Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát triển Khu công nghệ cao: Phải thay đổi mới mong phát triển xứng tầm

Trọng Điển - Nhất Hoàng - 15/04/2022 | 9:58 (GTM + 7)

Khu công nghệ cao là nơi thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, là đầu tàu về phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tuy nhiên, chưa phát huy được như kỳ vọng. Số dự án thu hút được của các tập đoàn, công ty lớn chưa nhiều...

Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là các khu công nghệ cao còn thiếu kết cấu hạ tầng công nghệ; chính sách hỗ trợ để thu hút các dự án công nghệ cao chưa thật sự hấp dẫn so với các nước trong khu vực…..

Thực tế này đòi hỏi cần nhanh chóng xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế thông thoáng và thuận lợi hơn để thúc đẩy các khu công nghệ cao phát triển xứng tầm.

Hiện các khu công nghiệp công nghệ cao hiện chưa phát huy được sức mạnh như kỳ vọng (Ảnh: Invert.vn)

Hiện các khu công nghiệp công nghệ cao hiện chưa phát huy được sức mạnh như kỳ vọng (Ảnh: Invert.vn)

Việt Nam hiện có 4 khu công nghệ cao gồm: Khu Công nghiệp cao Hòa Lạc (Hà Nội) thu hút được 100 dự án đầu tư (gồm 14 dự án FDI và 86 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư 95.100 tỷ đồng; Khu Công nghệ cao TP.HCM thu hút 165 dự án (gồm 53 dự án FDI và 112 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư khoảng 11 tỷ USD; Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đến nay thu hút được 24 dự án và Khu công nghệ sinh học Đồng Nai.

Một số tỉnh, thành còn đang đề xuất Chính phủ cho thành lập khu công nghệ cao là Thừa Thiên - Huế, Hà Nam, Cần Thơ, An Giang…

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, các khu công nghệ cao gặp những vướng mắc kéo dài đến nay chưa được tháo gỡ. Ngoài ra, hiện các khu công nghiệp công nghệ cao hiện chưa phát huy được sức mạnh như kỳ vọng.

Nguyên nhân là các khu này còn thiếu kết cấu hạ tầng công nghệ; chính sách hỗ trợ để thu hút các dự án công nghệ cao chưa thật sự hấp dẫn so với các nước trong khu vực; chưa có phòng thí nghiệm lớn mang tầm quốc tế; mô hình pháp lý chưa theo kịp sự phát triển của các khu công nghệ cao nên ban quản lý chưa chủ động trong quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, các địa phương còn gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc xây dựng mới các khu công nghệ cao hoặc tiếp tục mở rộng các khu công nghệ cao hiện hữu...

Đồng Nai - địa phương đang đề xuất Chính phủ cho mở rộng Khu công nghệ cao, công nghệ sinh học lên 500ha và đa dạng ngành nghề để phát huy hiệu quả cao hơn nhưng thực tế lại gặp vướng mắc về luật cũng như nghị định chưa có quy định về việc mở rộng các khu công nghệ cao và cho đa ngành. Do đó, hồ sơ đề xuất mở rộng khu công nghệ cao của Đồng Nai vẫn phải chờ hướng dẫn của Chính phủ.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Nguyễn Thị Hoàng, nhiều doanh nghiệp đang chờ chính sách Nhà nước và sẵn sàng bỏ vốn đầu tư hạ tầng Khu công nghệ cao công nghệ sinh học của tỉnh. Trong đó, một số doanh nghiệp đề xuất tỉnh quy hoạch mở rộng khu công nghệ cao về khu vực gần cảng hàng không quốc tế Long Thành nhằm khai thác hết những lợi thế để phát triển.

“Trong thời gian tới thì tỉnh cũng rất mong nhận được sự hỗ trợ, đồng hành từ Bộ Khoa học và Công nghệ để làm thế nào để tỉnh sớm có cái chuyển đổi và mở rộng. Tỉnh cũng sẽ chuẩn bị các thủ tục để trình cho Bộ để mà thẩm định chuyển đổi”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Nguyễn Thị Hoàng nói.

Đánh giá về sự phát triển của các khu công nghệ cao, GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân - nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM) đã chỉ ra những nguyên nhân chính làm cản trở sự phát triển của các khu công nghệ cao đó là chưa hình thành được hệ sinh thái Khoa học và công nghệ nói chung và khu công nghệ cao nói riêng.

Trong đó, ông Nhân nhấn mạnh 3 yếu tố: phòng thí nghiệm, đơn vị sản xuất, trung tâm khởi nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp là 3 cấu phần để tạo một hệ sinh thái. Bên cạnh đó, yếu tố phát triển hạ tầng liên kết tạo ra hệ sinh thái, cơ chế mềm để kết nối… cũng đóng vai trò quan trọng: “Phải tạo được hệ sinh thái Công nghệ cao thì công nghệ cao nó mới tự phát triển được, còn nếu không chúng ta cứ tìm cách hỗ trợ ông này, khuyến khích ông kia nhưng nó không là hệ sinh thái. 1 trong những bài học là trong 30 năm qua, khoa học công nghệ chúng ta đã xác định là then chốt nhưng vẫn cứ hạn chế, chính là chưa hình thành được hệ sinh thái khoa học công nghệ nói chúng, của khu công nghệ cao nói riêng”.

Cùng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho rằng, việc hình thành ngay hệ sinh thái Khoa học và công nghệ lúc này là hết sức cần thiết.

Bà Thủy cũng đề nghị Luật Công nghệ phải sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản để tháo gỡ những vướng mắc, nhằm tạo cơ chế cho các tỉnh, thành thúc đẩy phát triển khu công nghệ cao, thu hút dòng vốn chất lượng cao và từng bước hướng đến nền kinh tế số:

“Nếu như mà chúng ta không sửa luật sớm thì kể cả dự thảo nghị định sắp tới ban hành cũng chỉ là giải quyết 1 số vấn đề, trong đó chủ yếu là trình tự thủ tục và thẩm quyền. Chứ còn về cơ chế, chính sách rồi về các nội hàm, về phân cấp ủy quyền và giao trách nhiệm cho cơ quan chức năng để làm sao chúng ta thúc đẩy phát triển các khu thì còn rất nhiều vướng mắc. Chính vì vậy mà việc mà sửa luật là cấp thiết".

Ngoài đề nghị sửa đổi luật Công nghệ cao, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng mong muốn sẽ có 1 cơ chế đặc thù đột phá về cơ chế chính sách phát triển khu công nghệ cao.…

Do vậy, ông Phan Văn Mãi kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ có thể tiến hành nghiên cứu, xúc tiến các bước đi cần thiết, kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cơ chế thử nghiệm về chính sách phát triển khu công nghệ cao sớm nhất và ban hành Nghị quyết về việc này:  “Bộ Khoa học Công nghệ có thể tiến hành thêm các nghiên cứu cần thiết và xúc tiến các bước đi cần thiết. Và chúng ta mạnh dạn, báo cáo, đề nghị Chính phủ trình với Quốc hội 1 cơ chế về cơ chế chính sách phát triển khu công nghệ cao. Thì như vậy chúng ta mới có thể nhanh được, tất nhiên cái việc đề nghị sửa đổi luật, cắt luật thì chúng ta vẫn làm nhưng nếu như vậy chúng ta sẽ rất chậm”.

Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận thực tế là các nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghệ rất rộng, bao phủ rất nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều pháp luật chuyên ngành khác nhau nên còn nhiều nội dung chưa giải quyết được trong một Nghị định quy định về khu công nghệ cao đang được xây dựng, hoàn thiện.

Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục xây dựng báo cáo, đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm phát triển các khu công nghệ cao.

Phát triển khoa học công nghệ là đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta trong nhiều năm tới (Ảnh: Invert.vn)

Phát triển khoa học công nghệ là đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta trong nhiều năm tới (Ảnh: Invert.vn)

Sản phẩm công nghệ cao cần nguồn lao động chất lượng cao

Hiên nay cả nước có 4 khu công nghệ cao đang hoạt động, trong đó khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội có tuổi đời 24 năm; khu công nghệ cao TP.HCM là 20 năm. Điểm nổi bật là hoạt động của các khu công nghệ cao đang dần đi vào thực chất và hiệu quả. Hiện các các khu công nghệ cao  đã thu hút hàng trăm dự án dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó khoảng 1/4 là các dự án FDI.

Các khu công nghệ cao đã thu hút nhiều tập đoàn lớn, uy tín trên thế giới và trong nước tới đầu tư. Khu công nghệ cao cũng là địa chỉ hấp dẫn  nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng.

Các sản phẩm được sản xuất, chuyển giao và thương mại hóa từ các khu công nghệ cao ngày càng được áp dụng rộng rãi; hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm thể hiện rõ sự vượt trội về giá trị cũng như tính năng sử dụng trong đời sống. Thúc đẩy mô hình khởi nghiệp sáng tạo, hiện đại thành công cho nhiều người, nhất là giới trẻ.

Đây là hướng đi đúng, cần sự trợ lực kịp thời để giúp các địa phương hình thành các trung tâm công nghệ cao, sáng tạo, bắt kịp với sự chuyển đổi của nền kinh tế số của thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, hiện nay, mô hình quản lý, quản trị cho các khu công nghệ cao quốc gia đã bộc lộ nhiều hạn chế. Nghị định 99 từ năm 2003 về quy chế hoạt động của khu công nghệ cao đến nay nhiều điểm đã không còn phù hợp khi các quy định pháp luật về chuyên ngành như quy hoach, xây dựng, xuất nhập khẩu đã ra đời và thay đổi.

Buộc Ban quản lý phải áp dụng các hướng dẫn theo luật chuyên ngành mới đảm bảo tính pháp lý. Ngay trách nhiệm của Ban quản lý khu công nghệ cao phải thực hiện nhiệm vụ rất rộng, từ lãnh đạo, điều hành nghiên cứu, phát triển đến  đảm bảo an  ninh trật tự; chăm lo nguồn lao động…

Các khu công nghệ cao vẫn chưa hoạt động theo mô hình chung mà tùy mỗi địa phương áp dụng theo phương thức khác nhau.

Việc xã hội hóa các nguồn lực đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân vào khu công nghệ cao vẫn chưa được cụ thể hóa nên nhiều nơi lúng túng; là lực cản dòng chảy dự án trong các khu công nghệ cao.

Phát triển khoa học công nghệ là đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta trong nhiều năm tới. Các khu công nghệ cao vì thế chính là xương sống để nâng đỡ các ý tưởng thành hiện thực, với các dự án công nghệ chất lượng cao gắn nghiên cứu với sản xuất phục vụ đời sống; nâng tầm giá trị gấp nhiều lần sản phẩm thông thường.

Do vậy, việc tạo ra hành lang pháp lý đủ mạnh cho hoạt động của các khu công nghệ cao với các văn bản thay thế kịp thời các quy định lỗi thời, bất cập phải được sửa đổi sớm và ban hành nhanh hơn nữa. Trong đó có định vị rõ vai trò hoạt động của Ban quản lý khu công nghệ cao trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như chuyên môn.

Để Ban thực sự là nơi ươm mầm các dự án chất lượng cao gắn với thực tiễn hoạt động sản xuất ngoài đời sống. Việc mở rộng các ngành nghề, lĩnh vực trong khu công nghệ cao cũng cần được tính đến để tạo sự phong phú và đa dạng, nhất là tạo lập hệ sinh thái xung quanh khu công nghệ cao nhằm tạo cơ sở cho từng sản phẩm được thông suốt từ khi nghiên cứu đến áp dụng và phổ biến đến đời sống.

Sản phẩm công nghệ cao cần có nguồn lao động chất lượng cao. Việc đào tạo nguồn nhân lực này vì thế phải luôn là xu thế để gắn với các chương trình mục tiêu của giáo dục nước nhà trong nhiều năm tới; nhằm cung ứng kịp thời cho sự phát triển của các khu công nghệ cao.

Phát triển khu công nghệ cao cũng đòi hỏi sự thay đổi và quyết tâm hành động thực chất từ chính quyền địa phương cơ sở trong việc tạo điều kiện tối đa về thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh để các dự án đầu tư thực sự hiệu quả.

Tránh xây dựng, hình thành khu công nghệ cao nhưng thiếu đầu tư, chăm lo, kiểm tra, giám sát và dẫn đường sẽ rất khó thành công.

Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //