghĩa ra sao? Liệu có giúp cải thiện tình hình, hay chỉ mang tính kêu gọi, vận động?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thủy Tiên đang đối diện với yêu cầu sao kê thu chi từ thiện
Ca sĩ Thủy Tiên đang đối diện với yêu cầu sao kê thu chi từ thiện (Ảnh: Thanh Niên)

Thời gian qua, những người nổi tiếng có ảnh hưởng như: Thủy Tiên, Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành... bị nêu tên, yêu cầu minh bạch “sao kê” số tiền kêu gọi ủng hộ từ thiện đổ về tài khoản ngân hàng.

Đúng sai, tới nay chưa ngã ngũ nhưng nhiều người đã mất lòng tin, có cái nhìn không mấy thiện cảm với giới nghệ sĩ. Anh Hoàng Tùng Lâm ở Hà Nội, người đã tham gia quyên góp khi một nghệ sĩ kêu gọi từ thiện, cho rằng:

"Cũng là người từng quyên góp thì việc này làm tôi mất lòng tin với nghệ sĩ, người của công chúng. Tôi không biết tiền đó dùng đúng mục đích hay không hay họ đút vào hầu bao. Là người của công chúng cần có hành động thiết thực hơn".

Trao đổi với báo chí xoay quanh vấn đề nghệ sĩ làm từ thiện, mới đây, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, nếu có tố giác về dấu hiệu vi phạm pháp luật, Bộ Công an sẽ vào cuộc, đảm bảo đúng quy định.

Dù phần lớn các nghệ sĩ đứng ra kêu gọi quyên góp đều xuất phát từ mong muốn lan tỏa giá trị tốt đẹp, song theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ hòa bình và phát triển TPHCM, nếu hoạt động từ thiện thiếu yếu tố minh bạch và không kèm theo giải trình thì sẽ gặp nhiều rủi ro:

"Minh bạch phải đi đôi với giải trình. Nghĩa là tôi nhận bao nhiêu, tôi làm gì với cái đó. Mình phải có cân nhắc để với từng ấy đồng đạt hiệu quả bền vững nhất. Hai cái này cộng lại nó sẽ tạo điều kiện chủ thể xây dựng lòng tin. Lòng tin đối với bên tài trợ. Chiều thứ hai là niềm tin mình tạo được nơi cái bên được hỗ trợ, bên nhận".

Bên cạnh những vụ lùm xùm về tiền từ thiện, người dân còn bức xúc với các vụ quảng cáo sai sự thật, phát ngôn gây sốc, kém cẩn trọng trên mạng xã hội của một số người nổi tiếng. Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long cho rằng, đa số các nghệ sĩ đều có ứng xử kém trước những ồn ào không đáng có thời gian qua ảnh hưởng tới cộng đồng xã hội:

"Các bạn ấy chưa chuyên nghiệp đối mặt với lỗi lầm đấy. Thí dụ chuyên nghiệp nhìn qua đất nước phát triển, nghệ sĩ có ông bầu, người phát ngôn có chuyên môn thay mình thì đỡ vạ miệng. Làm theo bản năng đôi khi đúng nhiều khi sai. Trong lúc đối mặt với khủng hoảng, họ nhận thức ở phía trên, khán giả ở phía dưới nên tự cho mình đặc quyền đặc lợi không hề có. Để có điều chỉnh về mặt dư luận xã hội cần có Bộ quy tắc ứng xử".

Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đang xin ý kiến các hội ngành liên quan để soạn dự thảo Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ. Dự thảo dành nhiều dung lượng cho quy tắc ứng xử của nghệ sĩ trên báo chí, mạng xã hội, yêu cầu minh bạch từ thiện, không quảng cáo sai sự thật.

Tuy Bộ quy tắc ứng xử chỉ có giá trị định hướng hành vi của nghệ sĩ, không có các chế tài như luật, nhưng người dân đều bày tỏ sự ủng hộ. NSND Lan Hương cho rằng:

"Quy tắc ứng xử của bộ văn hóa rất cần, lẽ ra nó phải có sớm hơn. Nó có sớm hơn đã không có hệ lụy như bây giờ. Cũng phải phân biệt rõ ràng không thể gọi người làm giải trí là nghệ sĩ được. Với diễn viên như bọn cô rất trân trọng khi được gọi là nghệ sĩ. Không thể cứ hát một bài, đi ra làm showbiz gọi nghệ sĩ làm cho từ đấy không đẹp nữa".

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội đánh giá, Bộ quy tắc đang được soạn thảo giống như một kênh để định hướng hành vi cho nghệ sĩ.

Bởi nghệ sĩ, người nổi tiếng có sức ảnh hưởng, có thể tác động tiêu cực đến công chúng, nhất là đối tượng khán giả trẻ nếu có ứng xử không phù hợp. Bối cảnh xã hội hiện nay khiến bộ quy tắc ứng xử cho văn nghệ sĩ càng trở nên cấp thiết:

"Đa phần hành vi ứng xử không phù hợp của văn nghệ sĩ đến từ nhận thức của họ. Vấn đề đó giải quyết bằng văn bản định hướng nhận thức. Để tạo ra hành vi đúng phải có hệ sinh thái tạo điều kiện cho hành vi đúng, chuẩn mực. Hệ sinh thái xây dựng bằng nhiều hình thức khác nhau: truyền thông, văn bản quy phạm pháp luật. Gần đây ban hành Nghị định xử phạt trong lĩnh vực văn hóa hay Nghị định về nghệ thuật biểu diễn. Ở đây thêm một kênh nữa là Bộ quy tắc ứng xử để điều tiết hành vi".

Theo các chuyên gia văn hóa, trước hết cần một khung thảo luận về chủ đề này và Bộ quy tắc ứng xử cho nghệ sĩ sẽ là bước đệm để tạo ra các cuộc thảo luận. Còn lại, việc xử phạt các sai phạm phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật có hiệu lực cao hơn, song song với đó là sự trừng phạt bằng cách tẩy chay của công chúng và sự tự giác của mỗi người có liên quan.

Danh xưng “nghệ sĩ” không phải đích đến cuối cùng của người làm nghệ thuật, mà phải là việc giữ được phẩm giá, tạo ra giá trị cho cộng đồng, lan toản cái đẹp, cái nhân văn cho xã hội (Ảnh: VTV)

Chưa khi nào công chúng lại đặt ra câu hỏi nóng về sứ mệnh của người nghệ sĩ như lúc này, khi ngày càng nhiều vụ việc ồn ào từ thiện và quảng cáo gây mất niềm tin, thậm chí nghi ngờ có dấu hiệu trục lợi cá nhân từ sự nổi tiếng.

Dưới góc nhìn của VOVGT, việc ban hành hướng dẫn để nghệ sĩ điều chỉnh hành vi ứng xử là cần thiết, song chắc chắn là chưa đủ để làm trong sạch môi trường nghệ thuật, nếu chính họ không nhận thức được sứ mệnh khơi dậy cảm hứng tích cực cho cộng đồng.

Khi những người làm văn hóa cần Bộ quy tắc ứng xử văn hóa

Nghệ sĩ – danh xưng được khán giả dành tặng những người làm nghệ thuật chân chính. Nếu chức năng cơ bản của nghệ thuật là xây dựng nhân cách con người thì nghệ sĩ cũng góp phần để nâng tầm vóc của nghệ thuật, thể hiện chiều sâu văn hóa, gốc rễ, bản sắc của mỗi cá nhân.

Trong đại dịch, có những nghệ sĩ sẵn sàng gác lại hào quang sân khấu để sát cánh trợ giúp người dân gặp hoạn nạn và nhân lên nghĩa cử cao đẹp. Bởi lúc này, ứng xử có trách nhiệm của mỗi người, trong đó có các nghệ sĩ càng trở nên cần thiết với cộng đồng xã hội.

Thế nhưng thời gian qua, nhiều người phải lên tiếng về những vụ ồn ào của một số người được cho là nghệ sĩ hoặc tự xưng là nghệ sĩ khi livestream chửi tục, bôi xấu người khác, quảng cáo sai sự thật, phát ngôn gây hoang mang về công tác phòng chống dịch, thiếu minh bạch trong từ thiện…

Có những nghệ sĩ chân chính đã phải thốt lên khẩn cầu: “xin đừng đánh đồng họ với chúng tôi”.

Những lời nói, hành vi không đúng mực của người nổi tiếng sẽ tác động đến niềm tin, chi phối nhận thức và thói quen của người dân, nhất là giới trẻ. Nhưng rõ ràng chúng ta cũng chưa có quy định, dư luận xã hội đủ lớn để nghệ sĩ nhận thức, cẩn trọng trong lời nói, hành động, chia sẻ tới công chúng.

Dù rằng, việc phải đưa ra một Bộ quy tắc ứng xử cho nghệ sĩ- những người làm văn hóa là điều…cực chẳng đã, song trong bối cảnh hiện nay, nếu không ban hành một Bộ quy tắc ứng xử sẽ không có mốc chuẩn để nghệ sĩ điều chỉnh hành vi, không có căn cứ để truyền thông, dư luận lên án hành vi sai lệch.

Bộ VHTTDL đang hoàn thiện dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật gồm ngành biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật và nhiếp ảnh. Trước hết, Bộ quy tắc này muốn hiệu quả, đi vào thực tiễn phải chất lượng, khả thi, dễ nhớ, dễ làm. Khái niệm "nghệ sĩ" và phạm vi điều chỉnh cũng cần làm rõ.

Những vụ việc liên quan tới nghệ sĩ kêu gọi từ thiện thiếu minh bạch thời gian qua vừa do sự không chuyên nghiệp của cá nhân và cũng bởi hành lang pháp lý hoạt động này cũng chưa hoàn thiện. Bên cạnh có Bộ quy tắc ứng xử cần văn bản pháp luật có hiệu lực cao hơn xử lý nghiêm vi phạm tránh lợi dụng sự nổi tiếng để trục lợi cá nhân.

Hơn nữa, không thể phủ nhận sự trừng phạt bằng cách tẩy chay của công chúng cũng là một biện pháp hiệu quả thanh lọc môi trường nghệ thuật. Có thể nhìn thấy bài học “thanh lọc” nghệ sĩ rất gắt gao của nhiều nước trên thế giới. Công chúng hãy yêu nghệ sĩ một cách nghiêm khắc và rộng lượng.

Và chừng nào mỗi nghệ sĩ thành thật nhất với bản thân mình, đối diện với cuộc đời một cách trung thực để không vô cảm trước thời cuộc, vững vàng trước những cám dỗ của đời sống, đủ tình yêu thương để cho đi, chia sẻ nhiều hơn.

Danh xưng “nghệ sĩ” không phải đích đến cuối cùng của người làm nghệ thuật, mà phải là việc giữ được phẩm giá, tạo ra giá trị cho cộng đồng, lan toản cái đẹp, cái nhân văn cho xã hội.

Và chỉ khi mỗi người nghệ sĩ luôn ý thức rằng mình là người làm văn hóa, mình mang sứ mệnh văn hóa với cộng đồng, thì đó mới là thứ “quy tắc” có khả năng điều chỉnh mạnh mẽ nhất.

---

Nghe thêm Sự việc & Góc nhìn trên Appler Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Trường chuẩn nhưng mơ hồ về pháp luật và sự nhân văn?

Trường chuẩn nhưng mơ hồ về pháp luật và sự nhân văn?

Chất lượng giáo dục tại một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia đang đặt ra nhiều dấu hỏi. Không chỉ dừng lại ở những vấn đề như chất lượng bữa ăn, học sinh bán vé số, giáo viên phát tờ rơi, mà còn sâu xa hơn ở chính môi trường giáo dục.

Để làm chủ công nghệ xây dựng đường sắt tốc độ cao?

Để làm chủ công nghệ xây dựng đường sắt tốc độ cao?

Mặc dù, đi sau trong xây dựng đường sắt cao tốc, nhưng Việt Nam có thể tham khảo, các kinh nghiệm trên thế giới, từ đó thực hiện phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng mô hình, dự trù, tính trước những rủi ro trước khi áp dụng...

Xếp hàng kiểu “khôn lỏi”

Xếp hàng kiểu “khôn lỏi”

Một hình ảnh dễ thấy ở Hà Nội khi tắc đường là các phương tiện lấn sang đường đối diện để vượt qua dòng xe đang xếp hàng, hoặc di chuyển vào làn rẽ phải rồi tạt đầu rẽ trái, đi thẳng.

VOV tuyển dụng viên chức cho Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh truyền hình

VOV tuyển dụng viên chức cho Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh truyền hình

Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo về việc tuyển dụng viên chức cho Trung tâm Kỹ thuật phát thanh truyền hình.

Đội mũ bảo hiểm cho con, trách nhiệm an toàn của cha mẹ

Đội mũ bảo hiểm cho con, trách nhiệm an toàn của cha mẹ

Mới đây, tại TP.HCM, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công ty Honda Việt Nam đã tổ chức lễ trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh lớp 1 năm học 2024-2025.

CSGT áp dụng nhiều biện pháp xử lý học sinh vi phạm

CSGT áp dụng nhiều biện pháp xử lý học sinh vi phạm

Hơn 2200, là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT toàn thủ đô xử phạt trong gần 1 tháng, qua đó đã xác minh và xử lý 275 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

Thông xe cầu Rạch Đĩa, giải tỏa ùn tắc và phát triển kinh tế

Thông xe cầu Rạch Đĩa, giải tỏa ùn tắc và phát triển kinh tế

Ngày 28/11, cầu Rạch Đĩa nối quận 7 và huyện Nhà Bè (TP.HCM) chính thức thông xe, sớm hơn một tháng so với kế hoạch. Cây cầu mới này thay thế cho cầu Rạch Đĩa cũ bị xuống cấp nghiêm trọng, góp phần giảm ùn tắc, đảm bảo ATGT, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phía Nam TP.HCM.

// //