Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát triển công nghiệp văn hóa thủ đô: Thiếu hệ sinh thái để đi đường dài

Phóng viên - 06/12/2021 | 6:32 (GTM + 7)

Thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn về văn hóa của cả nước hội tụ các chủ thể sáng tạo nhưng để phát triển văn hóa như một ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố lại đang thiếu hệ sinh thái để đi đường dài.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Bát Tràng chỉ là một trong số ít các làng nghề ở thủ đô được đơn vị doanh nghiệp đầu tư xây dựng mô hình chuyên nghiệp. Còn đó hàng nghìn làng nghề có tiềm năng nhưng chưa có quy hoạch đầu tư bài bản trong tổng thể phát triển du lịch Hà Nội (Ảnh: Báo Lao động)

Từ năm 2018, Công ty gốm sứ Quang Vinh cùng Hiệp hội thủ công mỹ nghệ làng nghề TP Hà Nội đã khởi công xây dựng Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt tại cửa ngõ làng cổ Bát Tràng với diện tích trên 3000m2.

Với ý tưởng muốn lưu giữ giá trị của làng, thu hút khách tham quan, bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty gốm sứ Quang Vinh là đời thứ 15 giữ nghề ở làng đã khởi xướng nhiều hoạt động liên kết các gia đình có nghề trong làng cùng tham gia:

"Chúng tôi mong làng cổ Bát Tràng không chỉ là du lịch cộng đồng mà là bảo tàng sống. Rõ ràng thị trường còn rất lớn. Chúng tôi mong phối hợp với giới kiến trúc, nghệ nhân để có cái tổ".

Thực tế, Bát Tràng chỉ là một trong số ít các làng nghề ở thủ đô được đơn vị doanh nghiệp đầu tư xây dựng mô hình chuyên nghiệp. Còn đó hàng nghìn làng nghề có tiềm năng nhưng chưa có quy hoạch đầu tư bài bản trong tổng thể phát triển du lịch Hà Nội.

Trong khi, Thủ công mỹ nghệ là một trong 13 lĩnh vực được nhắc tới trong Đề án xây dựng công nghiệp văn hóa tại thủ đô giai đoạn 2021-2025. Theo ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam, việc kết nối giữa các làng nghề còn đang gặp nhiều khó khăn: 

"Đang có chương trình lớn là quy hoạch lại toàn bộ làng nghề ngành nghề thủ công đạt mục tiêu 5 tỉ đô năm 2025. Làm sao để Hà Nội trở thành điểm đến của thủ công quốc tế. Làng nghề của chúng ta lớn như vậy nhưng theo mô hình của Israel họ có vành đai di sản. Trước đây chúng ta chọn 14 làng nghề du lịch nhưng bỏ đó".

Tương tự là câu chuyện của lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Dù nghệ thuật truyền thống được coi là “mỏ vàng” với du lịch nhưng tiềm năng lại chưa được khai thác tương xứng. NSUT Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cho rằng, các đơn vị nghệ thuật gặp khó trong dàn dựng tác phẩm cả về kinh phí và nhân lực nên không có được những vở diễn nổi bật:

"Tại sao Hà Nội là thành phố sáng tạo mà chúng ta không tạo ra cái lõi. Nghệ thuật biểu diễn là đứng cạnh 12 ngành sáng tạo có sự liên đới mật thiết mà nghệ thuật biểu diễn là mũi nhọn. Khi tôi làm thực tế về Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam có sản phẩm nghệ thuật không còn tính thích ức, không bán được. Đầu tư sản phẩm nghệ thuật đừng nói câu chuyện ngắn hạn, như thế phát triển không có lõi".

TS Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam nhận định, không chỉ nói riêng từng lĩnh vực, khi nhìn bức tranh tổng thể đề án về 13 lĩnh vực để phát triển công nghiệp văn hóa chưa thấy sự liên kết:

"Ta đề cập đến 13 lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa quá dàn trải. Có lẽ phải chọn lĩnh vực nào đó trọng điểm thế mạnh của thủ đô. Phải tính làm sao có sự liên kết, cộng hưởng, tác động qua lại giữa lĩnh vực văn hóa. Lĩnh vực nào chỉ biết lĩnh vực đấy rất khó tiến tới sự phát triển đồng bộ".

Theo các chuyên gia, chúng ta nói nhiều tới việc tổ chức các sự kiện văn hóa mà chưa nghĩ tới xây dựng đời sống văn hóa. Muốn có công dân văn hóa, công dân sáng tạo phải xây “tổ”, tạo ra các cộng đồng. Thực tế, thành phố 10 triệu dân chưa có một không gian nào cho cộng đồng sáng tạo.

Theo ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội một trong những nhân tố quyết định cho chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thủ đô là có thế hệ trẻ yêu thích và am hiểu nghệ thuật:

"Trong Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn thủ đô, giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” có đưa ra các nhân tố quyết định. Một trong số đó là tạo ra thị trường văn hóa năng động trong đó có thế hệ trẻ yêu thích và am hiểu nghệ thuật. Đây là câu chuyện đường dài”.

Giáo dục nghệ thuật từ cấp tiểu học sẽ tạo ra thế hệ yêu thích nghệ thuật trong tương lai và thị trường nghệ thuật năng động

Công nghiệp văn hóa ở nước ta đến nay vẫn là vấn đề mới mẻ. Dù thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng song mặt khó khăn trở ngại trên con đường phát triển công nghiệp văn hóa cũng không ít.

Dưới góc nhìn của VOVGT, để đi con đường này chúng ta vừa chưa có kinh nghiệm và còn thiếu nhiều điều kiện, quan trọng nhất cần tìm giá trị cốt lõi để định hướng đầu tư phát triển:

Đi tìm giá trị cốt lõi

Công nghiệp văn hóa tại nhiều quốc gia phát triển không còn xa lạ khi họ đã khai mở đường đi riêng để phát huy sức mạnh văn hóa quốc gia dân tộc ở cả 3 vai trò: phát triển con người; đóng góp trực tiếp vào GDP, kiến tạo nền kinh tế bền vững không lệ thuộc tài nguyên; quảng bá văn hóa quốc gia...

Ở nước ta, từ những năm 90 của thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện nhận thức vè lao động sáng tạo văn hóa – nghệ thuật, coi đó là loại lao động đặc biệt và tìm tòi nhiều phương thức để phát triển văn hóa, nghệ thuật trong điều kiện kinh tế thị trường. Tuy vậy, công nghiệp văn hóa lại là khái niệm mới, mà các thành phần tham gia -  các chủ thể của nó vẫn còn mơ hồ.

Cũng chính vì vậy, nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa như một “ngành kinh tế” đối với sự phát triển kinh tế -xã hội còn chưa thống nhất. Văn hóa vẫn được coi là lĩnh vực tiêu tiền, khi đủ ăn đủ mặc mọi người mới nghĩ tới câu chuyện thứ yếu này.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL từng đặt câu hỏi tại một hội nghị tổng kết qua mấy mùa Covid: “Những người làm công tác văn hóa có bao giờ giật mình thấy từ “văn hóa” dần biến mất trong các văn bản, nghị quyết?”

Thủ đô Hà Nội có 5922 di tích lịch sử, văn hóa, 1350 làng nghề và làng có nghề; là nơi hội tụ đông đảo các chủ thể sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Nhưng bề dày văn hóa là cơ sở bệ phóng cho phát triển không đồng nghĩa với việc chúng ta có công nghiệp văn hóa phát triển khi các ngành, lĩnh vực được định hướng tham gia phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thủ đô đều mung lung về sản phẩm “lõi” của mình. 

Có thể nhìn sang Thái Lan khi hai ngành kinh tế sáng tạo lấy văn hóa truyền thống làm gốc được chính phủ đặc biệt coi trọng là Ẩm thực Thái và Y học cổ truyền Thái.

Đồng thời, với mục tiêu kinh tế sáng tạo đóng góp ít nhất 20% GDP, một chiến lược tạo dựng cơ sở hạ tầng và phát triển con người cho công nghiệp văn hóa được triển khai đồng bộ và toàn diện trên mọi phương diện. Các bậc học phổ thông đưa vào chương trình chính khóa các Giờ Sáng tạo.

Việc xác định các lĩnh vực mũi nhọn từ chính sức mạnh nội sinh để phát triển công nghiệp văn hóa là cách chúng ta tìm ra con đường riêng, mà mỗi khi nhắc về,  dù là ai cũng phải thừa nhận đó là Hà Nội, đó là Việt Nam. Điều này giúp công nghiệp văn hóa không chỉ tạo chỗ đứng vững chắc ở thị trường nội địa, mà các sản phẩm còn có thể “xuất khẩu” được.

Đồng thời, cần điều chỉnh và đổi mới hệ thống chính sách ưu đãi, khuyến khích sáng tạo với văn nghệ sĩ, doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa như nhân rộng các không gian sáng tạo theo cách thức hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Các không gian sáng tạo là nơi tạo ra cảm hứng cho cộng đồng.

Kinh nghiệm từ T.PHCM hay Đà Nẵng về lĩnh vực công nghiệp văn hóa cho thấy hai địa phương này tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, công trình phục vụ dân sinh, tạo thuận lợi phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt thành phố có tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch, phát triển hạ tầng nên diện mạo của thành phố đảm bảo cho phát triển bền vững.    

Giáo dục nghệ thuật từ cấp tiểu học sẽ tạo ra thế hệ yêu thích nghệ thuật trong tương lai và thị trường nghệ thuật năng động. Đây là nền móng xây dựng lớp khán giả trẻ hiểu và yêu thích nghệ thuật ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Còn nhiều vấn đề cần giải quyết khi chúng ta đang phải dò dẫm những bước đầu tiên trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa. Bắt đầu từ định nghĩa, xác định đúng chủ thể và thực hiện theo chiến lược có tầm nhìn xa là cách đi chậm rãi nhưng vững chắc trên con đường này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //